TQ có đủ “tài” sao chép máy bay Su-35?
Nga cho rằng Trung Quốc từng sao chép và sản xuất máy bay chiến đấu Su-27 của Nga dưới thương hiệu J-11B để xuất khẩu. Tuy nhiên, với máy bay Su-35, Trung Quốc không dễ sao chép như vậy.
Nga: “Không mua bán gì hết”
Thông tin do Trung Quốc tung ra, rằng nước này đã ký thỏa thuận mua bán 24 chiếc Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada (phiên bản xuất khẩu của lớp Amur) có thể xuất phát từ biên bản ghi nhớ ký hồi tháng 12/2012, theo đó Moscow nghiên cứu khả năng bán máy bay chiến đấu hai động cơ Su-35 và tàu ngầm lớp Amur cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Vasiliy Kashin, chuyên gia về quân sự Trung Quốc, làm việc tại Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ ở Moscow, nói: “Điện Kremlin chính thức phủ nhận tin về vụ ký kết, thậm chí phủ nhận việc thảo luận về việc mua bán vũ khí trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Nga”. “Trong quan hệ Nga – Trung Quốc, các hợp đồng mua bán vũ khí cụ thể hầu như không bao giờ được lãnh đạo cấp cao hai bên thảo luận. Cùng lắm họ chỉ đề cập chung chung”, ông Kashin khẳng định.
Tàu ngầm lớp Lada của Nga. (Nguồn: Millitary Today)
Một nguồn tin quốc phòng ở Nga nói rằng, Nga hiện rất dè dặt về việc thúc đẩy biên bản ghi nhớ. Theo phía Nga, Trung Quốc đã cố tình vi phạm các thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ, khi nước này sao chép và sản xuất máy bay chiến đấu Su-27 của Nga dưới thương hiệu J-11B để xuất khẩu.
Năm 1995, Trung Quốc ký với Nga một hợp đồng sản xuất trị giá 2,5 tỷ USD, theo đó Tập đoàn máy bay được phía Nga cung cấp động cơ và hệ thống điện tử để sản xuất 200 chiếc Su-27SK với tên gọi J-11A.
Năm 2006, Nga hủy hợp đồng, sau khi phát hiện Trung Quốc đã “tháo tung” máy bay Su-27SK để nghiên cứu và bí mật sản xuất J-11B, phiên bản nội địa với động cơ và hệ thống điện tử dán mác “Made by China”.
Video đang HOT
Copy Su-35 không dễ
Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, Trung Quốc sẽ có được bí quyết công nghệ sản xuất máy bay Su-35 và tàu ngầm lớp Amur, sau đó phát triển phiên bản nội địa giá rẻ để xuất khẩu.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý như vậy. Ông Gary Li, nhà phân tích cao cấp công tác tại hãng HIS Fairplay có trụ sở ở London (chuyên cung cấp tin về hàng hải quốc tế), nói rằng, lĩnh vực nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ.
“Trung Quốc sẽ không còn trực tiếp tháo tung mọi thứ nước này mua, nhưng có thể áp dụng một phần của nền tảng này cho các dự án khác và tích hợp vào các thiết kế trong nước”, ông Li nhận định.
Nhiều người lo ngại rằng, Trung Quốc muốn tiếp cận động cơ Saturn AL-117S của máy bay Su-35. Loại động cơ tân tiến này được trang bị cho T-50, mẫu đầu tiên của dòng máy bay chiến đấu tàng hình Sukhoi PAK FA của Nga.
Máy bay Su-27SK của Nga từng bị Trung Quốc nhái. (Nguồn: AEREO)
Chuyên gia quân sự Kashin nói rằng, nguy cơ của việc bán động cơ Nga cho Trung Quốc là không đáng kể. “Không thể copy một động cơ bằng cách chỉ có được một mẫu”, ông nhận định.
Nhà phân tích Li nói rằng, ông có thể mường tượng việc các kỹ sư hàng không vũ trụ của Trung Quốc nghiên cứu động cơ Su-35 và phương pháp điều khiển máy bay bằng vô tuyến, để sau này đưa vào các thiết kế riêng của nước này. Các kỹ sư cũng sẽ nghiên cứu động cơ đẩy không phụ thuộc không khí của tàu ngầm lớp Amur.
