Trận chiến tiêm kích Mỹ thoát bẫy phòng không Iraq năm 1991
Ba tiêm kích F-15 Mỹ truy đuổi hai chiến đấu cơ MiG-29 Iraq trong đêm 17/1/1991, mà không ngờ họ đang sa vào bẫy phòng không giăng sẵn.
Ngày 16/1/1991, Tổng thống Mỹ George H. W. Bush phát động chiến dịch quân sự Bão táp Sa mạc nhằm đánh bật quân đội Iraq khỏi lãnh thổ Kuwait. Chỉ một ngày sau, một biên đội tiêm kích F-15 Mỹ đã lọt vào trận địa phục kích hết sức tinh vi của phòng không Iraq, nhưng vẫn thoát ra được và giành chiến thắng trước chiến đấu cơ đối phương.
Tháng 8/1990, Iraq đưa quân tấn công Kuwait nhằm sát nhập lãnh thổ nhiều dầu mỏ của nước này. Tổng thống Bush sau đó ra lệnh triển khai bộ binh, hải quân và không quân đến Tây Nam Á nhằm ổn định tình hình khu vực và thuyết phục Tổng thống Iraq Saddam Hussein rút quân.
Tiêm kích F-15C Mỹ bay cùng chiến đấu cơ Arab Saudi trong chiến dịch Lá chắn Sa mạc. Ảnh: USAF .
Nhằm đối phó lực lượng phòng không và chiến đấu cơ đáng kể của Iraq, Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật số 33 của Mỹ đã thực hiện chiến dịch Lá chắn Sa mạc từ cuối tháng 8, triển khai 24 tiêm kích hạng nặng F-15C đến Arab Saudi để làm quen với địa hình sa mạc, đồng thời huấn luyện chung với hải quân Mỹ và không quân Arab Saudi.
Đêm 17/1/1991, Mỹ phát động chiến dịch Bão táp Sa mạc với đòn đánh phủ đầu nhằm chiếm lĩnh không phận, mở ra hành lang cho đợt tấn công thứ hai.
Vào ngày thứ hai của chiến dịch, đại úy thủy quân lục chiến Charles Magill chỉ huy phi đội 8 tiêm kích F-15C hộ tống các biên đội cường kích tấn công mục tiêu mặt đất. Họ nhận được tín hiệu liên lạc từ máy bay E-3 Sentry, cảnh báo có hai tiêm kích MiG-29 Iraq gần khu vực mục tiêu.
Magill huy động ba chiếc F-15C đi cùng để đối phó mối đe dọa này, trong khi 4 tiêm kích còn lại tiếp tục yểm trợ lực lượng cường kích.
Biên đội Mỹ chiếm ưu thế rõ ràng về số lượng và chất lượng, bởi họ có 4 tiêm kích hạng nặng F-15C vượt trội so với hai chiếc MiG-29 hạng nhẹ của đối phương. Tuy nhiên, biên đội F-15 đã bị dụ vào cái bẫy mà Iraq giăng sẵn. Ngay khi họ đuổi theo tiêm kích MiG-29 đối phương, nhiều tổ hợp phòng không đột ngột khai hỏa, với hàng loạt tên lửa khóa mục tiêu vào chiến đấu cơ Mỹ.
Các phi công Mỹ phải thả thùng nhiên liệu phụ và cơ động vòng tránh. Họ phóng mồi bẫy, liên tục ngoặt gấp và tránh được toàn bộ đạn phòng không Iraq. Bầu trời đột nhiên trống trải khi các tổ hợp tên lửa Iraq ngừng bắn, chỉ còn hai chiếc MiG-29 vẫn duy trì vị trí và biên đội F-15C quyết định tiếp tục truy đuổi.
Video đang HOT
Trong lúc khoảng cách dần rút ngắn, hai tiêm kích MiG-29 bất ngờ ngoặt gấp về phía biên đội F-15C. Các phi công Mỹ tin rằng họ đang chuẩn bị cho một trận không chiến sống còn.
Tiêm kích MiG-29 Iraq được trưng bày năm 1989. Ảnh: Airliners .
Trên thực tế, chiến đấu cơ Iraq lúc đó vừa phát hiện một tiêm kích F-14 Mỹ bay lẻ và đang chiếm vị trí công kích, không chú ý đến biên đội F-15 ở phía sau. Phát hiện thời cơ thuận lợi, đại úy không quân Rhory Draeger phóng quả tên lửa đầu tiên. Biên đội trưởng Magill phóng một quả đạn, sau đó bắn bồi một tên lửa nữa do nghi ngờ quả đạn đầu tiên gặp trục trặc.
Cả ba tên lửa đều đánh trúng mục tiêu, phá hủy hoàn toàn hai tiêm kích MiG-29 Iraq và đánh dấu chiến thắng đầu tiên của tiêm kích Mỹ trước không quân Iraq. Biên đội F-15C của Magill trở lại hội quân và tiếp tục nhiệm vụ hộ tống lực lượng cường kích.
