TP.HCM yêu cầu không chọn cơ sở cung cấp suất ăn quá xa trường
GD&TĐ -Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi các cơ sở GD trên địa bàn về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong các trường học. Theo đó, Sở sẽ kiểm tra định kỳ và đột xuất các trường có bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, căng tin.
Bữa ăn trưa của học sinh bán trú tại TP.HCM. Ảnh minh họa
Sở GD&ĐT TP khuyến khích các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức xét nghiệm để kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm chế biến tại các bếp ăn, căng tin, suất ăn công nghiệp…
Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia giám sát các bếp ăn tập thể và suất ăn công nghiệp, căng tin tại các trường học.
Đặc biệt nhấn mạnh: Thủ trưởng các đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học nếu nguyên nhân được chứng minh do trường học gây ra; có nhiệm vụ báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo, ngành Y tế kịp thời để cùng phối hợp giải quyết nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe của học sinh, không để xảy ra ngộ độc tập thể.
Sở yêu cầu các trường : Chỉ lấy nguồn thực phẩm từ các đơn vị được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Ưu tiên lấy nguồn thực phẩm từ các cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000),… còn hiệu lực.
Riêng đối với trường hợp đồng với các đơn vị cung cấp suất ăn từ bên ngoài:Chỉ được hợp đồng với những cơ sở cung cấp suất ăn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở chế biến phải bảo đảm vệ sinh, đúng qui trình chế biến thực phẩm một chiều. Xe vận chuyển thực phẩm đến trường phải có thùng kín, dụng cụ đựng thức ăn phải chuyên dụng bảo đảm an toàn vệ snh thực phẩm.
Không chọn những cơ sở cung cấp suất ăn quá xa trường. Bảo đảm thời gian từ khi chế biến xong cho đến khi cho học sinh ăn không được quá 2 giờ. Thực phẩm sau khi chế biến quá lâu phải hâm nóng lại trước khi cho học sinh ăn. Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nên trang bị bếp hâm tại trường để hâm nóng lại thực phẩm trước khi phân phối cho học sinh ăn.
Bố trí khu vực đảm bảo vệ sinh để tiếp phẩm, phòng chia thức ăn hợp vệ sinh; nơi ăn uống của học sinh phải được vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp. Khu vực rửa dụng cụ phân chia thức ăn hợp vệ sinh, trang bị tủ bảo quản dụng cụ chia thức ăn.
Lưu mẫu thực phẩm đúng theo qui định: Mỗi một loại thức ăn lưu trong một vật dụng riêng biệt, vật dụng lưu mẫu nên sử dụng bằng inox. Niêm phong mẫu lưu chặt chẽ, an toàn; Có sổ ghi chép việc thực hiện lưu mẫu đúng theo qui định; thời gian lưu là 24 giờ.
Thảo Nguyên
Theo Giáo dục Thời đại
Điện Biên triển khai thực đơn chuẩn cho học sinh tiểu học bán trú
Ngày 11/01/2019, "Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng" đã được triển khai đến 22 trường tiểu học bán trú tỉnh Điện Biên.
Hội nghị do Sở Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) tỉnh Điện Biên phối hợp với Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức, với sự chỉ đạo trực tiếp từ đại diện Bộ GDĐT, cùng sự tham dự của lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh Điện Biên; lãnh đạo và chuyên viên các Phòng GDĐT, Ban Giám hiệu và cán bộ phụ trách công tác bán trú cùng đại diện Hội Phụ huynh học sinh các trường tiểu học bán trú tại địa phương.
Ông Đào Thái Lai - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GDĐT tỉnh Điện Biên phát biểu tại Hội nghị.
Tại Hội nghị, đại diện Ban Dự án đã giới thiệu đến các đại biểu Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng - Thuộc dự án Bữa ăn học đường do Công ty Ajinomoto Việt Nam khởi xướng và phát triển từ năm 2012, với sự tư vấn và hỗ trợ sâu sắc về mặt chuyên môn của Viện Dinh dưỡng quốc gia - Bộ Y tế và sự phối hợp triển khai của Bộ GDĐT.
Phần mềm không chỉ mang đến cho các trường những thực đơn phong phú, đa dạng, đầy đủ dưỡng chất, với 360 món ăn không lặp lại tạo thành một ngân hàng gồm 120 thực đơn cho các trường luân phiên thay đổi. Sử dụng phần mềm, các trường còn có thể tự tạo thực đơn cân bằng dinh dưỡng bằng cách kết hợp các món ăn sẵn có trong ngân hàng,hoặc sử dụng các nguyên liệu tại địa phương;tính toán vf quản lý chi phí bữa ăn của học sinh.
Phần mềm được cung cấp hoàn toàn miễn phí tại website www.buaanhocduong.com.vn. Mỗi trường tiểu học bán trú đăng ký một tài khoản để sử dụng đầy đủ các chức năng trong phần mềm.
Đại diện Công ty Ajinomoto Việt Nam - ông Nguyễn Văn Luyện chia sẻ về các nội dung của Dự án Bữa ăn học đường.
Theo đại diện Ban Dự án, sau hội nghị, Công ty Ajinomoto Việt Nam sẽ cử nhân viên đến thăm các trường nhằm tư vấn, giải đáp thắc mắc cho các trường trong quá trình áp dụng phần mềm cũng như bộ áp phích, mang lại hiệu quả cho công tác bán trú.
Cũng trong khuôn khổ Dự án Bữa ăn học đường, các nội dung khác đang được triển khai song song với Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡn, gồm: Bộ áp phích minh họa "3 phút thay đổi nhận thức" và "Bếp ăn mẫu bán trú". Bộ áp phích minh họa với những hình ảnh trực quan sinh động giúp các em học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức về giá trị dinh dưỡng, lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe, tạo nền tảng hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho các em. Mô hình bếp ăn mẫu một chiều được xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản, với những trang thiết bị hiện đại, giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tiết kiệm chi phí và nhân công; và cũng là nơi để cho các trường và đơn vị trên toàn quốc đến tham quan, học tập và áp dụng.
Giờ ăn trưa tại trường tiểu học Âu Cơ (Q. Tân Phú, TP. HCM) với khẩu phần ăn được chuẩn bị theo phần mềm.
Kể từ khi được khởi xướng và năm 2012, Dự án nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan chuyên môn đầu ngành, cũng như sự đông tình, ủng hộ từ các nhà trường, phụ huynh và học sinh.Tính đến tháng 11 năm 2018, Dự án "Bữa ăn Học đường" đã được triển khai đến 46 tỉnh thành với 2.997 trường tiểu học bán trú trên toàn quốc đã và đang triển khai các nội dung của Dự án trong công tác bán trú.Hiện, Công ty Ajinomoto Việt Nam đang nỗ lực để các nội dung của Dự án sớm được triển khai đến 63 tỉnh thành trên toàn quốc, tạo điều kiện cho toàn bộ học sinh tiểu học bán trú trên cả nước có thể thưởng thức những bữa trưa cân bằng dinh dưỡng, đa dạng và ngon miệng; từ đó cải thiện tầm vóc và thể lực cho các em - những mầm non tương lai của đất nước./.
Theo vov
Siết chặt kiểm tra bếp ăn trường học ở Hà Nội Sở Y tế Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra bếp ăn trường học. Đồng thời siết chặt kiểm soát nguồn gốc thực phẩm vào trường học. Hiện thành phố Hà Nội có 1.685 trường học tổ chức ăn bán trú cho học sinh, chiếm tỷ lệ 63%. Trong đó có 1.074 trường mầm non, 456 trường tiểu học, 126 trường THCS, 29...