TPHCM: Trường học mạnh tay bảo vệ HS có HIV

Theo dõi VGT trên

Một trong những cản lớn nhất trên đường đến trường của trẻ có HIV là trường học “đầu hàng” trước áp lực từ phụ huynh học sinh. Ngoài các biện pháp mềm mỏng, một số trường ở TPHCM đã mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các em bằng biện pháp “cứng”.

Từ mềm đến rắn

Lãnh đạo trường mầm non Hoa Hồng (Q.Gò Vấp) kể, cách đây 3 năm, trường gặp sự cố khi một phụ huynh (PH) phản ánh trong lớp con mình đang học có trẻ nhiễm HIV. PH này yêu cầu chuyển con mình sang lớp khác và sẽ giữ bí mật. BGH đã tìm hiểu về hoàn cảnh của HS này và được biết người bố vừa mất vì căn bệnh thế kỷ, cháu đang sống với ông bà.

Sau khi cân nhắc, BGH quyết định đồng ý cho con của PH được cho là “biết chuyện” trên chuyển sang lớp khác để tránh bị xáo động, đồng thời cũng không tiết lộ với GV để các không bị hoang mang. Sau đó, trường chú ý tăng cường tuyên truyền chống kỳ thị với trẻ có H vào các hoạt động đến với PH và GV cũng như cách bảo vệ trước nguy cơ có thể lây nhiễm. Sau này, nhờ kiên trì đẩy mạnh tuyên truyền, chính PH từng chuyển lớp cho con lại đồng ý để con mình chơi với người bạn kia.

Cách đây 2 năm, PH có con theo học tại trường tiểu học An Nhơn Đông (Củ Chi) phản ứng dữ dội khi trường tiếp nhận 15 em có H từ trung tâm Mai Hòa. Cuối cùng trường đã phải “đầu hàng” trước PH, chuyển các em trở về lớp học được tổ chức ở ngay trung tâm, dập tắt cơ hội được hòa nhập của các em. Đến năm học này, tuy vẫn gặp phải nhiều cản trở nhưng tin vui là một số trẻ ở trung tâm Mai Hòa đã được đến trường.

Đại diện phòng GD-ĐT Củ Chi cho hay cái khó của trường là phụ huynh cũng là dân địa phương, họ chứng kiến sự ra đi thường xuyên của các em có H ở trung tâm Mai Hòa. Vấn đề không phải là sự phân biệt, kỳ thị mà phụ huynh thật sự quan ngại cho sức khỏe của con em mình.

Năm nay trường cũng tiếp tục đối mặt với phản ứng từ PH. Tuy nhiên, phòng GD-ĐT thực hiện đưa từng em đến trường, đưa dần sau các buổi học chứ không đưa ào ạt như trước với thái độ vừa cứng rắn vừa mềm dẻo tuyên truyền cho PH.

“Khi lên cấp càng cao thì việc đưa các em đến trường sẽ giảm căng thẳng hơn, hiện có 4 em đang theo học tại Trường THCS An Nhơn Đông. Trường học tiếp nhận HS từ trung tâm nuôi dạy trẻ có H cần phải dùng phương pháp “mưa dần thấm lâu” chứ không không thể ngày một ngày hai được”, đại diện này nói.

Trường hợp khác tại một trường tiểu học ở Nhà Bè, hàng chục PH phẫn nộ khi biết tin trong trường có HS nhiễm H. Lớp có 34 HS thì có đến trên 20 đồng loạt nghỉ học để tạo áp lực với nhà trường. Được sự tư vấn của cấp trên, trường đã “mạnh tay” đồng ý PH nào muốn cho con nghỉ học cứ việc rút hồ sơ chứ nhất quyết không chuyển HS có H sang trường khác như đòi hỏi của PH. Lần lượt, các em HS cũng quay lại lớp, chỉ có 2 em chuyển sang nơi khác.

