Tỉnh Lào Cai đầu tư 380 tỷ đồng (chủ yếu từ nguồn sự nghiệp giáo dục ngân sách địa phương ) để xây dựng 714 phòng học, 148 công trình nhà ăn , bếp trong năm 2019 và 2020.
Đây là nội dung Kế hoạch đầu tư xây dựng phòng học (xóa phòng học tạm) và nhà ăn , bếp trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020 do UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành.
Theo đó, Lào Cai phấn đấu trước ngày 31/8/2020 sẽ hoàn thành kế hoạch này, để trở thành một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành việc xóa toàn bộ phòng học tạm trên địa bàn.
Giờ học của các em học sinh lớp 4 tại phân hiệu Hồng Ngài (Trường Tiểu học Y Tý), xã Hồng Ngài (Bát Xát, Lào Cai). Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN
Kế hoạch này được triển khai nhằm đảm bảo đáp ứng các điều kiện dạy và học, đặc biệt ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn theo nguyên tắc tập trung đầu tư xây dựng ở trường chính, chưa đầu tư xây dựng ở các điểm trường lẻ do số học sinh ở các điểm trường lẻ giảm nhiều sau khi tỉnh Lào Cai đưa học sinh ở điểm trường về học ở trường chính. Đồng thời, tỉnh ưu tiên đầu tư phòng học cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã phấn đấu đạt chuẩn tiêu chí trường học giai đoạn 2019-2020.
Kết thúc năm 2018, Lào Cai có 874 công trình nhà vệ sinh, nhà tắm được đầu tư cho 100% trường trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí đầu tư trên 106 tỷ đồng. Điều này thể hiện sự quyết tâm rất lớn đối với một tỉnh còn nghèo như Lào Cai trong việc cải thiện môi trường vật chất, chăm lo cho học sinh các cấp.
Hiện nay, Lào Cai có 8.468 phòng học, trong đó có trên 5.000 phòng học kiên cố, đạt 63%, 2.640 bán kiên cố (nhà xây tường chịu lực, mái lợp ngói đỏ hoặc phibro xi măng) chiếm 31%, 442 phòng học tạm chiếm 5,22% (nhà tranh tre nứa lá hoặc nhà cột gỗ, mái lợp phibro xi măng xuống cấp không đảm bảo cho hoạt động của nhà trường). 232 trường có học sinh bán trú.
Theo baotintuc
Quảng Ngãi: Giáo viên vùng cao chăm lo từng bữa ăn cho học trò nghèo
Chỉ với 12 ngàn đồng cho một suất ăn nhưng những bữa ăn của học sinh trường Tiểu học và THCS Ba Lế (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) luôn đầy đủ rau, thịt, cá. Không chỉ được ăn ngon, những trò nghèo ở huyện vùng cao Ba Tơ còn cảm nhận được tình thầy trò thiêng liêng qua sự chăm lo tận tình của thầy cô giáo.
Giáo viên vùng cao nỗ lực chăm lo từng bữa ăn cho trò nghèo
Sau giờ học buổi sáng, 45 học sinh bán trú của trường Tiểu học và THCS Ba Lế lại tập trung ở nhà ăn phụ giúp nhân viên cấp dưỡng lo bữa cơm trưa. Các em tự giác sắp xếp bàn ăn, chén đũa, bưng bê thức ăn rồi cùng nhau ăn bữa trưa khá vui vẻ.
Cứ 6 học sinh ngồi chung một mâm cơm với thức ăn gồm canh cá, rau xào, thịt kho. Nhìn những đĩa thức ăn khá đầy đặn ít ai nghĩ giá thành của mỗi mâm cơm chỉ vỏn vẹn 72.000 đồng.
"Cơm trường nấu rất ngon, mỗi bữa lại có món khác nhau. Hôm nào cháu cũng ăn rất no mà không lo thiếu cơm", em Phạm Thị Ngọc Châu nói.
Mỗi suất ăn chỉ có giá 12.000 đồng nhưng bữa ăn của các em trường Tiểu học và THCS Ba Lế khá ngon, đầy đủ chất.
Sau mỗi bữa ăn, các em tự rửa chén, dọn dẹp nhà ăn thật sạch rồi mới về phòng nghỉ trưa chuẩn bị cho giờ học buổi chiều. Những căn phòng bán trú tuy cũ nhưng sạch và ngăn nắp cho thấy ý thức tập thể của những học sinh vùng cao.
"Nhà cháu rất xa không thể đi về nên cháu được ở bán trú. Ở đây thầy cô lo cho chúng cháu ăn ở, học tập nên ai cũng thích", em Phạm Thị Ngọc Châu cho biết thêm.
Thầy Nguyễn Hải Dương - Trường Tiểu học và THCS xã Ba Lế cho biết, xã Ba Lế là một trong những xã khó khăn nhất của huyện vùng cao Ba Tơ. Với địa hình phức tạp, nhiều sông suối nên đường đến trường của các em vô cùng cách trở, nhiều học sinh phải mất từ 2-3 tiếng đi bộ đến trường. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh đi học không đều hoặc bỏ học. Vì vậy, nhà trường đã khắc phục khó khăn để tổ chức bán trú cho số học sinh có nhà xa trường.
