TPHCM phát hiện gần 15.000 người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm vaccine
Trong số gần 350.000 người thuộc nhóm nguy cơ rà soát được, TPHCM phát hiện đến 14.816 người vẫn chưa tiêm vaccine Covid-19.
Hàng trăm trường hợp dương tính được điều trị ngay với thuốc Molnupiravir.
Tối 18/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, sau 10 ngày phát động chiến dịch “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, địa phương ghi nhận có 349.126 người thuộc nhóm nguy cơ khi nhiễm Covid-19 .
TPHCM đã triển khai thực hiện xét nghiệm tầm soát Covid-19 được cho hơn 80.600 người, kết quả phát hiện 647 người dương tính SARS-CoV-2 và được điều trị ngay với thuốc kháng virus Molnupiravir. Hiện các quận, huyện đang khẩn trương xét nghiệm tầm soát cho tất cả người dân thuộc nhóm nguy cơ trong thời gian tiếp theo và cho uống ngay thuốc kháng virus khi phát hiện ra F0.
Đáng chú ý trong số những người thuộc nhóm nguy cơ rà soát được, TPHCM phát hiện có 14.816 trường hợp chưa tiêm vaccine. Hiện, các quận huyện, TP Thủ Đức đang khẩn trương thuyết phục những người này tiêm vaccine ngay. Với một số người gặp khó khăn trong đi lại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ triển khai các đội tiêm tại nhà.
Các bác sĩ vào tận nhà kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ cao (Ảnh: HL).
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, HCDC khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt nhất có thể các quy định phòng, chống dịch, đặc biệt là biện pháp 5K, cố gắng thực hiện các thói quen tốt như đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên hơn. Cần giảm bớt việc tụ tập, giảm ngồi với khoảng cách gần để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Trong ngày 18/12, UBND TPHCM đã có văn bản thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn TP.HCM theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế. Theo đó, tình hình dịch tại của TPHCM vẫn được đánh giá đạt cấp độ 2.
Video đang HOT
Đối với cấp quận huyện, có 10 địa phương đạt cấp độ 1, bao gồm quận 3, 6, 7, 8, Tân Bình, Tân Phú và các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn; 11 địa phương cấp độ 2, bao gồm quận 1, 4, 5, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, TP Thủ Đức, huyện Nhà Bè và có 1 địa phương đạt cấp độ 3 là Quận 10.
So với tuần trước, 3 địa phương giảm cấp độ dịch là quận 3, huyện Cần Giờ (từ cấp 2 xuống cấp 1), quận 4 (từ cấp 3 xuống cấp 2) và một địa phương tăng cấp độ dịch là quận 10 (từ cấp 2 lên cấp 3).
Sở Y tế TPHCM yêu cầu phải cấp phát thuốc sớm nhất cho F0 là người thuộc nhóm nguy cơ (Ảnh: Hoàng Lê).
Sở Y tế TPHCM cũng vừa có văn bản khẩn chấn chỉnh việc cấp phát thuốc cho F0 là người thuộc nhóm nguy cơ. Cụ thể qua quá trình giám sát, Sở Y tế nhận thấy một số địa phương chỉ cấp thuốc Molnupiravir cho người cách ly tại nhà mà không cấp cho F0 chuyển vào cơ sở thu dung, điều trị, cách ly tập trung.
Sở Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương phải cấp phát ngay thuốc Molnupiravir cho người bệnh nằm trong nhóm nguy cơ ngay khi có kết quả dương tính SARS-CoV-2 và hướng dẫn rõ người bệnh cách sử dụng thuốc. Mục đích cuối cùng nhằm đảm bảo tất cả các F0 thuộc nhóm nguy cơ được chăm sóc và điều trị sớm nhất.
Cả nhà là F0, một cụ ông chưa tiêm vaccine phải thở máy, lọc máu
Đa số các bệnh nhân phải thở máy tại Bệnh viện Thanh Nhàn là người già có bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc không tiêm vaccine.
Phần lớn F0 nặng là người cao tuổi, nhiều bệnh nền
Bệnh viện Thanh Nhàn là "tuyến cuối" trong điều trị Covid-19 tại Hà Nội. Thời gian vừa qua, khi tình hình dịch tại Thủ đô leo thang, số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị cũng gia tăng nhanh.
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Bệnh viện Thanh Nhàn, gần đây, bệnh viện tiếp nhận điều trị thường xuyên trên 100 bệnh nhân Covid-19, đều là các bệnh nhân thuộc tầng 2 và tầng 3 trong hệ thống phân tầng điều trị.
ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Bệnh viện Thanh Nhàn.
Hiện tại, có khoảng 120 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Trong số này, có khoảng 36 bệnh nhân thuộc tầng 3 (từ mức độ thở oxy cho đến phải can thiệp máy thở), trong đó có 8 bệnh nhân phải thở máy.
"Đa số các bệnh nhân trở nặng là người chưa tiêm vaccine Covid-19, chỉ tiêm một mũi hoặc tiêm đủ 2 mũi nhưng chưa đủ thời gian để sinh kháng thể. Đại đa số các trường hợp nằm trong khoảng 80 - 90 tuổi. Các bệnh nhân cũng có rất nhiều bệnh lý nền. Do đó, khi bệnh nhân trở nặng gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị", BS Hường thông tin.
Hầu hết các bệnh nhân phải thở máy là người già có bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc không tiêm vaccine.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng (Ảnh minh họa).
Một trong những ca bệnh nặng nhất đang điều trị tại bệnh viện là một bệnh nhân nam, 86 tuổi, có tiền sử bệnh lý nền tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, suy thận và chưa tiêm vaccine Covid-19.
"Bệnh nhân được chuyển từ Sơn Tây xuống cách đây gần một tuần. Thời điểm vừa chuyển xuống, bệnh nhân đã suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản thở máy, hiện bệnh nhân đang phải lọc máu liên tục. Bệnh nhân có tình trạng bão Cytokines nhưng vì suy gan, suy thận nên không thể điều trị bằng thuốc kháng virus", BS Hường thông tin.
Từ thực tế nhiều bệnh nhân nặng là người cao tuổi chưa tiêm vaccine Covid-19, chuyên gia này cũng khuyến cáo: "Nhiều gia đình có quan điểm bố mẹ già không đi đâu nên không cần tiêm vaccine nhưng đó lại là suy nghĩ sai lầm. Nguồn lây cho người già thường là từ con cái đi ra ngoài tiếp xúc nhiều và mang mầm bệnh về. Do vậy, chúng tôi khuyến cáo việc tiêm phòng vaccine Covid-19 là rất cần thiết cho người cao tuổi, người có bệnh nền".
Nhiều trường hợp cả gia đình là F0
Từ thực tế tại bệnh viện, BS Hường nhận định, các F0 thường có tính chất lây nhiễm theo gia đình. Nhiều trường hợp một người mắc Covid-19 thì cả nhà cũng bị lây nhiễm.
"Trong đợt dịch mới này, chúng tôi ghi nhận sự gia tăng các trường hợp trẻ em mắc Covid-19, đa phần đều bị lây nhiễm trong gia đình. Tuy nhiên, đáng chú ý là các trẻ em khi mắc bệnh chưa ghi nhận trẻ bị nặng, không có diễn biến cần can thiệp về hô hấp. Tình trạng bệnh ở trẻ diễn biến tương tự như bệnh cúm thông thường. Trẻ thường chỉ bị ho, sốt trong 2 - 3 ngày đầu và sau đó bệnh qua đi rất nhanh", BS Hường nói.
Theo BS Hường, hiện tại các nhân viên y tế của bệnh viện đang làm việc với cường độ cao để đáp ứng với tình trạng số lượng F0 nhập viện gia tăng nhanh.
"Bệnh viện đang được tổ chức thành 3 vòng. Vòng lõi là lực lượng y, bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19; vòng tiếp theo là các bác sĩ trưởng khoa sẽ phụ trách từng khu vực; vòng ngoài, chúng tôi có tiểu ban chống dịch có thể kết nối hoặc giao ban trực tuyến, để khi bệnh nhân trở nặng sẽ có sự hội chẩn kịp thời, hoặc trong trường hợp cần thiết sẽ chuyển tuyến cho bệnh nhân", BS Hường cho hay.
Trong tình trạng F0 gia tăng nhanh, theo BS Hường, Bệnh viện Thanh Nhàn có sự điều phối nhân lực phù hợp theo từng cấp độ tầng. Đặc biệt ở tầng 3 đòi hỏi nhân lực lớn, vì khi chăm sóc các bệnh nhân thở máy phải có ca, kíp và nhân lực được đào tạo về hồi sức.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đính chính phát ngôn 'Hoàn trả 2 lô vaccine gia hạn' Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xác nhận việc phát ngôn về 2 lô vaccine tăng hạn sử dụng là "chưa đúng thẩm quyền". Tối 7/12, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội cho biết: Do chưa nắm được đầy đủ thông tin, nên bản thân đã trao đổi về việc...