TP.HCM thừa nhận vội vã trong việc cấm dạy thêm

Chánh văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho rằng quy định cấm dạy thêm, học thêm có phần vội vàng. Vấn đề này cần có lộ trình thực hiện tránh gây bức xức cho xã hội.

Ngày 29/9, ông Võ Văn Hoan – chánh văn phòng UBND TP.HCM – chủ trì buổi họp báo thông tin về vấn đề quy định cấm dạy thêm, học thêm gây bức xúc trong xã hội thời gian qua.

Ông Hoan thông tin sau khi UBND TP.HCM ban hành lệnh cấm dạy thêm, học thêm trong năm học 2016-2017, đã có nhiều ý kiến bức xúc, không đồng tình về quy định này.

Ông Hoan cho hay nhận thức của lãnh đạo TP về chủ trương cấm dạy thêm, học thêm là để giảm tải việc học, giảm áp lực cho học sinh từ phía giáo viên và phụ huynh. Tuy nhiên, việc cấm dạy thêm, học thêm cần có lộ trình để tránh gây ra bức xúc trong xã hội.

TP.HCM thừa nhận vội vã trong việc cấm dạy thêm - Hình 1

Ông Võ Văn Hoan chủ trì buổi họp báo trưa 29/9. Ảnh: Phước Tuần.

“Việc làm nhanh, làm mạnh như vừa qua ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác. Đó là chưa chuẩn bị tâm lý cho đội ngũ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Đây là kinh nghiệm của TP bởi một quyết định tác động đến xã hội phải xem xét, lường trước, nhưng trong quyết định này chúng ta chưa chuẩn bị tâm lý”, ông Hoan nói.

Về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm, ông Hoan cho biết Thành ủy, UBND đã có những giải pháp. Đó là chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về dạy thêm, học thêm ở trường học. Kiểm tra, đánh giá những mặt được và chưa được của dạy thêm, học thêm.

Tăng cường quản lý đối với dạy thêm ngoài trường học: cơ sở vật chất, học phí, giờ giấc…Nâng cao, xây dựng cơ chế chính sách chăm lo cho đội ngũ giáo viên. Và sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới sách giáo khoa và hình thức thi cử.

Để giải đáp những thắc mắc của phụ huynh, giáo viên trong việc dạy thêm, Thường trực Thành ủy đã yêu cầu UBND TP, HĐND TP và các bên liên quan xem xét thấu đáo.

Ở đây vẫn kiên quyết cấm dạy thêm, học thêm đem lại tiêu cực tràn lan theo đúng thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, việc cấm này cần có lộ trình để khảo sát, dựa trên cơ sở thực tế vì đây là vấn đề nhạy cảm.

Video đang HOT

Trước đó, Thành ủy, UBND TP.HCM ra quy định cấm việc dạy thêm trong trường học từ năm 2016-2017 trên địa bàn TP. Sau quy định này, nhiều phụ huynh, giáo viên trên địa bàn tỏ ra bức xúc, không đồng tình với quy định.

Gần đây, một giáo viên ở một trường tiểu học đã bị Sở GD&ĐT TP.HCM kỷ luật vì tổ chức dạy thêm trái phép.

Theo Zing

Học trò kiệt sức vì học: Lỗi tại phụ huynh hay do hệ thống?

Cấm dạy thêm, học thêm, vị "tư lệnh" đứng đầu thành phố đã kiên quyết chỉ đạo nhưng ngay lập tức đụng phải "tổ kiến lửa" vì chạm đến vấn đề nhạy cảm.

Gần đây, khi người lớn còn mải tranh cãi đúng - sai chuyện một cô giáo dạy thêm tiếng Anh bị xử lý, cắt hết thi đua cả năm, thì những người lớn - thầy cô, phụ huynh, các nhà quản lý giáo dục - lại "giật mình" khi một bức tâm thư của học sinh lớp 10 được đăng tải trên phương tiện truyền thông.

Nội dung trong đó chỉ xoay quanh một điều em muốn nói, đó là học hành đã và đang vắt kiệt sức của "các con", còn "người lớn" cứ mải vô tư, kỳ vọng. Câu chuyện giảm tải trong giáo dục lại được bàn đến một cách... nghiêm trọng ngay đầu năm học.

Áp lực học hành - lỗi tại cơ chế?

Trước chỉ đạo kiên quyết của Bí thư Thành ủy, một bộ phận rất lớn từ phía dư luận đã lên tiếng ủng hộ về mệnh lệnh có tính chất hành chính này.

