Trái vú sữa Việt Nam tại Mỹ có giá khoảng 350.000 đồng/kg
Để trái vú sữa Việt Nam có mặt trên kệ hàng của siêu thị Mỹ rất khó nhưng bù lại giá bán có thể đạt mức 15 USD/kg (khoang 350.000 đông/kg)
Thông tin tư cac doanh nghiêp (DN) xuât khâu trai cây cho biêt trái vú sữa tươi Việt Nam đa rât thanh công trong mua đâu tiên được Mỹ cấp visa vào thị trường này với sản lượng lên đến 240 tấn. Toàn bộ số vú sữa này được vận chuyển bằng đường hàng không do không thể để lâu.
Bước sang vụ mùa trái vú sữa 2018-2019, các DN xuất khẩu đã chuẩn bị vùng nguyên liệu từ đầu để tránh thiệt hại về uy tín cũng như kinh tế khi có lô hàng không đạt yêu cầu của thị trường.
Theo đo, vừa qua, lô trái vú sữa đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ được vận chuyển lên TP HCM để làm thủ tục kiểm dịch bởi chuyên gia Mỹ và cơ quan quản lý của Việt Nam trước khi chiếu xạ và đưa lên máy bay.
Trái vú sữa Sóc Trăng lần đầu xuất khẩu sang Mỹ – Ảnh CTV
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T (TP HCM), cho biết lô trái vú sữa xuất sang Mỹ có khối lượng 2 tấn được thu mua từ HTX Trinh Phú (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).
Video đang HOT
Theo hợp đồng, mỗi tuần công ty sẽ thu mua 10 tấn trái vú sữa từ HTX này để xuất khẩu với giá 36.000 đồng/kg. Tại lô đầu tiên, tỉ lệ hàng đạt chuẩn thu mua đến 65% (còn lại không đạt về mẫu mã) do DN và HTX đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ đầu vụ.
Trái vú sữa tươi xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải được thu mua từ vùng nguyên liệu đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số. Vùng nguyên liệu này phải tuân thủ đúng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Mỹ để bảo đảm an toàn thực phẩm. Sau khi thu hoạch, quả phải được đóng gói tại nhà máy đã được Mỹ cấp mã số, bảo đảm không có dịch hại, sâu bệnh và xử lý chiếu xạ trước khi xuất khẩu.
Theo các DN, do trái vú sữa mua hư, vòng đời ngắn, nếu bảo quản tốt chỉ được 7 ngày kể từ thời điểm hái nên thời gian bán hàng tại Mỹ rất ngắn, tối đa chỉ được 4 ngày. Vì những yếu tố đặc thù trên, để bán được trái vú sữa vào thị trường Mỹ là không dễ dàng. Nhưng bù lại, thị trường lại chấp nhận giá cao để thưởng thức đặc sản của Việt Nam.
Ông Nguyễn Đình Tùng cho biết vào đầu vụ, tại Mỹ trái vú sữa có giá 60 USD/thùng 4 kg (tương đương 15 USD/kg, khoảng 350.000 đồng/kg). Thời điểm hiện tại vú sữa đã vào mùa nên giá giảm còn 50 USD/thùng 4 kg, vẫn bảo đảm hiệu quả cho DN xuất khẩu.
Với mức giá này, vú sữa Việt Nam nằm trong tôp những loại quả đắt đỏ ở thị trường Mỹ.
Vú sữa đang rộ mùa được bán rong tại TP HCM
Tại TP HCM, do đang vào mùa thu hoach rộ nên vu sưa tươi đươc ban rât nhiêu ơ cac chơ, siêu thi va cac xe đây. Hiện tại, hàng rong đang bán vú sữa có giá 30.000 đồng/kg, các loại hàng tuyển chọn có giá khoảng 50.000 đồng/kg. Cách đây 1 tháng, khi mới chớm vụ, vú sữa có giá lên đến 100.000 – 120.000 đồng/kg. Hầu hết các điểm bán đều giới thiệu là vú sữa Lò Rèn – Vĩnh Kim (Tiền Giang) nhưng thực tế nhiều địa phương khác như Sóc Trăng, Cần Thơ cũng trồng nhiều loại quả đặc sản này. Cùng với biện pháp canh tác rải vụ, vú sữa tuy là loại cây theo mùa nhưng không còn thu hoạch ngắn 1-2 tháng như trước đây mà tăng lên 4-5 tháng, giúp khâu bán hàng dễ hơn.
