Trai Đắk Nông khoe giò hoa lan rừng Phi điệp tím “khủng”, dân mạng sốt rần rần
Tháng 5 về là dịp những giò phong lan rừng Phi điệp tím của chàng trai Phạm Đức Triều, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông nở tím cả thềm nhà.
Đặc biệt, vẻ đẹp mê mẩn của giò lan rừng Phi điệp tím “khủng” với những suối hoa tím rịm tuôn dài, toả hương thơm ngát đã gây thương nhớ cho bao người yêu, “nghiện” phong lan.
Chia sẻ với phóng viên , anh Phạm Đức Triều (SN 1991) ở xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết: Giò phong lan rừng Phi điệp tím này là giống Phi điệp thuần miền Nam. Anh Triều được một người bạn tặng giò phong lan rừng Phi điệp tím này cách đây hơn 4 năm. Khi mới đem về trồng, giò Phi điệp tím khá bé.
Anh Phạm Đức Trièu khoe giò phong lan rừng Phi điệp tím kết hoa sum suê tạo thành những suối hoa tím tuôn dài.
Đến nay, sau hơn 4 năm chăm sóc, giò lan rừng Phi điệp tím trên đã ra thêm tua tủa các thân hoa. Trung bình mỗi thân hoa Phi điệp tím dài 80 – 90 cm. Cá biệt có những thân hoa Phi điệp tím dài cả mét. Giò phi điệp tím kết hoa sum suê, mỗi mắt trên thân Phi điệp đều có 3 – 4 bông hoa tạo thành những suối hoa tím tuôn dài.
Cận cảnh giò phong lan rừng Phi điệp tím “khủng” của anh Phạm Đức Triều
Khi anh Triều chia sẻ hình ảnh giò lan rừng Phi điệp tím “khủng” dài cả mét này lên mạng xã hội facebook đã nhận được sự quan tâm đông đảo của người yêu phong lan, nhất là những người yêu và có niềm đam mê t trồng phong lan Phi điệp tím.
Nhiều người đã liên hệ với anh Triều hỏi mua giò phong lan rừng Phi điệp tím với giá cao hàng chục triệu đồng, nhưng anh Triều không có ý định bán.
Video đang HOT
Anh Triều bộc bạch: “Giò lan rừng Phi điệp tím này ra hoa rất sai, bền cả tháng trời, hương thơm đâm đăc trưng. Độ này đang “sốt” hoa lan nên có nhiều khách hỏi mua giò Phi điệp trên nhưng em không có ý định bán. Không phải là em làm cao, hay làm giá đâu. Tiền quý thật nhưng có những thứ còn quý hơn tiền, đó chính là những thứ gắn bó bền lâu với mình, là kỷ niệm của những năm tháng vui buồn bên hoa lan, nhất là giò lan rừng Phi điệp tím…”.
Anh Phạm Đức Triều cho biết, nơi thềm nhà treo những giỏ lan rừng luôn là nơi anh yêu thích và hằng ngày dành vào đó rất nhiều tâm huyết, thời gian để ngắm nghía, nâng niu, tỉ mẩn chăm sóc.
Chia sẻ quan điểm về dòng lan rừng Phi điệp đột biến (trong Nam gọi là giả hạc đột biến) chàng trai Phạm Đức Triều cho biết: “Em chưa có điều kiện chơi lan rừng Phi điệp đột biến. Vì dòng lan Phi điệp đột biến hay còn gọi là các loài lan rừng giả hạc đột biến khá đắt đỏ. Chơi dòng lan Phi điệp đột biến cần đầu tư vườn trồng chuyên nghiệp. Em chơi lan rừng vì đam mê, chứ chưa có ý định kinh doanh…”.
Phạm Đức Triều tâm sự: “Hiện tại em không đầu tư làm vườn hay giàn trồng lan rừng chuyên nghiệp. Em treo các giỏ lan rừng trên các gốc cây xoài cổ thụ trong vườn nhà, ở khuôn viên ngôi nhà. Cách làm này là để hướng cho cây theo kiểu tự nhiên như ở rừng để hoa đạt và đẹp hơn. Khi nào tới mùa hoa, em đưa vào treo trên thềm nhà để thưởng thức và ngắm…”.