Nhìn lại 10 năm nội chiến ở Syria
Sau 10 năm, cuộc nội chiến Syria không còn nổi bật trên các trang nhất báo chí nhưng sự kiện này đã để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với khu vực và trên toàn thế giới.
10 năm nội chiến đã để lại tổn thất không hề nhỏ với Syria. Ảnh: Reuters
Tờ Guardian (Anh) cho biết, các chính khách Mỹ và châu Âu cùng dư luận phương Tây hầu như đã bỏ qua những gì đang diễn ra ở Syria, không muốn liên quan. Nga vẫn đóng vai trò then chốt ở Syria. Còn những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Iran lại ưu tiên lợi ích ngắn hạn.
Dưới đây là những điểm nổi bật sau 10 năm nội chiến Syria.
Nỗi khổ của người dân thường
Một cô bé 10 tháng tuổi người Syria tại trại tị nạn ở Majdal Anjar, Lebanon. Ảnh: Getty Image
Ước tính số người dân thường thiệt mạng tại Syria từ tháng 3/2011 là 117.000-226.000 người. Trong báo cáo công bố hồi tháng 3, Liên hợp quốc cho biết khoảng 12 triệu người đối mặt với tình trạng đói ăn. Trong khi đó, nền kinh tế gặp khó khăn và nhiều thành phố Syria bị tàn phá.
Dân số Syria trước nội chiến là 22 triệu người, trong đó hơn 50% đã mất nhà cửa. Khoảng 6,6 triệu người hiện sống lưu vong ở nước ngoài với 70% đã mất nhà cửa trong hơn 5 năm qua. Nhiều người mắc kẹt tại Idlib, trở thành con mồi của phiến quân Hồi giáo và lực lượng nổi dậy. Người tị nạn Syria đổ đến các khu vực khác, dẫn đến nhiều vướng mắc chính trị tại châu Âu và Anh. Không những vậy, trên hành trình nhiều rủi ro đến vùng đất mới, rất nhiều người tị nạn đã tử vong.
Năm 2020, chỉ có 467.000 người Syria quay trở về nhà nhưng có 1,8 triệu người mới mất nơi ở. Điều này đồng nghĩa cứ có một người có thể trở về thì có tới 4 người chịu hoàn cảnh ngược lại. Tại Tây Bắc Syria, lũ lụt và bạo lực dẫn đến thêm 1 triệu người tha hương từ tháng 12/2019, đang phải sống trong điều kiện nhiều khó khăn. Phần lớn người tị nạn Syria tạm trú tại các quốc gia láng giềng trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan, Iraq và Ai Cập. Riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ có tới 3,6 triệu người tị nạn Syria.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng
IS đã gây hỗn loạn tại Syria và Iraq trong một khoảng thời gian. Ảnh: Politico
Lợi dụng tình hình bất ổn, IS đã hoành hành gây hỗn loạn tại nhiều khu vực ở Syria và Iraq từ 2014. Chúng còn đứng sau nhiều cuộc khủng bố tại châu Âu trong khoảng thời gian từ 2014-2017. IS thậm chí truyền cảm hứng cho nhiều nhóm phiến quân bài phương Tây trên khắp thế giới. Mặc dù các liên minh quốc tế đã góp sức đánh bại IS nhưng tàn quân của chúng vẫn đang âm thầm xây dựng lại lực lượng.
Nhiều nhà nghiên cứu lo ngại rằng IS đang lợi dụng tình hình dịch COVID-19 tại Syria và cả Iraq. Theo đó, IS đã để mắt đến lỗ hổng an ninh xuất phát từ việc lực lượng quân đội Syria cùng Iraq giảm hoạt động do dịch COVID-19.
Một số chuyên gia còn nhấn mạnh đến thực tế nhiều người dân Syria đang rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có nơi ở và thiếu an ninh. Những thách thức an ninh, kinh tế xã hội này có thể khiến họ trở thành con mồi để IS và nhiều tổ chức cực đoan khác tuyển dụng.
Nga và Mỹ
Cuộc nội chiến Syria đánh dấu thay đổi rõ ràng trong cán cân quyền lực tại Trung Đông từ Mỹ sang Nga. Năm 2015, Nga cử lực lượng không quân tới Syria tham gia chiến dịch chống IS theo đề nghị của Tổng thống Bashar al-Assad. Chiến dịch do Nga thực hiện đã gặt hái được một số thành quả, giúp đẩy lùi IS ra khỏi lãnh thổ Syria. Đến ngày 14/3/2016, Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh rút lui một phần lực lượng Nga khỏi Syria. Tháng 10 cùng năm, chính phủ Nga quyết định duy trì căn cứ của lực lượng không quân quốc gia này tại Syria ở mức cơ bản.