Video đang HOT

Chống kỳ thị bằng cách tự bảo vệ mình

BS Nguyễn Tài Dũng (phụ trách Y tế học đường thuộc Sở GD-ĐT TPHCM) khẳng định, không ai được quyền yêu cầu người khác xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả HIV của người khác. Chỉ bác sĩ điều trị và bản thân người đó biết mình nhiễm HIV hay không. Hầu hết, trường hợp HS có HIV được biết đến ở các trường đều… nghe PH nói.

Theo BS Dũng, để đảm bảo quyền được học tập và sống hòa nhập với cộng đồng của HS có HIV, các trường cần phải cương quyết giữ lập trường của mình trước áp lực của PH. Nếu PH tạo áp lực bằng cách cho con mình nghỉ học, thì trước hết cần tuyên truyền, tư vấn cho PH hiểu. Nếu vẫn không xong có thể mạnh tay hơn, PH muốn con mình nghỉ học sẽ cho rút hồ sơ. Còn nếu vì áp lực PH để HS có H chuyển trường hay phải nghỉ học sẽ tạo thành tiền lệ xấu, rất khó khăn cho công tác chống kỳ thị HS có HIV.

Ông Dũng nhấn mạnh, nhờ những biện pháp tích cực, hiện nay tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ HIV đã giảm rõ. Một tín hiệu vui là năm học này Sở GD-ĐT chưa nhận phản ánh nào từ PH con mình bị gây khó dễ khi đến trường liên quan đến HIV. Năm học này, Sở cũng sẽ đưa hoạt động phòng chống phân biệt, kỳ thị HIV vào thang điểm của công tác y tế trường học.

Ước tính, trên địa bàn TPHCM có khoảng 60.000 – 70.000 trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tuy nhiên, số lượng trẻ được tiếp cận và chăm sóc chỉ chiếm khoảng 7% (4.200 trẻ).

Bà Nguyễn Thị Ngọc Quý, cán bộ phụ trách OVC thuộc Ủy ban phòng chống AIDS TPHCM cho hay số trẻ có HIV tập trung nhiều ở độ tuổi cấp tiểu học và THCS vì thế, thực tế số trẻ em nhiễm H theo học ở các trường không chỉ một hai em trong danh sách “nghi vấn”.

Theo bà Quý, nhà trường cần tư vấn thẳng thắn với PH rằng khi họ đòi cho con mình chuyển lớp, chuyển trường thì cũng không thể biết nơi học mới HS khác nhiễm H hay không. Thay vì né tránh hãy giúp con mình biết cách tự bảo vệ không chỉ riêng với căn bệnh HIV mà còn với nhiều căn bệnh có thể lây nhiễm khác.

Bên cạnh đó, bà Quý nhấn mạnh, để trẻ có H rộng cửa đến trường thì giáo viên cần được tăng cường tư vấn kiến thức về HIV, bảo vệ lây nhiễm cũng như trường học phải được trang bị những phương tiện y tế cần thiết.

Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cũng chia sẻ sự thông cảm về những lo ngại của PH khi con mình học chung với trẻ có H. Công tác chống kỳ thị HS có H là vô cùng khó khăn không chỉ đòi hỏi các đơn vị giáo dục phải dứt khoát, quyết đoán nhưng để đạt được hiệu quả về lâu dài thì cần kiên trì tuyên truyền để nhận sự đồng thuận của PHHS.

Theo DT

Không "xử" được lạm thu do quy định phá rào của Bộ GD-ĐT

"Mức thu kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh cao hơn gấp nhiều lần học phí. Nhìn chung việc thu chi này không minh bạch" - UB Thường vụ QH kết luận khi giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng lạm thu trong giáo dục.

Không xử được lạm thu do quy định phá rào của Bộ GD-ĐT - Hình 1

Nhiều phụ huynh "toát mồ hôi" vì đề nghị đóng góp thêm mua sắm thiết bị dạy học.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, trong đó đề ra nhiều biện pháp nhằm chấn chỉnh, ngăn chặn nhưng tình trạng lạm thu vẫn chưa giảm.

Theo báo cáo của UBND 39 tỉnh thành và kết quả làm việc trực tiếp với 12 tỉnh thành cho thấy, hiện nay, ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh, ở các trường phổ thông, nhất là khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, phụ huynh học sinh phải đóng góp nhiều khoản tiền khác nhau để phục vụ việc tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, công tác an ninh, trông giữ xe, vệ sinh trường lớp, mua học cụ, mua đồ chơi...

