Trang bị cách vận dụng Machine Learning, AI cho các nhà khoa học vật lí trẻ
Khoá học “ Trường học Vật lý Việt Nam-VSOP” lần 25 dành cho các nhà khoa học trẻ tập trung đào tạo các phương pháp, kỹ thuật tiên tiến như Machine Learning, Trí tuệ nhân tạo (AI)… để khảo sát tính chất cơ bản và khai phá tiềm năng ứng dụng của lớp các hệ vật liệu hai chiều.
Khoá học quốc tế về vật lý lần thứ 25 – VSOP25 sẽ kéo dài trong hai tuần, từ ngày 22/7 tới ngày 2/8/2019 tại Quy Nhơn, Bình Định (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)
Hôm nay, ngày 22/7/2019, Trường học Vật lý Việt Nam – VSOP lần thứ 25 với chủ đề “Vật liệu hai chiều và các hệ phức hợp van der Waals” đã được khai giảng tại Trung tâm quốc tế về Khoa học và Giáo dục liên ngành ở Quy Nhơn, Bình Định.
Khoá học diễn ra từ 22/7 đến 2/8/2019, dành cho các bạn trẻ, sinh viên đại học, sau đại học và những nhà khoa học trẻ đến từ Việt Nam và một số quốc gia lân cận.
Thành lập năm 1994, đây là năm thứ 25 chuỗi lớp học được duy trì tổ chức hàng năm, hình thành từ sáng kiến của Hội Gặp gỡ Việt Nam do Giáo sư Trần Thanh Vân làm Chủ tịch và Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam.
Ông Đỗ Vân Nam, một nhà khoa học của Viện nghiên cứu tiên tiến Phenikaa (PIAS), Trưởng Ban tổ chức khoá học cho biết, khoá học năm nay tập trung đào tạo cho học viên các phương pháp và kỹ thuật tiên tiến để khảo sát các tính chất cơ bản và khai phá tiềm năng ứng dụng của lớp các hệ vật liệu hai chiều. Các phương pháp và kỹ thuật tính toán như Machine-Learning và Trí tuệ nhân tạo sẽ được vận dụng để dự đoán các cấu trúc vật liệu mới và tính toán đặc trưng của các pha vật lý. Đây là phương pháp làm việc của các nhà khoa học hiện nay và chưa được cập nhật trong những chương trình đào tạo ở trường đại học.
Video đang HOT
“Để đảm bảo chất lượng, Ban tổ chức giới hạn lựa chọn 30 hồ sơ học viên phù hợp nhất với các trình độ đại học, cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ trẻ. Năm nay có 7 nhà vật lý uy tín đến thứ Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Israel và Việt Nam đến giảng bài”, ông Đỗ Vân Nam cho biết thêm.
Cũng theo thông tin từ Ban tổ chức, khoá học đặc biệt chú trọng tạo ra tính tương tác giữa các thành viên. Ngoài hoạt động dạy và học, hội thảo thúc đẩy sự trao đổi hai chiều giữa giảng viên và học viên cũng sẽ được tổ chức nhằm giúp học viên bộc lộ bản thân và rèn luyện kỹ năng thuyết trình cần thiết cho việc học tập và nghề nghiệp nghiên cứu khoa học sau này.
“Các hoạt động ngoại khoá hỗ trợ thầy và trò cùng tương tác trao đổi thân thiện và cởi mở với nhau. Nhiều học viên sau khi tham dự lớp học đã tìm được những cơ hội học tập tốt tại các cơ sở khoa học nước ngoài. Có thể nói, thế hệ các nhà vật lý trẻ hiện nay đang làm việc tại các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam đều đã trưởng thành từ các khoá học như thế này ở Trường học VSOP”, đại diện Ban tổ chức chia sẻ.
Giáo sư Trần Thanh Vân nhấn mạnh: “Việc tổ chức các lớp học quốc tế tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện để các bạn trẻ ở trong nước có cơ hội hiểu biết về hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học ở các quốc gia khác. Học tập và làm việc cùng các bạn sinh viên nước ngoài, trải nghiệm công việc nghiên cứu của các nhà khoa học, học sinh sẽ nhận biết và tìm kiếm cơ hội học tập trong các môi trường học thuật tốt. Các em chính là nguồn lực xây dựng cộng đồng khoa học cho tương lai Việt Nam”.
Khoá học năm nay sẽ tập trung về các phương pháp nghiên cứu các đối tượng vật liệu hai chiều. Việc nghiên cứu về các đối tượng vật liệu mới và các hiệu ứng vật lý tinh tế đòi hỏi phải có những phương pháp nghiên cứu hữu hiệu. Khoá học quốc tế về vật lý lần thứ 25 (VSOP25) sẽ kéo dài đến hết ngày 2/8 tới.
C.Lệ
Theo infonet
Giải thưởng Honda Y-E-S: Rộng cửa cho nhà khoa học trẻ bước ra thế giới
Được tổ chức thường niên, Honda Y-E-S đã tạo ra cơ hội cho những nhà khoa học trẻ Việt Nam được "bước" ra thế giới, bộc lộ tài năng, góp phần phát triển khoa học công nghệ của nước nhà.