Tháng 10/2019, Nhà Trắng tuyên bố rút một phần binh sĩ Mỹ khỏi Đông Bắc Syria - nơi lực lượng người Kurd hoạt động. Khi đó, cựu Tổng thống Donald Trump nói rõ rằng ông quyết tâm kéo nước Mỹ khỏi "những cuộc chiến tranh không hồi kết". Đến nay, có khoảng 600-900 binh sĩ Mỹ vẫn đóng quân tại Đông Bắc Syria. Những binh sĩ Mỹ này nhận nhiệm vụ duy trì và quản lý các địa điểm khai thác khí đốt, dầu mỏ. Tuy nhiên, chính phủ Syria không đồng ý với hoạt động này.
Theo Guardian, Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện tại lại có quan điểm cho rằng đã quá muộn để cứu Syria. Tuy Tổng thống Biden chưa đưa ra chiến lược rõ ràng với Syria nhưng trong thời gian vận động tranh cử, ông thể hiện xu hướng không đi theo đường lối của người tiền nhiệm Trump với Damascus.
Có ý kiến cho rằng chính sách của chính quyền Tổng thống Biden đối với Syria sẽ được định hình bởi những thành viên theo chủ nghĩa cải tổ chính trị trong đảng Dân chủ. Ngoài ra, chính sách khu vực của Tổng thống Biden nhiều khả năng sẽ tập trung vào việc đối trọng với ảnh hưởng của Nga, hỗ trợ cho Israel, chống các tổ chức khủng bố và đạt được thống nhất về việc Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân.
Ngoài ra, các lệnh trừng phạt Mỹ đã áp đặt lên chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và các thực thể liên quan tới ông vẫn có hiệu lực dưới thời Tổng thống Biden. Trong đó có cả Đạo luật Caesar nhắm tới những người ủng hộ chính phủ Tổng thống al-Assad về chính trị, ngân hàng và thương mại. Đạo luật này có hiệu lực từ tháng 6/2020. Mục đích của các lệnh trừng phạt và Đạo luật Caesar là đẩy Tổng thống Bashar Assad tới thỏa thuận chính trị.
Syria và Iraq là hai quốc gia đóng vai trò chiến lược về vận chuyển dầu mỏ và có tầm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Do vậy, cả Syria và Iraq đều tác động đến năng lực cạnh tranh với Nga và Trung Quốc của Mỹ. Ngoài ra, cả hai quốc gia đều liên quan đến các mối đe dọa khủng bố mang rủi ro tấn công các đối tác chiến lược của Mỹ tại khu vực và châu Âu.
Mùa xuân Arab
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Reuters
Các quốc gia phương Tây ban đầu đồng cảm với diễn biến yêu cầu thay đổi chính quyền tại Tunisia, Bahrain, Ai Cập, Libya, Yemen và Syria trong giai đoạn 2010-2012 qua phong trào "Mùa xuân Arab". Tuy nhiên, Syria được coi là minh chứng cho sự thất bại của "Mùa xuân Arab" khi Tổng thống Assad vẫn giữ vững vị trí lãnh đạo. Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết Tổng thống Bashar al-Assad đã vượt qua qua hàng loạt biến cố như một cuộc nổi dậy của phe đối lập, nội chiến kéo dài nhiều năm và cuộc chiến chống IS.
Theo các chuyên gia, quân đội Syria đóng vai trò quan trọng trong việc Tổng thống Assad vượt qua được Mùa xuân Arab. Các lãnh đạo quân đội Syria vẫn trung thành với nhà lãnh đạo 55 tuổi.
Bên cạnh đó, chiếc ghế của ông Assad vẫn được đảm bảo chắc chắn với sự ủng hộ của Nga và Iran. Tổng thống al-Assad nhận được ủng hộ mạnh mẽ và lòng trung thành kiên định của bộ tộc Alawite ở Syria. Cộng đồng thế giới vẫn ghi nhận quyền lãnh đạo của ông với tư cách là một tổng thống dân cử. Cuộc bầu cử sắp tới tại Syria sẽ diễn ra vào năm 2021, một minh chứng rõ ràng cho thấy Mùa xuân Arab đã lụi tàn ở nước này.
Nhiều quốc gia Vùng Vịnh đã mở lại Đại sứ quán ở Syria sau nhiều năm tẩy chay. Các đoàn đại biểu Iraq, Lebanon và Jordan cũng đến thăm Syria để bàn luận về thương mại, thúc đẩy quan hệ...
Trên 300 triệu người đã được tiêm vaccine COVID-19 trên toàn cầu Theo ước tính của hãng tin TASS (Nga) dựa trên các báo cáo truyền thông, chính phủ và chuyên gia, trên 300 triệu người trên toàn thế giới đã được tiêm chủng vaccine ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Baghdad, Iraq, ngày 7/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN Cho đến nay,...