Mỗi mắt trên thân lan rừng Phi điệp tím đều có 3 – 4 bông hoa.
Kỹ thuật chăm sóc lan rừng Phi điệp tím anh Triều cho biết: Về kỹ thuật ghép lên lũa khi ghép lan Phi điệp tím (lan giả hạc) lên lũa, anh Triều thường lót một chút rêu rừng để giữ ẩm trong thời gian đầu khi cây hoa lan ra rễ mới. Sau đó, dùng dây cột cố định cây lan rừng lên lũa. Sau khi lan rừng ra rễ mới bám tốt vào giá thể, tránh trường hợp lung lay gãy rễ non ảnh hưởng đến việc phát triển của cây. Chú ý khi cố định giò lan rừng phải tránh được mầm gốc và mắt ngủ của gốc lan không bị che đi.
-Về phân bón cho lan rừng: Đầu mỗi mùa mưa anh Triều thường dùng phân gà viên nén (dynamic) của Bỉ phân chì tan chậm của Nhật phân trùn quế viên nén rồi trộn đều, đóng vào túi lưới rồi buộc lên phần trên của gốc để giò phong lan rừng “ăn” dần. Ngoài ra có thời gian, có thể xịt bổ sung thêm phân bón trung vi lượng để cây hoa lan hấp thụ và phát triển thêm.
-Về cắt nước để ép hoa lan rừng Phi điệp tím ra đều: Sau khi cây lan rừng đã thắt ngọn xịt bổ sung thêm phân bón lá với hàm lượng kali cao để màu hoa đẹp và bền. Khi cây lan rừng chuyển vàng và rụng lá là giai đoạn nghỉ của cây cũng là lúc cắt nước không tưới 1 tháng. Sau đó tưới đều trở lại trở lại mầm lan rừng lúc này đã nảy đều và theo đó hoa lan rừng Phi điệp tím cũng rất tự nhiên và đều đẹp…
Săn lùng mua mít lạ với giá hàng trăm nghìn một cân, ngày bán vài tạ cũng hết
Mỗi quả mít chỉ to bằng nắm tay, nặng từ 0,3-0,5kg/quả được rao bán với giá 50.000 đồng/quả, ăn có vị chua chua ngọt ngọt với mùi thơm đặc trưng là loại quả được chị em săn lùng những ngày gần đây.
Chị Nguyễn Kiều (trú tại xã Ea Pil, huyện M'Đrắk, Đắk Lắk) cho biết đây là quả mít rừng hay còn gọi là mít nài, quả bé hơn mít Tố Nữ, tầm 2-3 quả/kg, múi ướt. Mít rừng hay các loại trái cây mọc tự nhiên trong rừng không ngọt đậm như trái cây trồng tại vườn nhà mà có vị chua chua, ngọt ngọt, thậm chí có quả rất chua. Loại mít này mọc nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Đăk Nông, Đắk Lắk và một số tỉnh miền Trung.
Quả mít rừng nhỏ xíu bằng nắm tay nhưng chi chít múi vàng rộm đẹp mắt.
"Từ tháng 4 trở đi là mùa mít rừng chín, cây mít rừng khá cao nên mỗi khi trái chín rụng đầy gốc, người đi rừng thấy nhặt vài quả về ăn chơi, lấy hạt rang chứ không thấy ai bán. Năm nay thấy nhiều người bán với giá cao nên tôi mua gom của người dân trong các bản lân cận đi rừng hái về với giá 35.000 đồng/kg rồi bỏ sỉ cho các mối khác. Có người bán theo cân, có người bán quả, đa số khách mua vì tò mò", chị Kiều nói.
Cũng bán mít rừng, chị Chu Thị Thắng (trú tại Buôn Đôn, Đắk Lắk) cho biết buôn chôm chôm rừng, vải rừng, măng cụt rừng 2-3 năm rồi nhưng năm nay mới có người hỏi mua mít rừng nên chị lấy về bán.
Mít rừng có vị chua chua, ngọt ngọt riêng biệt nên nhiều người rất hiếu kỳ tìm mua.