"Sân chơi" KHCN cho nhà khoa học trẻ Việt Nam chưa có nhiều
Sự phát triển chung của xã hội cũng buộc khoa học công nghệ phát triển theo. Điều đó đòi hỏi các nhà khoa học phải nâng tầm nghiên cứu của mình, không chỉ dừng ở những sản phẩm có tính học thuật mà còn phải ứng dụng thực tiễn một cách xuất sắc. Tuy nhiên, từ nghiên cứu đến hiện thực được nghiên cứu được coi là một quá trình dài, đòi hỏi các nhà khoa học có quá trình trải nghiệm, học hỏi, tìm tòi và sáng tạo không ngừng nghỉ.
Thực tế cho thấy, các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam hiện nay vẫn còn đang "lúng túng" hoặc khó khăn trong việc tiếp cận với môi trường học tập, nghiên cứu quốc tế. Có nhiều yếu tố tạo ra hạn chế này, trong đó phải kể tới việc các nhà khoa học trẻ thiếu những "sân chơi" lớn, thiếu môi trường cọ sát và học hỏi, từ đó khó có thể phát huy được hết tài năng của mình.
Chính vì vậy, khi giải thưởng Honda Y-E-S (Honda Award for Young Engineer and Scientist) được tổ chức đã tạo ra động lực lớn cho các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cống hiến, nghiên cứu và sáng tạo. Đây là một trong những giải thưởng nhằm tìm kiếm và phát triển những tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ sinh thái tại các nước đang phát triển khu vực châu Á bao gồm Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Campuchia và Myanmar.
Năm 2006, Việt Nam là quốc gia đầu tiên triển khai giải thưởng này dưới sự phối hợp của Quỹ Honda Foundation (HOF), Công ty Honda Việt Nam (HVN) và Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) - Bộ Khoa học Công nghệ. Năm nay, Giải thưởng tiếp tục được triển khai và chính thức nhận hồ sơ từ ngày 03 tháng 05 năm 2019 với phạm vi áp dụng cho sinh viên thuộc chuyên ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ của 10 trường Đại học liên kết trên cả nước.
Cơ chế hấp dẫn, thúc đẩy đam mê nghiên cứu khoa học
Kể từ năm 2006 đến nay, sau 13 năm hình thành và triển khai tại Việt Nam, Honda Y-E-S đã trở thành Giải thưởng uy tín hàng đầu về công nghệ và là đích hướng đến của rất nhiều bạn sinh viên trong lĩnh vực này. Giải thưởng gồm 2 giai đoạn: Honda Y-E-S - gồm 3.000 USD và 1 xe máy do Honda Việt Nam sản xuất sẽ được tặng cho 10 sinh viên xuất sắc nhất; Phần thưởng Y-E-S Plus - dành cho thí sinh xuất sắc nhất trong top 10 Honda Y-E-S.
Trong đó, thí sinh có hai lựa chọn trong phần thưởng Y-E-S Plus: Học bổng lên tới 10.000 USD khi tham gia nghiên cứu sau đại học - học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ tại các trường đại học ở Nhật Bản trong hơn 1 năm, hoặc học bổng trị giá 7.000 USD khi tham gia thực tập trên 10 tuần tại trường Đại học/viện Nghiên cửu ở Nhật Bản. Đặc biệt, từ năm 2017, sau khi kết thúc khóa thực tập, các bạn sẽ được nhận thêm 3.000 USD phí hỗ trợ khi tiếp tục nghiên cứu sau đại học - học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ tại Nhật Bản.
Có thể nói, giải thưởng đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần to lớn cho các bạn sinh viên trên hành trình khám phá bản thân. Tạo ra động lực tiếp tục chặng đường học tập, nghiên cứu và chinh phục ước mơ của các nhà khoa học trẻ cũng như đóng góp cho sự phát triển nền khoa học nước nhà.
Điều này đã được chứng minh qua những con số cụ thể: Trong tổng số 1.141 hồ sơ ứng tuyển mà Văn phòng Quản lý giải thưởng nhận được, đã có 130 gương mặt trẻ được vinh danh tại lễ trao giải mỗi năm. Trong đó, có 40 thí sinh tiếp tục được nhận hỗ trợ với Phần thưởng Y-E-S Plus là giai đoạn 2 của Giải thưởng để theo học tiến sỹ, thạc sĩ hoặc thực tập tại các trường Đại học, viện nghiên cứu hàng đầu tại Nhật Bản. Sau đó, các bạn đã trở về Việt Nam và tham gia nghiên cứu, giảng dạy, đảm nhận những vị trí quan trọng tại các trường Đại học hoặc các Viện nghiên cứu trong nước.
Theo Dân trí
Học bổng sau đại học: giải nỗi lo 'vừa học vừa làm' Với 100 suất học bổng mỗi năm, chương trình học bổng của Vingroup dành cho học viên sau đại học được đánh giá sẽ góp phần thu hút người giỏi và nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học trong nước. Tọa đàm chia sẻ các chương trình học bổng của Vingroup cho học viên sau đại học - Ảnh: MỸ KHANH...