Theo nguồn tổng hợp
Chuyên gia Mỹ nói về việc Không quân Trung Quốc bị nghi sao chép công nghệ vũ khí nước ngoài
Trong nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh, không quân Trung Quốc được cho là đã sử dụng một số chiến lược nhất định để đánh cắp hoặc sao chép công nghệ vũ khí từ nước ngoài.
Chuyên gia Mỹ cho rằng Trung Quốc có chiến lược sao chép công nghệ vũ khí để nâng cao sức cạnh tranh. Ảnh minh họa: Reuters
Nhà phân tích Scott Harold từ tổ chức nghiên cứu RAND (Mỹ) nhận định rằng lực lượng không quân Trung Quốc không chỉ muốn cạnh tranh với không quân Mỹ mà còn muốn đánh bại đối thủ nếu xung đột xảy ra. Để làm được như vậy, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng mua mọi công nghệ họ có thể, thậm chí sao chép khi họ không thể có được và chỉ bắt đầu sáng tạo và nghiên cứu khi không thể mua hoặc sao chép.
Nghiên cứu của ông Harold có thể giúp các nhà hoạch định quân sự Mỹ buộc phải thừa nhận các lỗ hổng của lực lượng không quân Mỹ cũng như nhận thức được điểm yếu của Trung Quốc.
Ông Harold liệt kê các mục tiêu chiến lược của không quân Trung Quốc là: phòng thủ không phận, tính toán phương án dùng vũ lực để buộc Đài Loan sát nhập với đại lục, triển khai sức mạnh tại các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Để đạt được các mục tiêu, không quân Trung Quốc đang phải sử dụng công nghệ quân sự mới và cũ, trong đó một số là do Trung Quốc mua và phát triển hợp pháp, còn lại là do họ sao chép công nghệ.
"Sức mạnh quân sự của Trung Quốc là sự kết hợp giữa các 'di sản' có nguồn gốc từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, phần cứng được mua từ Nga và Ukraine, các bản sao và các loại máy bay của Nga được sản xuất đồng bộ hoặc thông qua kỹ thuật đảo ngược. Các máy bay ném bom chiến đấu đã được phát triển một phần dựa trên các thiết kế bị đánh cắp từ máy bay của Mỹ. Thậm chí, cả tên lửa tiên tiến, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình cùng một danh mục phát triển không gian cũng như khả năng chống phân mảnh cũng là công nghệ được sao chép", ông Harold viết.
Ví dụ, các công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc đã mua, sau đó sao chép công nghệ của máy bay chiến đấu Su-27 từ Nga. "Sau khi nhận được những công nghệ như vậy, đôi khi với số lượng hạn chế, Trung Quốc thường tìm cách thay đổi để sản xuất chúng theo cách bản địa - một quá trình mà các nhà phân tích Trung Quốc ngày nay mô tả là 'IDAR' hoặc 'giới thiệu, tiêu hóa, hấp thụ và đổi mới'".
Theo chuyên gia Mỹ, nếu không thể tự mua được khí tài, Bắc Kinh dường như sẽ sao chép và biến đổi cho phù hợp với nhu cầu của PLA. Có lẽ đáng chú ý nhất là việc tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu liên quan đến chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Thông tin có được rất có thể sẽ được xem xét, sử dụng để nghiên cứu, phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31 nội địa.
Hiểu biết về cách tiếp cận công nghệ của lực lượng không quân Trung Quốc có thể giúp không quân Mỹ lên kế hoạch đối phó nếu xung đột xảy ra. Nếu Mỹ thường triển khai hỗn hợp máy bay chiến đấu đa nhiệm như F-15, F-16 và máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 khi tham chiến, thì Trung Quốc cũng xây dựng mô hình tương tự với các máy bay J-10 (bị các chuyên gia nghi là dựa trên công nghệ Israel) và máy bay chiến đấu tàng hình J-20.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)
Theo doisongphapluat
Ông Đoàn Ngọc Hải: "Người dân phản ánh, nhắn tin tôi sẽ trả lời" Việc Thường trực Thành ủy, UBND TP.HCM giải quyết theo nguyện vọng của ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND quận 1 cho rút "đơn xin từ chức" lại khiến dư luận một lần nữa "nóng" lên. Lấn chiếm vỉa hè, nhếch nhác hàng rong Theo quyết định của Thường trực Thành ủy, UBND TP.HCM, ông Đoàn Ngọc Hải vẫn tiếp...