Trầm cảm sau sinh: Vì đâu nên nỗi?
Trầm cảm sau sinh là tình trạng thường xuyên mệt mỏi, buồn chán, lo lắng sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh này còn lo sợ con mình bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.
Nguyên nhân và hệ luỵ
Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh là do việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormon tuyến giáp giảm nhanh chóng gây cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. Ngoài ra, còn do thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hoá dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Mâu thuẫn gia đình, khó khăn tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân cũng là một nguyên nhân. Còn có nguyên nhân di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm thì nguy cơ bệnh cao.
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng trước hết đến bản thân người mẹ: thể chất sụt cân, suy dinh dưỡng; tinh thần suy nhược, hoang tưởng, có hành vi nguy hiểm… Ngoài ra còn ảnh hưởng đến người thân: chồng và con không được chăm sóc tốt, gia đình không vui vẻ. Ở mức độ nặng, người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41,2%). Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó. Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm cách trừ tà, rất nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Triệu chứng cảnh báo
Suy nhược cơ thể: nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, đôi khi có cảm giác bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi nên lâm vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà, không buồn tắm rửa, chải chuốt.
Lo lắng: thường là về sức khoẻ bản thân. Dù bác sĩ chẳng tìm ra nguyên nhân, họ cứ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó, thường là ở đầu và cổ. Những người khác lại đau lưng, đau ngực, có thể do các vấn đề về tim. Càng than phiền về sức khoẻ càng làm cho họ thêm stress.
Hoảng hốt: người mẹ có thể cảm thấy hoảng hốt đối với những tình huống xảy ra hàng ngày, và khó có thể bình tĩnh lại.
Căng thẳng: họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra. Loại căng thẳng này không thể giải quyết bằng thuốc an thần.
Video đang HOT
Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh là do việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên
Bị ám ảnh: có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Những nỗi sợ này có thể đi kèm cảm giác tội lỗi. Điều này thường không có nguyên do, nhưng nếu người mẹ sợ ảnh hưởng đến con mình thì nên báo với gia đình và bác sĩ.
Mất tập trung: khó đọc sách, xem tivi hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy kém trí nhớ, đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ.
Rối loạn giấc ngủ: họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được. Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối, nên bị mất ngủ lâu dài.
Mất hứng thú tình dục: thường kéo dài một thời gian, nên các ông chồng cần thông cảm và hiểu rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Hứng thú tình dục sẽ trở lại khi người mẹ hết trầm cảm.
Nói chung, triệu chứng của trầm cảm sau sinh là tâm trạng buồn bã, giảm hứng thú hoạt động, cảm thấy vô dụng hay tội lỗi, khó tập trung hoặc không quyết đoán, thường nghĩ đến cái chết và tự tử, thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân; mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm, mệt mỏi, thiếu sinh lực…
Điều trị và dự phòng
Nếu trầm cảm nhẹ thì việc tư vấn đơn thuần có thể giúp người bệnh vượt qua. Nếu trầm cảm nặng có điều trị thuốc thì việc tư vấn cũng giúp ích cho bệnh nhân. Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Cố gắng nói với bác sĩ tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này giúp chẩn đoán chính xác bệnh hơn. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Bên cạnh dùng thuốc, điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, dùng vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp… Nếu đơn thuốc không thích hợp, cần trở lại bác sĩ và yêu cầu thay đổi đơn thuốc. Nếu thích hợp, cũng đừng rút ngắn thời gian điều trị bởi trầm cảm cần điều trị kéo dài để phục hồi hoàn toàn. Người mẹ trầm cảm thường không thích sự cô độc, do vậy người nhà nên cố gắng để lúc nào cũng có người thân thiết ở bên cạnh người mẹ.
Để dự phòng, cần chia sẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh. Hướng dẫn thai phụ nuôi con bằng sữa mẹ. Dùng Progresterone liều cao cho sản phụ sau sinh bằng cách tiêm liều giảm dần trong tám ngày. Sau đó người mẹ dùng vòng Progresterone cho đến khi có kinh nguyệt trở lại. Dùng thuốc chống trầm cảm trong ba tuần cuối của thai kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nhiều bác sĩ cảm thấy nguy hiểm khi dùng thuốc này cho phụ nữ có thai, nhưng một số lại thấy lợi ích của người mẹ quan trọng hơn.
Ai dễ bị trầm cảm sau sinh?
Tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh: nguy cơ lặp lại 50%.
Tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ: nguy cơ trầm cảm sau sinh 25%.
Ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai: 68% rơi vào trạng thái trầm cảm, nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% bị trầm cảm.
Làm mẹ ở tuổi dưới 18.
Những sự kiện gây căng thẳng trước đó: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp; thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm của người thân, đặc biệt là người chồng; mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng; thai kỳ không mong muốn; biến chứng thai kỳ: thai lưu, sảy thai…
Dễ xuất hiện ở người sinh con so hơn.
Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà (Sài gòn tiếp thị)
Giải mã bệnh "chán đời có chu kỳ"
Nhiều người trẻ có những cơn buồn chán, trống rỗng, lo lắng... Sau một thời gian, tình trạng đó giảm đi và họ sẽ phấn chấn, hào hứng trở lại. Nhưng đến tháng tiếp theo, cơn chán đời lại quay trở lại làm mọi thứ quanh họ lại trở nên xám ngắt.
Cứ một tháng chán đời vài lần
Xã hội hiện đại, con người quay cuồng với công danh sự nghiệp, thăng tiến, phát triển rồi đến những nỗi lo lạm phát, khủng hoảng kinh tế tới cơm áo gạo tiền... cùng với đó hàng loạt những căn bệnh của cuộc sống hiện đại cũng sinh ra.