Song cái khó của việc thực thi, đó là với một mệnh lệnh hành chính liệu có thể giải quyết được cho một vấn đề thuộc về lỗi của cả một quá trình, hay còn gọi là lỗi hệ thống?

Trước hết, đó là vấn đề chương trình học quá nặng nề, áp lực đè nặng lên những đôi vai nhỏ-tương lai của đất nước ngay từ những năm tiểu học. Cái cặp nặng trịch 6-7 kg toàn sách vở bài tập thầy cô giao. Trên lớp, học sinh học đến không có giờ chơi, học thêm tràn lan.

Đã có ý kiến cho rằng giảm tải cho học sinh thì trước tiên cần giảm tải ngay trong tư duy của phụ huynh. Nói thì dễ nhưng người Việt Nam với truyền thống hiếu học nên tâm lý, ai cũng muốn con học thành tài. Nên cứ trường chuyên, lớp chọn, là những việc mà phụ huynh "cỡ nào" cũng cố gắng, để con vào bằng được.

Phía giáo viên, cũng rất sợ truyền tải không hết nội dung nên cho học sinh học thêm vào buổi thứ 2, rồi cả buổi tối nữa là thành ca 3 của ngày học. Đáp ứng yêu cầu của phụ huynh, do muốn con giỏi ngoại ngữ nên cho con tới học thêm ngoại ngữ vào buổi tối, không cần biết con có năng khiếu ngoại ngữ hay không.

Áp lực từ nhà trường, giáo viên, phụ huynh, nên hầu như thức dậy khỏi giường là học sinh lao đầu tới trường, học hết hai ca, 5h chiều, cha mẹ đã đón sẵn ở cổng trường dúi vào tay cái bánh bao, bánh mì ăn trên xe, cha mẹ chở thẳng tới lớp học thêm tới tận 10h đêm mới về nhà.

Học trò kiệt sức vì học: Lỗi tại phụ huynh hay do hệ thống? - Hình 1

Sau giờ học chính khóa, học sinh lại hối hả ăn lót dạ chuẩn bị vào lớp học thêm buổi tối.

Trong khi chương trình SGK nhiều năm nói giảm tải nhưng ngành giáo dục vẫn "loay hoay" với việc giảm tải. Chỉ đề cập riêng môn toán của trường phổ thông, có rất nhiều kiến thức cao cấp ở ĐH đã được đưa vào.

Ở một trường THPT của TP.HCM, có em học sinh cho biết khi thầy giáo vừa đưa ra đề, không chỉ Toán mà cả môn Lý, bên dưới tới 2/3 lớp đã nhao nhao giơ tay.

Thế nhưng đó là những em đã được học thêm, quá quen thuộc với nhiều dạng đề nâng cao, còn những học sinh không có điều kiện học thêm thì đành "chạy" theo bạn hụt hơi. Có khi hết cả học kỳ vẫn ở diện học lực trung bình.

Đó là chỉ riêng môn Toán thôi cũng đủ làm học sinh khổ sở lắm rồi chứ chưa nói đến hàng loạt môn khác!

Liên quan tới cái cặp của học sinh tại sao ngày càng nặng khi tới lớp, một giáo viên lớp 11 tại trường THPT N.K (quận Tân Bình) chia sẻ: Đó là do giáo viên nào cũng thấy môn học của mình là quan trọng nhất, trong nhà trường thiếu "trọng tài" phân bổ các tiết học và môn học trong một ngày.

Vì nếu không, 5 môn là 5 thầy. Mỗi thầy lại yêu cầu mang sách học, vở bài tập, sách học nâng cao... cho môn của mình nên hậu quả là với 25 bài vở/ngày khiến học trò trẹo cả hông vì cái cặp.

Giảm tải học tập: Thầy tận tâm, trò phải có động cơ, mục đích

Một giáo viên THPT tại TP.HCM cho ý kiến: Ở lớp bán trú trong buổi 2 đã học hết nội dung. Theo tôi là đã quá đủ trong việc nhồi nhét kiến thức một ngày cho học sinh nhưng kỳ vọng con mình phải giỏi toàn diện mà khiến nhiều phụ huynh học sinh lại tiếp tục nhồi cho con cái bánh bao, hối hả chở con tới lớp học vào buổi tối.

Phần vì sợ cô giáo "để ý", phần vì muốn con mình thành "ông Trạng" hết! Nếu thầy cô nghiêm túc với nghề nghiệp, phát hiện, có HS chưa hiểu bài thì buộc phải có phương pháp với riêng học sinh đó để nâng chất lượng học của lớp lên cho đồng đều. Sẽ tổ chức phụ đạo thêm cho HS đó. Tránh việc cả lớp ùn ùn cùng đi học ca 3.

