TP.HCM: Nhiều người đăng ký nhận hỗ trợ Covid-19 từ chối dán tên công khai
Việc công khai danh sách tên người dân được hưởng hỗ trợ Covid-19 tại địa phương được nhiều người đồng tình, tuy nhiên, cũng có nhiều người dân phản ứng, vì cho rằng đó là thông tin cá nhân.
Người dân ký nhận hỗ trợ Covid-19 hồi tháng 7.2021. Ảnh CTV
Những ngày qua, chính quyền phường xã tại TP.HCM đang gấp rút lập danh sách, tổ chức xét duyệt người dân thuộc diện thụ hưởng gói hỗ trợ Covid-19 đợt 3 để gửi về cấp quận thẩm định, phê duyệt kinh phí.
Tạo mã QR để người dân kiểm tra
Ông Trần Quốc Hưng, Chủ tịch UBND P.Linh Trung, TP.Thủ Đức thông tin, tại địa phương, lực lượng tổ dân phố, công an khu vực… có nhiệm vụ rà soát, lập danh sách theo từng hộ gia đình, thống kê lại để gửi về phường xét duyệt, chốt danh sách.
“150 người gồm cán bộ phường cùng tổ trưởng của 78 tổ dân phố đã tổng lực làm, có tổ dân phố phải làm ngày làm đêm để hoàn tất danh sách. Tính đến nay, danh sách xét duyệt của phường có 52.000 hồ sơ người dân được nhận hỗ trợ (chiếm khoảng 76.5% so với khoảng 68.000 dân tại phường), trong đó người dân tạm trú chiếm tới 2/3, đa số là người lao động tại khu chế xuất. Danh sách này sẽ được gửi lên cho TP.Thủ Đức thẩm định, phê duyệt. Khi có kinh phí, chúng tôi sẽ chi hỗ trợ bằng tiền mặt cho dân. Ngoài ra, tại phường có 1.376 trường hợp thuộc 5 nhóm được thụ hưởng gói hỗ trợ đợt 3 nhưng từ chối nhận, nhường cho người khó khăn hơn”, ông Hưng thông tin.
Lãnh đạo P.Linh Trung cũng cho biết, khi thống nhất danh sách, phường sẽ niêm yết, công khai bằng cách dán tại bảng thông tin của khu phố, của trụ sở phường; công khai tại trang thông tin điện tử của TP.Thủ Đức. Đồng thời, phường cũng sẽ có mã QR để người dân quét mã, kiểm tra, phản hồi danh sách.
Bản tin Covid-19 ngày 26.9: Cả nước 10.011 ca nhiễm mới | TP.HCM sẽ gỡ bỏ chốt kiểm soát nội đô
Tại P.14, Q.8 ông Lê Khánh Vũ, Bí thư Đảng Ủy phường, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh P.14, Q.8 (TP.HCM) cho biết, do thời gian triển khai cấp bách, phường đã huy động toàn bộ lực lượng. Trong đó, phân công cảnh sát khu vực kịp thời nắm số hộ dân, nhất là số người dân lưu trú nhà trọ, các tổ dân phố lập danh sách từng hộ và chuyển danh sách lên phường. Lực lượng cán bộ phường xuyên suốt nhập liệu danh sách từ tổ dân phố gửi lên, đôi khi phải làm đến khuya để kịp hoàn thiện danh sách.
Theo ông Vũ, hiện tại, danh sách đang chờ rà soát, phê duyệt của phường có hơn 17.000 người sẽ được nhận hỗ trợ (so với 19.120 dân tại phường).
Nhiều người phản ứng vì cho là thông tin cá nhân
Ông Lê Minh Truyền, Chủ tịch UBND P.7, Q.Tân Bình cho biết, tính đến nay, danh sách gửi về để phường xét duyệt có khoảng 10.700 người (khoảng 89% so với hơn 12.000 dân tại phường).