Được ăn ở, học tập tại trường là niềm vui của em Phạm Thị Ngọc Châu và hơn 40 học sinh có nhà xa trường.
Theo thầy Dương, gạo cho bữa ăn là nguồn gạo được cấp từ Nghị định 116 của Chính phủ, nếu thiếu thì phụ huynh học sinh sẽ hỗ trợ thêm. Một học sinh bán trú được hỗ trợ 12.000 đồng cho mỗi bữa ăn. Số tiền này không nhiều nhưng nhà trường đã nỗ lực để các em có được bữa cơm ngon, đầy đủ chất.
"Tuy ở miền núi xa xôi nhưng nhà trường tìm được đơn vị cung cấp thực phẩm giá cả khá rẻ, vừa đảm bảo chất lượng cho bữa ăn của các em đầy đủ nhất có thể. Chúng tôi cũng kêu gọi các cá nhân, tổ chức hảo tâm hỗ trợ thêm để đầu tư cơ sở vật chất, mua vật dụng sinh hoạt cho các em", thầy Dương nói.
Sự chăm lo của thầy cô đã hạn chế được tình trạng học sinh đi học không đều hoặc bỏ học.
Từ khi những học sinh có nhà xa trường được ở bán trú, được thầy cô chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ thì tình trạng đi học không đều hay số học sinh bỏ học đã giảm. Cùng với đó, thầy cô trường Tiểu học và THCS Ba Lế còn tự nguyện kèm cặp, nhắc nhở các em trong việc học tập nên chất lượng việc dạy và học của nhà trường nâng lên rõ rệt.
"Việc làm này đã hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, đặc biệt là trong thời điểm ngày mùa hoặc mưa bão. Cuộc sống bán trú với sự chăm sóc của thầy cô còn giúp các em cải thiện kỹ năng giao tiếp trong đời sống", thầy Nguyễn Mậu Hải - Hiệu trưởng trường TH và THCS xã Ba Lế nhận định.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Nghệ An: Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền các cấp, sự đồng hành của phụ huynh và học sinh, Nghệ An đã đạt nhiều thành tựu đáng tự hào về xã hội hoá giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học. Giám đốc Sở GD & ĐT Nguyễn Thị...
Tin mới nhất
Sứ mệnh của người thầy thời số hóa
17:02:25 17/01/2021
Thực hiện chương trình mới không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định. Nhưng với vai trò cốt lõi trong sự thành công của đổi mới chương trình, các nhà giáo đã nỗ lực để bắt nhịp.
Lo khi con đi trải nghiệm…
14:16:38 17/01/2021
Sẽ thật mâu thuẫn khi nói rằng, tôi muốn cho con được tham gia trải nghiệm cùng các bạn mỗi khi nhà trường tổ chức để con được phát triển toàn diện, nhưng lại luôn muốn giữ con khư khư bên mình để bớt lo lắng, bất an.
Loạt nhân vật nổi tiếng làng game tham gia talkshow về eSports tại ĐH Kinh tế Quốc dân
14:05:24 17/01/2021
Ngày 14/01, buổi talkshow với chủ đề Thể thao điện tử và Kinh tế đã diễn ra tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện NEC Show 02: Extreme do CLB Thể thao Điện tử của Nhà trường tổ chức.
Hai trường ĐH Mở sẽ công nhận tín chỉ tích lũy trong đào tạo
14:02:37 17/01/2021
TS Trương Tiến Tùng – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội nhấn mạnh, làm giáo dục, trước tiên phải để nhân dân và người học hưởng lợi.
Kiểm tra, đánh giá HS theo TT 26: Thầy cô hào hứng, học sinh tích cực
13:57:37 17/01/2021
Áp dụng Thông tư 26, GV được linh hoạt khi đánh giá HS bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều GV, việc kiểm tra, đánh giá HS theo thông tư mới có điểm cần điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn.
Cấu trúc đề thi lớp 10 vào THPT Chuyên Ngoại ngữ 2021
13:55:18 17/01/2021
Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) công bố thời gian thi, cấu trúc đề thi lớp 10 vào Trường THPT Chuyên ngoại ngữ.
Nam sinh ĐH Kiến trúc mặc váy ngắn, đi catwalk đẹp hơn cả nữ sinh
13:15:08 17/01/2021
Hai nam sinh với thần thái chuyên nghiệp, tự tin lấn át mẫu nữ trong buổi trình diễn thời trang tại trường ĐH Kiến trúc HN.
Quảng Trị: Trao học bổng tiếp sức cho học sinh vùng lũ Hướng Hóa
13:05:17 17/01/2021
Nhiều suất học bổng và các phần quà nhằm hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ đã được ông Phạm Hồng Quyền-Vụ trưởng vụ Thi đua khen thưởng TANDTC phối hợp cùng Trường THCS Đống Đa (TP.Hà Nội) trao tặng cho học sinh huyện Hướng Hóa (Quảng Trị...