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, việc thu chi các khoản ngoài học phí, lệ phí là cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu học tập, chi phí, đầu tư học tập của người học và yêu cầu tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người học.

Riêng đối với khoản đóng góp kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hiện chưa địa phương nào quy định mức thu cụ thể. Trên thực tế, ở nhiều nơi, mức thu kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lại cao hơn gấp nhiều lần so với mức thu học phí. Nhiều cơ sở đã lạm dụng quy định về đóng góp tự nguyện để huy động cha mẹ học sinh đóng góp kinh phí xây dựng, sửa chữa trường, lớp học mua sắm điều hòa, quạt, đèn chống cận, thiết bị học tập bồi dưỡng, thăm hỏi thầy cô giáo... Nhìn chung việc thu chi này không được công khai, minh bạch, gây nhiều bức xúc đối với phụ huynh học sinh.

Đồng tình với những "cáo buộc" này của cơ quan giám sát, Chủ nhiệm UB văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho biết, theo nhiều ý kiến phán ảnh Ban đại diện cha mẹ học sinh họp theo sự gợi ý của thầy cô chủ nhiệm, nhà trường. Thêm nữa, Ban này cũng hoạt động trên sự áp đặt của một số phụ huynh là "đại gia" nên nhiều khi đề xuất thu chi không phù hợp ý nguyện những gia đình khó khăn hơn. Việc bầu ban phụ huynh nhiều khi cũng căn cứ theo sự giới thiệu của nhà trường, thầy cô chủ nhiệm.

Tình trạng lạm thu diễn ra từ lâu nhưng chưa được ngăn chặn có hiệu quả do nhiêu nguyên nhân. UB Dân nguyện chỉ ra nhiều mâu thuẫn trong các quy định. Điều 105 Luật giáo dục nêu rõ "ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác". Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT thì các trường lại "được huy động nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh để cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, sân, cổng trường, tường bao, nhà để xe... hoặc mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy - học".

Không xử được lạm thu do quy định phá rào của Bộ GD-ĐT - Hình 2

Quỹ phụ huynh nhiều khi là cách lách luật chứ không phải đóng góp tự nguyện.

"Mặc dù trong văn bản này, Bộ đã lưu ý việc huy động đóng góp phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện nhưng trên thực tế các cơ sở giáo dục đã vận dụng quy định trên để huy động phụ huynh học sinh đóng góp thêm các khoản" - cơ quan giám sát nhận định.

Ông Thi một lần nữa "gật đầu": "Những văn bản đề nghị đóng tiền để mua thêm quạt, bóng điện, điều hòa... được đánh máy, in sẵn, phụ huynh đành chỉ ký tên dưới danh nghĩa người kiến nghị. Như vậy là áp đặt, tìm cách lách luật chứ không phải trên cơ sở sự tự nguyện của cha mẹ học sinh".

Quy định về việc quản lý thu chi kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng chưa rõ ràng, cụ thể. Theo quy định Bộ GD-ĐT ban hành, UBND các tỉnh thành quy định việc này. Tuy nhiên, theo ý kiến một số địa phương, đã là khoản đóng góp tự nguyện thì cơ quan nhà nước không thể ban hành văn bản quy định về khoản thu này. Vì vậy, việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, thanh kiểm tra các khoản thu chi này còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu quản lý trong thực tiễn.

Các tỉnh thành cũng "than", học phí thu được tuy không nhiều những vẫn phải dành 40% để chi lương trong khi ngân sách dành cho chi thường xuyên của các cơ sở giáo dục phổ thông còn hạn hẹp. Vậy nên, để có kinh phí chi cho các hoạt động của nhà trường, một số địa phương đã phải quy định các khoản thu khác ngoài học phí, lệ phí.