“Để tránh bỏ sót người thụ hưởng trong khi thời gian thực hiện gấp rút, phường cắt cử lực lượng đi từng ngõ, phát loa thông tin từng nhà. Về quy trình, các tổ dân phố, khu phố sẽ tổng hợp, lập danh sách rồi gửi lên phường xét duyệt và trình UBND quận thẩm định”, ông Truyền nói và cho biết thêm, hiện khó khăn tại cơ sở chủ yếu là khi các lực lượng vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo công tác an sinh cho người dân. Chưa kể, đa số các tổ trưởng tổ dân phố đều đã lớn tuổi, họ phải kiêm các công việc lập danh sách, hỗ trợ phát nhu yếu phẩm cho dân; đồng thời, phải hỗ trợ nhân viên y tế phát test nhanh Covid-19 cho người dân.
Theo ông Truyền, khi lập danh sách, địa phương cũng chỉ đạo dán danh sách ở các bảng thông tin của từng khu phố, hoặc một số nơi thì đăng trang/nhóm mạng xã hội… Tuy nhiên, việc này cũng còn bất cập.
“Mục đích công khai danh sách là để người dân xem nhưng hiện nay “ai ở đâu, ở yên đấy” nên việc người dân ra xem, tra cứu, rà soát rất khó. Chưa kể, người dân một số khu phố phản ứng, cho rằng là thông tin cá nhân nên không muốn dán lên hoặc đưa lên trang mạng xã hội”, ông Truyền cho biết.
Dự kiến, tại địa phương sẽ chi hỗ trợ từ ngày 28.9 đến ngày 5.10, hình thức chi bằng tiền mặt, do cán bộ tại phường đến từng nhà trao trực tiếp.
Ông Truyền cho hay, việc triển khai lần này, chính quyền thành phố sẽ áp dụng công nghệ, có ứng dụng để theo dõi việc phát hỗ trợ. Thay vì ký tên nhận tiền như hai gói trước, sẽ có ứng dụng lưu lại thông tin gồm họ tên, địa chỉ… từ đó, chính quyền sẽ xác định được thông tin của từng trường hợp người dân nhận tiền cũng như nhằm theo dõi, thống kê xem phường đã làm được đến đâu.
Tâm sự nữ điều dưỡng Hà Nội xa con, vào “điểm nóng” Covid-19 ở TP.HCM
HĐND TP.HCM mới đây (ngày 22.9) đã ban hành Nghị quyết 97, chính thức thông qua gói hỗ trợ Covid-19 đợt 3 cho 5 nhóm đối tượng. Trước đó, theo tờ trình tham mưu hướng dẫn phương thức thực hiện của Sở LĐ-TB-XH, thủ tục sẽ qua 3 bước, gồm:
Bước 1, tổ công tác tại phường, xã kiểm tra, rà soát, đối chiếu các tiêu chí quy định để xác định, lập danh sách người có hoàn cảnh thật sự khó khăn; tiếp nhận và tổng hợp ý kiến của người dân, giải đáp thắc mắc cho dân..
Bước 2, hội đồng xét duyệt phường, xã sẽ tổ chức họp, xét duyệt, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và tính chính xác của từng đối tượng, chốt danh sách gửi UBND cấp quận.
Bước 3, UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức sẽ thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí; chỉ đạo phường, xã, thị trấn công khai danh sách với cộng đồng dân cư, bằng cách niêm yết tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố hay trang thông tin (nếu có).
Người dân TP.Thủ Đức 'mượn' hạ tầng Grab để 'đi chợ hộ'
Sáng 28.8, theo Sở Công thương TP.HCM, TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã phối hợp với Grab để mua hàng hóa thiết yếu phục vụ dân trong những ngày giãn cách xã hội. Chương trình bắt đầu triển khai từ 17 giờ chiều nay 28.8.