Tuy nhiên, để làm được điều này, Trung Quốc sẽ mất hơn một thập kỷ, trước khi nước này sẽ phải ngừng đặt hàng mua động cơ để thay thế “những chiếc đã già nua, cũ kỹ”, như đã và đang làm với hai loại máy bay chiến đấu J-11 và J-10. “Trung Quốc luôn mất vài năm mới có thể sản xuất được một phiên bản nội địa”, ông Li nhận định.
Chuyên gia Kashin cảnh báo rằng, việc Trung Quốc cố gắng sao chép Su-35, như họ từng làm với Su-27, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. “Bởi vì lần này, người anh em Ukraine của chúng ta không thể giúp họ bằng cách bán cho Trung Quốc tất cả công nghệ mà họ thiếu, để kiếm chút tiền. Tôi nghĩ rằng, tình hình với Amur cũng sẽ tương tự”, ông Kashin nói.
Ukraine từng bị cáo buộc bán cho Trung Quốc các công nghệ quốc phòng Liên Xô. Nhưng Ukraine hiện không thể tiếp cận thông tin về những hệ thống vũ khí, khí tài mới hơn như máy bay Su-35, tàu ngầm lớp Amur…
“Về cơ bản, tàu ngầm Amur không phải là loại tàu ngầm chiến lược. Vì sự quan tâm của Nga ở vùng Viễn Đông không đến mức tham vọng ấy nên họ có thể bán Amur cho Trung Quốc. Như thế có thể cũng góp phần làm đối trọng với Mỹ”, ông Li nhận định.
Theo 24h
Nga bác tin bán máy bay chiến đấu, tàu ngầm cho Trung Quốc
Nga đã lên tiếng bác bỏ thông tin trên báo chí Trung Quốc nói rằng Mátxcơva và Bắc Kinh đã ký kết các thỏa thuận để Nga bán các vũ khí và công nghệ quân sự cho Trung Quốc, trong đó có các máy bay chiến đấu và tàu ngầm.
Một máy bay S-35 của Nga.
Hãng thông tấn ITAR-TASS của Nga hôm qua khẳng định, trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga từ 22-24/3, không có cuộc thảo luận nào liên quan tới các vấn đề "hợp tác kỹ thuật-quân sự".
"Kremlin chính thức bác bỏ thậm chí là chuyện thảo luận thương mại vũ khí trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình", Vasiliy Kashin, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược (CAST) tại Mátxcơva, cho hay.
"Trong quan hệ Nga-Trung, các thỏa thuận mua thương mại vũ khí cụ thể hầu như không bao giờ được thảo luận giữa các lãnh đạo hàng đầu, chỉ là thảo luận chung chung", ông Kashin nói thêm.
Trước đó, báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin Trung Quốc đã ký một thỏa thuận nhằm mua 24 chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada của Nga và đây là thỏa thuận vũ khí đầu tiên kiểu này trong gần một thập niên qua.
"Các chiến đấu cơ Su-35 có thể giúp giảm hiệu quả áp lực đối với phòng không Trung Quốc trước khi các máy bay chiến đấu tàng hình do nước này tự chế tạo đi vào hoạt động", tờ China Daily viết.
Tờ báo còn nói thêm rằng hai nước dự kiến cũng hợp tác hơn nữa trong việc phát triển công nghệ quân sự, trong đó có các tên lửa tầm xa S-400, máy bay vận tải "khủng" IL-476 và máy bay tiếp đầu trên không IL-78.
Cũng theo báo chí Trung Quốc, các tàu ngầm mua của Nga sẽ bổ sung cho hạm đội hiện thời gồm khoảng 65 tàu, trong đó có các tàu ngầm hạt nhân do nước này tự chế tạo và các tàu ngầm tên lửa đạn đạo.
Hồi năm ngoái, tạp chí quốc phòng IHS Jane's, dẫn nhật báo Kommersantcủa Mátxcơva, đưa tin rằng Nga lo ngại một thỏa thuận với Trung Quốc vì sợ rằng Bắc Kinh có thể sao chép trái phép các vũ khí của Nga.
Theo Dantri
Trung Quốc "tậu" một loạt chiến đấu cơ, tàu ngầm Nga Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 25/3 đưa tin Trung Quốc đã nhất trí mua 24 máy bay chiến đấu và 4 tàu ngầm của Nga, trong vụ mua bán công nghệ vũ khí Nga quy mô lớn đầu tiên của nước này một thập kỷ qua. Tàu ngầm lớp Lada của Nga. Tờ China Daily dẫn nguồn đài truyền hình...