TPHCM rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
Chiều 24-4, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản gửi trưởng phòng GD-ĐT 24 quận, huyện trên địa bàn TP về hướng dẫn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cụ thể, Sở GD-ĐT giao trách nhiệm cho phòng GD-ĐT tham mưu, đề xuất với UBND quận, huyện ban hành kế hoạch thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phù hợp với kế hoạch của TP.
Ngoài ra, tổ chức cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu, thảo luận kỹ nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới trước khi kết thúc năm học 2018-2019.
Địa phương cần chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
Video đang HOT
Bên cạnh đó, phòng GD-ĐT còn có trách nhiệm rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học để xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên, xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với kế hoạch của Bộ GD-ĐT.
Trong đó, ưu tiên chọn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đủ về cơ cấu, đảm bảo số lượng và chất lượng để tham gia bồi dưỡng cũng như hỗ trợ địa phương trong quá trình bồi dưỡng đại trà.
Ngoài ra, nhằm thực hiện “Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025″ do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Sở GD-ĐT TPHCM chỉ đạo các đơn vị sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm, bổ sung, tự làm, sưu tầm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy học và lựa chọn sách giáo khoa để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông bắt đầu từ năm học 2020-2021 bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Sở GD-ĐT cũng lưu ý các đơn vị đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại địa phương.
THU TÂM
Theo SGGP
Nữ cán bộ quản lý đóng vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục
Ngày 14/12/2018, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo "Vai trò nữ cán bộ quản lý trong đổi mới giáo dục". Tham dự Hội thảo có 150 đại biểu là lãnh đạo các Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý giáo dục đến từ các tỉnh, thành trên cả nước. Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tham dự và phát biểu chỉ đạo hội thảo.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu chỉ đạo
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã đánh giá cao những đóng góp của các nữ cán bộ quản lý, các chị vừa phải đảm đương việc nước và việc nhà. Trong bối cảnh, toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, vai trò của cán bộ quản lý nữ càng quan trọng.
Để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, Thứ trường cho rằng, nữ cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng quan trọng, chiếm số đông trong cấp quản lý trung gian, giúp ngành và tham mưu cho UBND các địa phương trong việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới thông qua công chỉ đạo, tổ chức triển khai nâng cao nhận thức về mục tiêu, nguyên tắc, định hướng và các giải pháp thực hiện.
Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng: Việc triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới, kế hoạch sắp xếp, bố trí đội ngũ đảm bảo, gắn thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW,... - về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sư phạm cao vì hầu hết là những nhà giáo được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lý, có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục.
Thứ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh: Trong giai đoạn hiện nay, vai trò quan trọng của nữ cán bộ các cấp cần được đề cao, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ này đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới nói riêng hết sức cần thiết. Tại hội nghị này, các đại biểu hãy cùng chia sẻ những bài học kinh nghiệm, thuận lợi, khó khăn, đề xuất những giải pháp trong việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Là ngành có tỷ lệ nữ cao (74,6%) nên nữ nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Hội thảo là cơ hội để khẳng định vai trò, trách nhiệm của nữ cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Trên cơ sở trao đổi, học tập thêm những kinh nghiệm của đồng nghiệp, từ đó tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để triển khai thành công chương trình, sách giáo khoa mới.
ND
Theo giaoducthoidai
Giáo dục kỹ năng cho học sinh tiểu học Đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ tổ chức sân chơi kỹ năng dành cho học sinh tất cả các trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Ảnh minh họa Chương trình sẽ tập trung hình thành cho học...