Tại một diễn đàn bàn về giáo dục đầu năm 2016, Ông Huỳnh Hữu Nhật - đại biểu của UBMTTQ VN - đã có câu chất vấn với lãnh đạo ngành giáo dục thành phố rằng, xu thế hiện nay của thế giới hiện ít quan tâm tới việc điểm số, giáo dục theo đó cần phát huy tính sáng tạo của học sinh, tính tự học và nghiên cứu.

Nhưng học sinh của ta sao phải học nhiều quá tới mức còi cả người vì học. Trên 70-80% số học sinh trong mỗi lớp phải đi học thêm thế thì thời gian dạy chính thức, giờ giáo viên lên lớp cho HS có thực chất, có chất lượng không?

Hiệu trưởng của một trường THPT thuộc quận Tân Bình vốn có nhiều năm liền có tỷ lệ học sinh thi đậu đại học cao chia sẻ xung quanh kinh nghiệm học tốt, dạy tốt, rằng, điều quan trọng nhất của chất lượng dạy và học trong phổ thông nằm ở chính người học sinh.

Nếu bản thân học sinh đó có lòng ham thích, say mê, động cơ thực sự thì bản thân em đó sẽ có kế hoạch cho riêng mình trong học tập. Nếu không thì thầy, cô có nhồi đến mấy các em cũng sẽ không có kết quả học tốt.

Thứ nữa, không có học sinh nào yếu, kém. Chỉ do thầy không phát hiện ra sở trường, khả năng của các em mà thôi! Nhưng do việc phân ban lâu nay của ta không rõ ràng.

Học sinh được chọn môn chính theo khả năng nhưng sau vẫn yêu cầu các em phải học đồng đều hết các môn. Điều này khác xa với nước ngoài.

Nếu thấy với Toán, học sinh này không giỏi thì thử với môn xã hội hay môn khoa học tự nhiên như Lý, Hoá... các em sẽ bộc lộ cho biết khả năng, tố chất của từng em. Việc của người thầy là hướng học sinh, phát triển theo khả năng đó. Định hướng cho học sinh phát huy.

Ngược lại, với người thầy, phải hội tụ hai điều kiện tối quan trọng đó là năng lực và sự tận tâm với nghề. Thương yêu học trò nhưng không có năng lực cũng không được.

Nhà trường cũng không nên lấy tỷ lệ học sinh giỏi trong lớp cao hay thấp hay tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm để đánh giá với người thầy. Vì nếu đặt tiêu chí như vậy sẽ áp lực cho cả trò và thầy.

Việc đánh giá giáo viên chính là các em học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Nếu được cả ba lực lượng trên ủng hộ cũng đồng nghĩa uy tín của người thầy đảm bảo.

Sau thời gian dạy dỗ của thầy, các em học hành kết quả tốt, đó chính là thành tích đánh giá chính xác nhất về chất lượng giảng dạy, mà cả thầy - trò đều thoát ra khỏi áp lực của việc học tập. Như vậy, với học sinh, mỗi ngày đến trường mới là một ngày vui.

Theo Huyền Nga/Công An Nhân Dân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hình ảnh Đại Nghĩa và mẹ trước khi bà qua đời vì đột quỵ, tình trạng hiện tại của nam MC gây xót xaHình ảnh Đại Nghĩa và mẹ trước khi bà qua đời vì đột quỵ, tình trạng hiện tại của nam MC gây xót xa
23:07:09 06/05/2025
Ái nữ nhà Đỗ Mỹ Linh gây sốt với khoảnh khắc nằm gọn trong lòng Chủ tịch Hà Nội FCÁi nữ nhà Đỗ Mỹ Linh gây sốt với khoảnh khắc nằm gọn trong lòng Chủ tịch Hà Nội FC
20:26:18 06/05/2025
Bố mẹ vợ Văn Hậu bị soi thái độ lạ, xa cách không chụp ảnh chung, nghi lục đục?Bố mẹ vợ Văn Hậu bị soi thái độ lạ, xa cách không chụp ảnh chung, nghi lục đục?
21:32:11 06/05/2025
Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài LoanBộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan
21:44:29 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
23:27:13 06/05/2025
Baeksang 2025: Song Hye Kyo bất ngờ "đụng mặt" 2 tình cũ, thái độ 1 người trở thành chủ đề bàn cãiBaeksang 2025: Song Hye Kyo bất ngờ "đụng mặt" 2 tình cũ, thái độ 1 người trở thành chủ đề bàn cãi
21:47:28 06/05/2025
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếpNhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp
22:04:26 06/05/2025
Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh TâmChủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm
21:09:20 06/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đức: Chưa bầu được Thủ tướng trong vòng bỏ phiếu đầu tiên

Đức: Chưa bầu được Thủ tướng trong vòng bỏ phiếu đầu tiên

Thế giới

06:00:06 07/05/2025
Quốc hội liên bang Đức sẽ có 14 ngày để tiến hành vòng bỏ phiếu tiếp theo bầu lại ông Merz hoặc lựa chọn một ứng cử viên khác giữ chức Thủ tướng. Theo truyền thông Đức, vòng bỏ phiếu thứ hai có thể diễn ra trong ngày 7/5.
Cựu 'bom sex' Katie Price kể chuyện phá sản: '6 năm qua là địa ngục'

Cựu 'bom sex' Katie Price kể chuyện phá sản: '6 năm qua là địa ngục'

Sao âu mỹ

05:57:44 07/05/2025
Xuất hiện trong một chương trình mới đây, Katie Price nhắc đến biến cố phá sản, thừa nhận đã trải qua 6 năm như địa ngục.
Cách nấu 3 món ăn giúp tăng estrogen, phụ nữ ăn thường xuyên sẽ chậm lão hóa

Cách nấu 3 món ăn giúp tăng estrogen, phụ nữ ăn thường xuyên sẽ chậm lão hóa

Ẩm thực

05:56:38 07/05/2025
Dưới đây là 3 món ăn giúp tăng estrogen và progesterone rất dễ nấu mà phụ nữ nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thanh xuân.
Nữ diễn viên khiến Song Hye Kyo bật khóc đang viral khắp MXH: Người phụ nữ ai cũng nhớ mặt nhưng hiếm khi nhớ tên!

Nữ diễn viên khiến Song Hye Kyo bật khóc đang viral khắp MXH: Người phụ nữ ai cũng nhớ mặt nhưng hiếm khi nhớ tên!

Hậu trường phim

05:53:43 07/05/2025
Có thể nói rằng bạn thân Song Hye Kyo - Yeom Hye Ran là một nữ diễn viên Hàn Quốc mà ai cũng nhớ mặt, nhưng không phải lúc nào cũng nhớ tên cô.
Anh trai đã ly thân với vợ từ lâu nhưng chị dâu vẫn đều đặn đăng ảnh gia đình thân mật mỗi ngày

Anh trai đã ly thân với vợ từ lâu nhưng chị dâu vẫn đều đặn đăng ảnh gia đình thân mật mỗi ngày

Góc tâm tình

05:03:59 07/05/2025
Cả nhà tôi cũng nể phục chị dâu vì kho ảnh dự trữ , đăng ròng rã mấy tháng mà không trùng cái nào! Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ phải chứng kiến cảnh tượng kỳ lạ đến thế.
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý

Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý

Mọt game

23:46:13 06/05/2025
Trong Counter-Strike: Global Offensive (CS:GO), việc sở hữu những skin đẹp mắt không chỉ giúp tăng trải nghiệm chơi game mà còn thể hiện phong cách cá nhân của người chơi.
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do

Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do

Nhạc việt

23:29:55 06/05/2025
Nhiều năm qua, một câu hát trong Nhật ký của mẹ thường xuyên gây tranh cãi khiến tác giả - nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lên tiếng lý giải.
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con

Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con

Phim việt

23:24:51 06/05/2025
Nếu người bà, người mẹ là hình ảnh chính trong Lật mặt 7 thì sang Lật mặt 8: Vòng tay nắng, Lý Hải dành trọn tâm huyết để tôn vinh người cha.
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn

Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn

Sao châu á

23:20:42 06/05/2025
Bất chấp scandal nghiêm trọng Kim Soo Hyun vẫn chứng tỏ sức ảnh hưởng của mình như một ngôi sao hàng đầu của xứ sở kimchi.
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?

Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?

Nhạc quốc tế

23:16:56 06/05/2025
Nhiều người nhận xét giá vé concert của BlackPink đang quá cao, dẫn đến nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội.
Bị chê nghèo vì mang dép 50K, nữ ca sĩ Việt nổi tiếng cả nước nói rõ một điều

Bị chê nghèo vì mang dép 50K, nữ ca sĩ Việt nổi tiếng cả nước nói rõ một điều

Sao việt

23:09:59 06/05/2025
Mới đây, Nam Em bị một số cư dân mạng soi thói quen đi dép nửa chân và chê cô vừa quê mùa vừa nghèo. Nam Em thẳng thắn trả lời bình luận của cư dân mạng.