Hơn 23% sinh viên Anh học trong nước vì lo ngại dịch Covid-19
13:00:48 17/01/2021
Lo ngại nguy cơ lan rộng của biến thể virus corona mới có thể khiến kỳ học kéo dài, nhiều sinh viên Anh hoàn thành hồ sơ đăng ký đại học trước hạn chót 15/1.
Mỹ chú trọng giáo dục kỹ năng sống
12:55:43 17/01/2021
Giáo dục không chỉ nhằm chuẩn bị lực lượng lao động, mà còn mang lại cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp. Dưới đây là những kỹ năng thường xuyên được dạy trong các trường học tại Hoa Kỳ.
Trường tư đua nhau mở ngành sức khoẻ: Lo ngại đào tạo bác sĩ như 'lò ấp' trứng
12:52:39 17/01/2021
Các chuyên gia, bác sĩ lo lắng chất lượng đào tạo không đạt chuẩn khi các trường tư thục ồ ạt tuyển sinh khối ngành sức khỏe.
Giáo viên có thể làm 8 tiếng/ngày ở trường với điều kiện không mang việc về nhà
12:49:50 17/01/2021
Ngành giáo dục đang thiếu 2 yếu tố quan trọng nhất là cơ sở vật chất và đời sống giáo viên thì chắc chắn không thể áp dụng việc buộc giáo viên làm 8 tiếng/ngày.
Những quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm
12:39:05 17/01/2021
Một số điều trong thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đã hết hiệu lực, tuy nhiên, Thông tư này vẫn đảm bảo được nhu cầu học thêm chính đáng của học sinh, phụ huynh.
Làm sao hạn chế rủi ro khi tổ chức cho học sinh đi ngoại khóa?
12:33:16 17/01/2021
Liên tiếp những vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá, một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về công tác đảm bảo an toàn cho học sinh đối với các trường và đơn vị tổ chức.
Chuyện chưa kể về chủ nhân tấm HCV Olympic Hóa học quốc tế đầu tiên ở Nam Định
12:25:35 17/01/2021
Đàm Thị Minh Trang là chủ nhân của tấm HCV Olympic Hóa học quốc tế đầu tiên ở Nam Định. Nữ sinh xuất sắc giành HCV Olympic Hóa học quốc tế năm 2020 với số điểm 91,12/100.
Dạy học tích cực: Giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn (2)
12:23:38 17/01/2021
Để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy theo phương pháp thụ động.
Không sát sao, khó đánh giá học sinh lớp 1 CTGDPT mới
12:09:00 17/01/2021
Kỳ I năm học 2020 - 2021 đã kết thúc. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đã hoàn thành. Nhiều ý kiến cho rằng, giáo viên phải linh hoạt và đặc biệt sát sao với từng học sinh mới có thể đánh giá được.
Quy định chi tiết thời gian dạy, nghỉ hàng năm của giáo viên tiểu học
12:08:57 17/01/2021
Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT 2017 có quy định cụ thể về thời gian dạy, nghỉ hàng năm của giáo viên tiểu học
Bước chuyển của 'Thần đồng công nghệ' sau gần 2 năm du học
09:28:32 17/01/2021
Nguyễn Dương Kim Hảo từng được gọi là thần đồng công nghệ, nhà phát minh nhí… bởi hàng loạt giải thưởng sáng chế Tin học từ các cuộc thi trong nước và quốc tế.
Trường ĐH Tây Đô trao bằng thạc sĩ, đại học
09:26:24 17/01/2021
Ngày 16/1, Trường ĐH Tây Đô tổ chức lễ khai giảng lớp cao học và trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ, đại học.
ĐH Mở TP.HCM ra mắt ứng dụng học online miễn phí
06:52:24 17/01/2021
Sáng 16/1, ĐH Mở TP.HCM giới thiệu hệ thống đào tạo trực tuyến, cung cấp các khóa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.
Mang hơi ấm Tết cho gần 600 giáo viên và học sinh vùng cao khó khăn
06:50:34 17/01/2021
Để động viên các giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sở GD&ĐT Nghệ An đã đi thăm và trao quà Tết sớm.
Nhiều học sinh Nhật Bản có nguy cơ trượt đại học vì Covid-19
06:44:54 17/01/2021
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, nhiều học sinh Nhật Bản không được dự thi đại học vì chưa có kết quả xét nghiệm Covid-19.
Hướng tới xây dựng hệ sinh thái truyền thông về giáo dục nghề nghiệp
06:42:19 17/01/2021
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) tổ chức Hội thảo truyền thông về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu hướng tới xây dựng hệ sinh thái truyền thông GDNN.
50 đề tài nghiên cứu tranh tài tại cuộc thi KHKT cấp TP
06:37:42 17/01/2021
Ngày 16-1, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức vòng chung kết cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học năm 2020-2021.
Chàng sinh viên Công nghệ ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp
06:33:34 17/01/2021
Chàng sinh viên Đỗ Mạnh Công, sinh năm 2001 hiện đang theo học tại trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh chàng có khát khao ước mơ khởi nghiệp từ những con số lập trình.