Trang bị kiến thức an toàn giao thông cho trẻ em
Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ đã chú trọng lồng ghép tuyên truyền, giáo dục kiến thức về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em ( TNTTTE) trong kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Qua đó, giúp các em từng bước hình thành thói quen, ý thức tốt, tự tin hòa nhập cộng đồng sau này. Trong chuỗi nội dung kiến thức phòng, chống TNTTTE, Trung tâm phối hợp lồng ghép tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, giúp các em bảo vệ an toàn tính mạng bản thân và người cùng tham gia giao thông.
Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ lồng ghép trang bị kiến thức Luật Giao thông đường bộ cho trẻ em trong các buổi sinh hoạt.
Em Kim Hoài Hận cho biết: “Chúng em được các cô, chú trang bị kiến thức về an toàn giao thông (ATGT) qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, với các hình ảnh, video clip giới thiệu tín hiệu, biển báo trên đường hay các tình huống vi phạm Luật Giao thông đường bộ để nhận biết và phòng, tránh. Em luôn tuân thủ quy định về ATGT mỗi khi lưu thông trên đường”.
Video đang HOT
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố, giai đoạn 2021-2030, thành phố đề ra mục tiêu kiểm soát, giảm thiểu TNTTTE, nhất là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông (TNGT), đảm bảo tính mạng và sức khỏe trẻ em. Hằng năm, giảm 5-10% trẻ em tử vong và bị thương do TNGT đường bộ; 90%-95% trẻ em từ 6-16 tuổi biết các quy định về ATGT đường bộ. Đồng thời, thành phố cũng đề ra các giải pháp để phòng, chống TNGT cho trẻ em. Trong đó, tăng cường vận động toàn xã hội, cộng đồng, người dân sử dụng các trang thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông như: mũ bảo hiểm, thắt đai an toàn, ghế ngồi an toàn. Cung cấp kiến thức, kỹ năng, quy định về ATGT cho cha mẹ, trẻ em tại trường học, cơ sở nuôi dưỡng và cộng đồng. Nhân rộng các mô hình ATGT đường bộ cho trẻ em; cổng trường an toàn; can thiệp giảm thiểu nguy cơ TNGT đường bộ cho trẻ em tại khu vực tập trung đông trẻ em; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định ATGT trẻ em. Sở phối hợp các sở, ngành chức năng tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống TNTTTE; phổ biến các kiến thức, kỹ năng cũng như nâng cao năng lực về phòng, chống TNTTTE cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác trẻ em; phối hợp các cấp, ngành hoàn thiện tiêu chuẩn, tiêu chí ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn phòng, chống TNTTTE…
BASF ra mắt thêm ba thí nghiệm ảo tiếng Việt dành cho thiếu nhi
BASF ra mắt thêm ba thí nghiệm phiên bản tiếng Việt trên nền tảng trực tuyến và trao tặng 20 bộ máy tính cho Trường tiểu học Tân Hưng, giúp hơn 700 học sinh tiếp cận khoa học công nghệ.
Chiều nay, 23/2/2022, Tập đoàn hóa chất BASF vừa ra mắt thêm ba thí nghiệm phiên bản tiếng Việt trên nền tảng trực tuyến "Phòng thí nghiệm ảo BASF" (https://thinghiemvui.basf.com).
Đây là một trang web cho phép trẻ em thực hiện miễn phí nhiều thí nghiệm hóa học thú vị và bổ ích. Đến nay, đã có 10 thí nghiệm được giới thiệu đến các em học sinh tiểu học Việt Nam.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (Sở GD&ĐT TPHCM), BASF Việt Nam đã tổ chức buổi tập huấn dành cho giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Tân Hưng, Quận 7 làm quen với các thí nghiệm trực tuyến hấp dẫn và qua đó tìm hiểu vai trò của hóa học trong đời sống hàng ngày. Nhân dịp này, Công ty đã trao tặng 20 bộ máy tính cho nhà trường nhằm hỗ trợ các giáo viên và học sinh tiếp cận công nghệ thông tin dễ dàng hơn.
Erick Contreras, Tổng Giám đốc BASF Việt Nam (đứng giữa), trao tặng bảng tượng trưng tài trợ 20 bộ máy tính cho bà Trần Thị Lan Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Hưng (trái), và bà Lâm Hồng Lãm Thúy, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục & Đào tạo TPHCM (phải)
Ba thí nghiệm mới ra mắt bao gồm: "Phân loại nhựa", "Chiếc bánh ngọt ngào", và "Bí quyết bảo vệ thực phẩm". Với thí nghiệm " Phân loại nhựa", các em được tìm hiểu về cách thức phân loại nhựa, một trong những bước cơ bản trong quy trình tái chế nhựa tại các nhà máy. Các em cũng được trang bị thêm kiến thức liên quan đến các vai trò hữu ích của nhựa trong cuộc sống hàng ngày và lý do tại sao chúng ta cần sử dụng nhựa một cách có trách nhiệm.