Bộ đội vẫn đang cùng các tổ dân phố đi chợ hộ cho người dân TP.Thủ Đức. ẢNH: L.N
Theo đó, người mua cần cài đặt ứng dụng Grab, đặt hàng các gói theo nhu cầu tại các siêu thị, cửa hàng trong địa bàn cư trú và đại diện UBND phường sẽ giao hàng đến tận nhà cho người dân.
Trước đó, Grab kiến nghị Sở Công thương TP.HCM để cung cấp miễn phí hạ tầng ứng dụng Grab tại TP.Thủ Đức và 7 quận, huyện mà shipper không được phép hoạt động. Người dùng sẽ vào mục GrabMart chọn mặt hàng tại các điểm bán gần khu vực sinh sống.
Ngày 28.8, đại điện Sở Công thương TP.HCM lưu ý, các địa phương đang phối hợp Grab đặt hàng đi chợ hộ là đang tận dụng app này - vốn được người dân sử dụng nhiều - để đăng ký mua hàng. "Người dân lưu ý là Grab chỉ hỗ trợ cung cấp miễn phí hạ tầng ứng dụng của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho lực lượng đi chợ hộ tại các địa phương, kết hợp với đơn vị cung ứng hàng hóa và người dân tại các vùng cam và vùng đỏ. Grab không đi giao hàng trong thời điểm này", đại diện Sở Công thương thông tin.
Sở Công thương cho biết đang khuyến khích 7 quận huyện shipper không được phép hoạt động sớm phối hợp với Grab, sử dụng hạ tầng phần mềm miễn phí từ doanh nghiệp để các tổ, nhóm, tổ chức đi chợ hộ giúp dân có thể phối hợp với các siêu thị, cửa hàng giao hàng hóa nhanh, an toàn và tiện dụng hơn đến dân trong thời gian giãn cách. Quan điểm của Sở là khuyến khích dân có thể sử dụng hạ tầng công nghệ Grab để đặt hàng tiện lợi hơn, không cấm việc tự đặt hàng theo kênh khác.
Thực tế, hiện các chuỗi bán lẻ và doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm vẫn không thể đáp ứng từng đơn lẻ cho khách hàng. Ngày 28.8, đại diện MM Mega Market (có 2 siêu thị lớn tại TP.Thủ Đức) cho biết, siêu thị có xe tải nhỏ giao hàng đến từng khu vực, không giao lẻ vì nguồn nhân lực không đủ. Hiện nhân viên được cấp giấy phép đi đường rất ít nên ảnh hưởng khá nhiều đến nhân lực vận hành các công việc cần thiết tại siêu thị. Thế nên, giải pháp chung vẫn là giao tiếp hàng với người đại diện nhóm dân cư, khu dân cư, tổ dân phố...
"Một trong những thế mạnh của MM là nguồn thực phẩm tươi sống được phân phối từ nguồn nguyên liệu tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt có các trạm trung chuyển đặt tại Đà Lạt chuyên cung cấp rau củ quả, tại Đồng Nai cho mặt hàng thịt heo, tại Tiền Giang cho mặt hàng trái cây và tại Cần Thơ cho các mặt hàng cá, hải sản. Nhờ sự kết nối của Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT, chúng tôi đã mở rộng được mạng lưới nhà cung cấp hàng nông, thủy hải sản trên cả nước và đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tổ công tác 970 thường xuyên cập nhật thông tin về nhà cung cấp, loại trái cây đang vào vụ thu hoạch và cần doanh nghiệp chung tay tiêu thụ", đại diện MM Mega Market cho biết.
TP.HCM: Kiểm soát được dịch Covid-19, Q.Gò Vấp tính việc dỡ rào chắn, dây giăng trước hẻm Sau khi kiểm soát được dịch Covid-19 theo 6 tiêu chí của Bộ Y tế, lãnh đạo Q.Gò Vấp (TP.HCM) cho biết trước mắt sẽ tháo dỡ rào chắn, dây giăng; đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp, người dân trở lại sản xuất. Lực lượng chức năng P.9, Q.Gò Vấp tháo dỡ một chốt kiểm soát sau kết thúc...