"Những năm trước, các loại quả rừng độc lạ như chôm chôm, vải, măng cụt tôi bán chạy lắm, ngày 50-60kg, năm nay đột nhiên nhiều người lại hỏi mua mít rừng. Mới đầu, lác đác vài người hỏi thì tôi lấy về bán cho vui, mỗi quả chỉ lãi 5.000-10.000 đồng, nhưng số lượng người đặt ngày càng nhiều, mỗi ngày cả 2-3 tạ, hàng về đến đâu hết đến đó".
Theo chị Thắng, mít rừng thường có vị chua như chanh leo, xoài, cóc nhưng vẫn có mùi thơm như trái cây vườn nhà, lại có vị rất đặc biệt nên nhiều người thích và tìm mua.
"Ai hỏi mua loại gì tôi lại nhờ bà con người Ê đê quanh khu vực đi hái, mùa dịch mà có ngày mỗi người hái về bán được vài trăm nghìn đến cả triệu đồng. Chôm chôm rừng ít nhất mỗi ngày tôi nhập khoảng 60kg, măng cụt rừng khoảng 50kg, mít rừng năm nay mới bán nhưng ngày nào cũng đi vài tạ", chị Thắng cho biết.
Chuyên thu mua hoa quả rừng cho đồng bào dân tộc Ê Đê, chị Thắng cho biết đây là năm đầu tiên chị bán mít rừng với số lượng mỗi ngày vài tạ.
Cũng theo chị Thắng, khách đặt mua mít rừng chủ yếu ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội với giá buôn từ 20-25.000 đồng/quả, mọi người lấy về bán lẻ khoảng 35.000 đồng/ quả, tính ra mỗi cân khoảng 100.000 đồng.
"Là loại quả của núi rừng, cây mít rừng thường rất cao nên để hái được mít, mọi người phải căng bạt dưới gốc, dùng thang trèo tít lên cao rồi bứt trái thả xuống rất cẩn thận, chở về vựa trái cây bán rất vất vả. Từ rừng về thành phố, giá mít tăng gấp nhiều lần vì qua tay nhiều người buôn hoa quả, tuy vậy, dù đắt gấp 4-5 lần so với mít trồng tại vườn nhà nhưng mít rừng vẫn hút khách do sự khác lạ và hương vị đặc biệt", chị Thắng chia sẻ.
Trên chợ mạng, giá mỗi quả mít rừng nặng 0,3-0,5kg được bán với giá 45.000 đồng.
Mua được 3 quả mít rừng với giá 105.000 đồng, chị Nguyễn Huế (trú tại Thanh Xuân, Hà nội) háo hức khoe: "Thấy bạn tôi rao bán nên tôi mua thử về ăn, tưởng không ngon mà ngon không tưởng. Vị của nó hay lắm, chua chua ngọt ngọt giống quả chay lạ lạ mà lại quen quen, nói chung là ngon".
Ngược lại, chị Nguyễn Khánh Ly (trú tại Kiến An, Hải Phòng) lại thấy mít rừng quá chua. "Nhìn quả mít rừng bé xíu, tròn xoe, gai lại nhọn và sắc, bóc ra múi vàng ươm đẹp mắt nhưng ăn thì chua loét. Tôi mua giá 38.000 đồng/quả, về ra không tài nào ăn được, muốn ăn phải dầm rất nhiều đường".
Theo quan sát, mít rừng đang được rao bán trên chợ mạng khắp các tỉnh thành với giá từ 15.000-50.000 đồng/quả, người tiêu dùng tỏ ra khá thích thú và quan tâm đến loại mít đặc biệt có 1-0-2 này.
Choáng ngợp với vườn cây "ăn sương, uống gió" cả chục tỷ đồng của lão nông Hà thành Những người đam mê về loại hoa chỉ "ăn sương, uống gió" này nhận định vườn phong lan của lão nông Hà Nội này lên tới cả chục tỷ đồng. Đó là vườn phong lan của ông Nguyễn Văn Bình ở phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm - Hà Nội). Theo chia sẻ của ông Bình, hiện tại trong khu vườn rộng chừng...