Từ thực tế đó, Chủ nhiệm Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền nhận xét, giữa quy định của Luật Giáo dục với thực tế thu chi ở trường lớp còn nhiều bất cập. Việc quy định mức 40% trích học phí để chi lương theo đó cũng tỏ ra không phù hợp khi việc thực hiện quy định này dẫn đến thiếu kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên ở trường này thì ở trường khác, khoản trích còn dư nhưng lại không được chi cho hoạt động khác. Ông Hiền kiến nghị nghiên cứu, xem xét, sửa đổi quy định cho phù hợp.

Theo DT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 5 năm vẫn đứng top 1 độ hot, nam chính là cực phẩm nhan sắc ai cũng si mê
05:59:47 19/11/2024
Sao nam hạng A bị ném đá tơi bời khi khơi lại chuyện tình ái với 5 mỹ nhân
06:18:41 19/11/2024
Sao Hàn 19/11: Thành viên 2NE1 phải cấp cứu tại chỗ, Taylor Swift giúp đỡ Rosé
07:00:12 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động

Góc tâm tình

08:49:31 19/11/2024
Anh trai tôi lấy chị Bích đến nay cũng ngót nghét hơn 20 năm. Hồi đầu năm anh chị còn khoe với chúng tôi rằng sắp có đám cưới vàng và bảo sẽ làm bữa hoành tránh cho các con biết bố mẹ chúng đã sống hạnh phúc bên nhau như thế nào.

Huỳnh Thị Thanh Thủy: Từng áp lực khi được dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc tế

Sao việt

08:14:43 19/11/2024
Vừa từ Nhật Bản về TP.HCM và ăn mừng chiến thắng cùng khán giả quê nhà, tân Hoa hậu Quốc tế Huỳnh Thị Thanh Thủy nhanh chóng tiết lộ kế hoạch của cô trong cương vị mới.

The Game Awards ra quyết định lạ, Black Myth: Wukong khó có "cửa" cạnh tranh danh hiệu

Mọt game

08:06:22 19/11/2024
Không thể phủ nhận một thực tế rằng Black Myth: Wukong đang là tựa game có sức ảnh hưởng mạnh mẽ bậc nhất trong năm 2024 này. Đồ họa, chất lượng của trò chơi có lẽ là điều không cần phải bàn cãi thêm.

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

Tin nổi bật

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Sức khỏe

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức tiêu thụ thấp, các sàn thương mại điện tử Trung Quốc chưa khả quan

Thế giới

07:55:59 19/11/2024
Theo tờ Nikkei Asia, Tập đoàn Alibaba vừa báo cáo kết quả doanh thu không mấy khả quan do tiêu dùng yếu ở thị trường Trung Quốc đại lục.

Quang Tuấn: Bà xã cầm hết tiền, mỗi ngày cho tôi vài trăm ngàn tiêu vặt

Tv show

07:44:10 19/11/2024
Đối với Quang Tuấn, cuộc sống của mình ổn định và cảm thấy yên tâm hơn từ khi có vợ vì cô giúp anh quán xuyến mọi việc trong gia đình để nam diễn viên tập trung cho nghệ thuật.

Kỳ vĩ 'Tây Bắc đệ nhất động' Pu Sam Cáp

Du lịch

07:36:04 19/11/2024
Trong hành trình du lịch Lai Châu, du khách có cơ hội khám phá hang động kỳ bí Pu Sam Cáp, vốn được mệnh danh là Tây Bắc đệ nhất động .

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19/11/2024

Trắc nghiệm

07:31:05 19/11/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 19/11/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực trong một ngày

Màn trình diễn thảm họa của 1 Anh Trai: Hát live tệ, rap không nghe thấy gì, vũ đạo rời rạc

Nhạc việt

07:25:14 19/11/2024
Qua loạt video được đăng tải, người hâm mộ thất vọng toàn tập trước giọng hát yếu ớt, thều thào không ra hơi, câu từ không tròn vành rõ chữ.

Người tham gia giao thông gặp họa vì 2 thanh niên vác rựa đánh nhau

Pháp luật

07:06:19 19/11/2024
Ngày 18/11, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đang điều tra vụ việc nhóm thanh niên truy đuổi, chém người giữa phố, gây tai nạn cho người khác.