Thí nghiệm "Chiếc bánh ngọt ngào" sẽ giúp các em tìm hiểu về chức năng và cách hoạt động của men tiêu hóa (enzym) trong quá trình hấp thụ thức ăn. Các em cũng được giới thiệu về các chất dinh dưỡng khác nhau có trong thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Với thí nghiệm "Bí quyết bảo vệ thực phẩm", các em được tìm hiểu vitamin C (tên khoa học: axit ascorbic) có thể giúp bảo vệ thực phẩm không bị ôi thiu ra sao nhờ các thành phần chống oxy hóa. Đồng thời, các em cũng có thể khám phá loại hoa quả thường gặp nào có hàm lượng vitamin C cao và vai trò của nó đối với việc nâng cao sức khỏe con người.
"Với sự hỗ trợ của Sở GD&ĐT TPHCM, chúng tôi đã giới thiệu Phòng thí nghiệm ảo BASF" tới các em học sinh Việt Nam từ năm 2018. Đây là một phiên bản mở rộng của chương trình giáo dục Bé làm thí nghiệm" (BASF Kids Lab), một chương trình đã hoạt động từ năm 2011 cho đến nay tại Việt Nam. Hôm nay, chúng tôi rất vinh dự khi mười thí nghiệm trực tuyến bằng tiếng Việt đã được giới thiệu đến thế hệ trẻ với mong muốn rằng các em sẽ phát huy niềm đam mê hóa học", ông Erick Contreras, Tổng Giám đốc BASF Việt Nam cho biết. "Chúng tôi cũng rất vui khi trao tặng 20 bộ máy tính tới nhà trường và các em học sinh trường Tiểu học Tân Hưng để hỗ trợ các em thực hiện những thí nghiệm vui cũng như học tập kỹ năng máy tính. Chúng tôi mong rằng đây không chỉ là một món quà thú vị cho các em sau một thời gian dài xa cách ngôi trường thân yêu mà còn giúp các em chuẩn bị cho thành công trong tương lai."
Erick Contreras, Tổng Giám đốc BASF Việt Nam (bên phải) hướng dẫn học sinh cách thực hiện thí nghiệm online vừa ra mắt
Phòng thí nghiệm ảo BASF là một sáng kiến thuộc chương trình BASF Kids Lab (Bé làm thí nghiệm), một chương trình giáo dục hóa học thực hành dành cho học sinh tiểu học trên toàn thế giới. Tham gia phòng thí nghiệm ảo, các em được trải nghiệm niềm vui khám phá thế giới hóa học mọi lúc, mọi nơi. Trong từng bước tiến hành thí nghiệm, các em sẽ nhận được sự trợ giúp và giải thích rất dễ hiểu từ nhân vật hoạt hình Tiến sĩ Bong Bóng, chủ nhiệm phòng thí nghiệm. Các thí nghiệm mới liên tục được cập nhật. Bên cạnh 3 thí nghiệm mới, còn có 7 thí nghiệm khác bao gồm: "Năng lượng mặt trời", "Hạt xốp bí ẩn", "Truy tìm dấu vết", "Bong bóng tinh nghịch", "Tiệm bánh kỳ diệu","Giải cứu nước bẩn", và "Vết lem cứng đầu".
BASF Kids Lab (Bé làm thí nghiệm) là một chương trình toàn cầu nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học tự nhiên trong các em nhỏ. Với sự hợp tác và hỗ trợ của Sở GD&ĐT TPHCM, BASF đã triển khai chương trình thường niên này tại Việt Nam từ năm 2011, đến nay đã thu hút gần 5000 học sinh tiểu học tham gia trên địa bàn thành phố. Công ty cũng tích cực tham gia nhiều dự án hỗ trợ cộng đồng, tập trung vào các chương trình phát triển giáo dục, bao gồm cải tạo trường học, trao tặng học bổng và xây dựng sân chơi công cộng.
"Chương trình Bé làm thí nghiệm BASF (BASF Kids Lab) là một chương trình giáo dục khoa học vui, có tính tương tác, hoàn toàn miễn phí dành cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, giúp các em khám phá thế giới hóa học qua những thí nghiệm trực quan vui nhộn, đơn giản và an toàn. Chương trình đã có mặt tại hơn 30 quốc gia trên toàn cầu, như Trung Quốc, Anh, Mỹ, Australia, Singapore, Ấn Độ và Nhật Bản. Chương trình bắt đầu vào năm 1997 tại Ludwigshafen, Đức, và được tổ chức tại Việt Nam từ năm 2011 đến nay với gần 5000 học sinh tiểu học tham dự."
Nâng bước trẻ mồ côi, khuyết tật đến trường Thời gian qua, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh đã thực hiện việc huy động nguồn lực từ tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm để trợ giúp hàng trăm trẻ mồ côi, khuyết tật trong tỉnh có điều kiện được đến trường, hướng đến tương lai tươi sáng. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội...