Trà xanh tốt thế nào?
Điều tra trên dân tộc Nhật Bản thì tỷ lệ ung thư ở dân tộc này thấp hơn ở các quốc gia khác. Đi tìm câu trả lời, người ta thấy có một bí ẩn trong văn hóa uống trà từ nghìn năm.
“Giải phẫu” trà xanh
Trà xanh là thức uống bắt nguồn từ cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis. Mặc dù chúng chỉ cao ngang tầm cây bụi nhưng trà xanh lại là kho hoạt chất sinh học lý tưởng. Có thể kể ra đây những hoạt chất điển hình như các polyphenol, các alkaloid, các amin – oaxit, vitamin, flavonid, flour, ta – nin, saponim…Đáng lưu ý nhóm polyphenol mà thành viên chính là các catechin với hàm lượng khoảng 60 – 125mg trong tách trà xanh. Epigallocatechine gallate (EGCG) là một catechin điển hình nhất. Ngoài tác dụng tạo ra hương vị cho trà xanh, các polyphenol có tác dụng chống oxy hóa cực kỳ mạnh.
Hàng thứ hai đáng quan tâm là nhóm alkaloid mà chủ yếu là caf-fein chiếm khoảng 20 – 50mg trong 1 tách trà xanh. Đây chính là thành phần có tác dụng kích thích trong trà xanh, giúp chúng ta tỉnh táo hơn mỗi ngày.
Trà xanh có tác dụng chống oxy hóa cực kỳ mạnh
Trà xanh tốt thế nào?
Không phải ngẫu nhiên mà trà xanh có khả năng thuyết phục những người khó tính về thực phẩm như những người dân xứ châu Âu. Đó là bởi trà xanh có những tác dụng đa năng trên sức khỏe.
- Chống xơ vữa động mạch: Trà xanh có tác dụng chống xơ vữa động mạch, nhất là động mạch vành. Khi sử dụng trà xanh, nồng độ mỡ máu giảm, gốc tự do gây hại cho thành mạch được điều hòa.
- Chống tăng cholesterol: Trà xanh làm giảm hấp thu cholesterol từ ruột, giảm tổng hợp cholesterol trong cơ thể, tăng tiêu thụ cholesterol.
- Chống ung thư: Người ta thấy rằng các hoạt chất trong trà xanh có thể hoạt động như một chất ức chế chu trình phát triển của tế bào ung thư, làm kích thích chu trình “chết theo chương trình” của tế bào, do vậy làm tăng tiêu diệt tế bào ung thư. Các tế bào ung thư mất khả năng phát triển vô độ, mất khả năng di căn nên hạn chế sự phát triển của căn bệnh vẫn được coi là nan y này.
Video đang HOT
- Chống viêm: Trà xanh có tác dụng chống viêm mạn, nhất là viêm nhiễm đường miệng, đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, trà xanh còn có tác dụng tốt chống viêm khớp.
- Giảm cân: Do làm tăng chuyển hóa, tăng tạo nhiệt, tăng đốt chất béo nên trà xanh có tác dụng giảm cân, giảm tích lũy mỡ thừa.
- Giảm stress: Tác dụng này là do thành phần theanin. Không những thế, trà xanh còn làm tăng khả năng nhớ và tăng khả năng học thuộc, có lẽ là do làm tỉnh táo nên dễ tập trung hơn.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
5 thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể mùa đông
Có một số thực phẩm có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sức đề kháng với các virus và vi khuẩn gây bệnh trong mùa đông.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày có tác động phần lớn đến sức khỏe. Cũng theo các nhà nghiên cứu, một số thực phẩm chắc chắn có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sức đề kháng với các virus và vi khuẩn gây bệnh.
1. Tỏi
Tỏi là loại thực phẩm có tác dụng chữa lành vết thương rất tốt bởi bên trong tỏi có chứa chất hóa học allicin có thể hạn chế hoạt động của các loại virus gây bệnh cảm lạnh và cúm... Loại thực phẩm này còn giúp cơ thể sản xuất interferon (một chất kháng virus) chống lại bệnh ung thư. Ngoài ra, ăn tỏi còn là cách giảm cholesterol và cải thiện tâm trạng một cách đáng kể.
Tuy nhiên, ăn tỏi sao cho đúng thì không phải ai cũng biết. Nếu nghiền nát tỏi thì rất dễ làm mất đi allicin. Tốt nhất nên ăn sống hoặc chín và ăn nguyên cả miếng. Mùi khó chịu của tỏi có thể được giảm đáng kể nếu ăn cùng mùi tây tươi hoặc cây thì là.
2. Gừng
Trong cái lạnh của mùa đông lạnh giá, vị nóng của gừng sẽ giúp bạn cảm thấy ấm và khá hơn. Ngoài tác dụng chống buồn nôn, gừng còn là loại thực phẩm tự nhiên có thể chống viêm, nhất là trong các trường hợp viêm khớp và các bệnh cơ xương khác.
Gừng tươi được chế biến thành nhiều dạng, ví dụ như kẹo gừng, trà gừng, xi-rô có gừng pha mật ong... Tuy nhiên, gừng tươi được cho là có nhiều tác dụng hơn cả.
3. Hạt lúa mạch
Từ xa xưa, hạt lúa mạch đã nổi tiếng là nguồn thực phẩm chứa nhiều protein thực vật, vitamin B và chất xơ. Do đó, hạt lúa mạch được coi là có tác dụng rất tốt trong việc giảm cholesterol, nhất là trong mùa đông, cơ thể dễ dàng tích tụ các chất này. Hạt lúa mạch còn có chất chống oxy hóa và chống ung thư rất tốt.
4. Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều calories, beta-carotene, vitamin vừa tăng cường miễn dịch lại có thể chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ hệ miễn dịch chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra cũng như chống ung thư.
Nếu có nhu cầu giảm cholesterol thì khoai lang sẽ là một cứu cánh hiệu quả. Không những thế, lượng vitamin C và vitamin E dồi dào trong khoai lang sẽ rất quan trọng đối với một hệ thống thần kinh khỏe mạnh.
5. Cải xoăn
Cải xoăn thuộc họ nhà cải, có màu xanh đậm và là thực phẩm giúp tăng cường tổng thể, giảm bớt tình trạng nghẽn tắc phổi, dạ dày và đặc biệt cho hệ miễn dịch.
Cụ thể, cải xoăn rất giàu sắt, canxi, beta-carotene, giàu kali, vitamin C. Và cũng giống như các thành viên khác của gia đình họ cải (bông cải xanh và súp lơ như vậy là), cải xoăn chứa hợp chất chống ung thư - như sulforaphane và indoles.
Theo PLXH
Nước ép lựu tốt cho bệnh nhân thận Nước ép lựu có nhiều lợi ích cho sức khỏe: cung cấp chất chống oxy hóa, giảm cholesterol và huyết áp - nhất là đối với bệnh nhân bệnh đái tháo đường đường, cao huyết áp. Một nghiên cứu mới từ khoa y, Học viện Nghiên cứu công nghệ Haifa (Israel) vừa công bố: bổ sung nước ép lựu vào chế độ ăn...