Anh Duy Thanh, một lập trình viên chia sẻ, anh đã từng đến Viện sức khỏe tâm thần khám vì thường xuyên có những cơn buồn chán, trống rỗng, và lo lắng. Tình trạng đó giảm đi sau thời gian một vài ngày đến 1 tuần. Nhưng đến tháng tiếp theo tình trạng chán đời lại quay trở lại y như cũ. Tình trạng chán nản mọi thứ làm mọi công việc, suy nghĩ của anh Thanh đình trệ không rõ lý do.
Nhiều nguyên nhân gây nên bệnh "chán đời" của người trẻ
Giống tình trạng của anh Thanh, bạn Bùi Thanh Thủy, sinh viên khoa Kế toán - trường Cao đăng Kinh tế và Công nghiệp Hà Nội cho biết: "Em thường xuyên bị thay đổi bất thường cảm xúc, có những lúc rất vui vẻ thấy đầy năng lượng nhưng một tuần hoặc vài ngày sau đó lại rơi vào tình trạng lo lắng, chán nản, hoang mang, nhiều lúc rất tuyệt vọng mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng đó diễn ra vài ngày lại hết nhưng đến tháng tiếp theo lại lặp lại giống hệt trước đó".
Theo thông tin từ Viện sức khỏe tâm thần cung cấp, hiện nay có nhiều bệnh nhân đến viện khám vì họ cho rằng mình có vấn đề về tâm thần và mắc bệnh chán đời. Tuy nhiên thực tế những người đó đang có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Tùy mức độ, những biểu hiện của người bị trầm cảm sẽ khác nhau. Có người thường xuyên có cảm giác do dự, không chắc chắn, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
Dù là đàn ông hãy khóc khi chán đời
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất cho biết, có thể lý giải nguyên nhân của tình trạng chán đời có chu kỳ thất thường trên là do những áp lực, căng thẳng của công việc, những áp lực cuộc sống... tác động đến tâm lý gây ra những ức chế về thần kinh và biến đổi cảm xúc. Có nhiều cách đơn giản để giải quyết vấn đề đó mà không cần phải sử dụng các loại thuốc an thần.
Tập thể dục là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để chống lại sự buồn chán, lo lắng. Thể xác càng ít mệt bao nhiêu, tinh thần càng nhẹ nhàng bấy nhiêu.
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất.
Nếu cảm thấy buồn chán, trống rỗng, hay lo lắng, hãy thực hiện các động tác, bài tập vận động hơi quá sức mình một chút như chạy bộ vài cây số, bơi thêm nhiều vòng so với bình thường... Sau khi chấm dứt vận động, bạn sẽ cảm thấy cơ thể rã rời. Tuy nhiên hãy tắm rửa sạch sẽ và lên giường ngủ một giấc, khi thức dậy, bạn sẽ có một cảm giác hoàn toàn khác hẳn.
Ngoài ra, các phương pháp tự trị liệu về tâm lý dưới đây cũng có những kết quả hết sức khả quan:
Hãy nhìn thẳng và đối đầu với nỗi buồn chán. Khi rơi vào tình trạng buồn chán bất thường hãy tĩnh tâm phân tích xem tại sao bạn lại có cảm giác buồn chán như thế? Bạn nên cố gắng suy nghĩ và phân tích thật tường tận cho đến ngọn ngành của vấn đề. Đứng nản chí và né tránh bất kỳ vấn đề nào đó nảy ra trong đầu bạn vì có thể đó chính là nguyên nhân. Khi nhìn ra được vấn đề và đối mặt được với nó thì những ngày tiếp theo không còn u ám nữa.
Hãy tìm một việc gì đó để làm và tập trung khi buồn chán, tuyệt vọng. Bạn nên làm những việc có tính cách chủ động, hăng hái như: đi thăm một người bạn, đi bộ vòng quanh hay đạp xe đạp ra đường phố, đánh cờ, đọc một cuốn sách. Không nên xem truyền hình, đây không phải là một hành động tích cực.
Bạn cũng có thể chọn làm một trong những việc mình thích như đọc truyện, chơi game, vẽ tranh, hát karaoke... Nếu lúc đó bạn chẳng thấy ham thích gì cả, cứ tìm đại một việc và làm với sự chú tâm, sau đó, bạn sẽ tìm lại được sự thích thú.
Khi rơi vào trạng thái buồn chán, bế tắc bạn hoàn toàn có thể khóc cho vơi cơn buồn. Thực tế đã chứng minh bất kể bạn là đàn bà hay đàn ông, hay khóc hoặc chưa từng biết khóc, phương pháp này sẽ giúp bạn trút bớt nỗi u uất trong lòng. Khi nín khóc, đôi lúc bạn lại thấy buồn cười với chính mình.
Cuối cùng hãy nhìn thẳng vào bản thân để tìm xem thực sự bạn có lý do để buồn không? Đôi lúc bạn buồn hay giận dữ vì những phán đoán sai lầm. Vì vượt quá giới hạn khả năng của bản thân và bạn tìm cách đổ lỗi tất cả cho nỗi buồn. Vì thế khi có thắc mắc hay bất đồng thì cũng đừng quá đau buồn, đừng im lặng chịu đựng hãy hỏi thẳng, nói thẳng.
Theo Thu Na (Kiến thức)
5 điều cần biết trước khi làm đẹp ngực bằng Kwao Krua Trắng Kwao Krua được biết đến là thảo dược giúp lấy lại vẻ đẹp tự nhiên cho phái nữ. Tuy nhiên để đạt được kết quả mong muốn, trước khi bắt đầu với các chế phẩm từ Kwao Krua, nên chú ý các điểm sau: 1. Có nhiều loại Kwao Krua Theo các nghiên cứu này có Kwao Krua có 4 loài tất cả,...