TPHCM: Nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho HS tiểu học
Sáng 18/4, Sở GD&ĐT TPHCM đã phối hợp cùng với công ty FMS (Fresh Media&Solutions) tổ chức phát động hội thi An toàn vệ sinh thực phẩm cấp tiểu học.
Bữa ăn trưa của HS tiểu học tại TPHCM (ảnh minh họa)
Theo đó, đối tượng dự thi là học sinh lớp 4, 5 và cấp dưỡng các trường tiểu học có bếp ăn bán trú trên địa bàn TP.
Theo ban tổ chức, xuất phát từ thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ở Việt Nam nói chung và ở các trường học nói riêng vẫn còn nhiều “báo động”.
Mặc dù đã có nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức nhằm trang bị kiến thức về VSATTP trong trường học, nhưng hầu hết vẫn mang tính lý thuyết, khô khan và chưa tạo được hiệu ứng tích cực.
Chính vì lẽ đó, hội thi được tổ chức nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh, hấp dẫn cho học sinh và cấp dưỡng, qua đó tuyên truyền và nâng cao kiến thức về VSATTP cho không chỉ học sinh, cấp dưỡng mà cả giáo viên và phụ huynh học sinh – những người trực tiếp chế biến thực phẩm cho các em tại gia đình. Đồng thời góp phần giảm thiểu tối đa những vụ ngụ độc thực phẩm.
Với thông điệp “Giảm thừa cân béo phí – Tăng trưởng chiều cao cho người Việt – Đảm bảo VSATTP học đường”, hội thi sẽ được tổ chức qua 4 vòng thi gồm vòng loại thi trực tuyến tại đơn vị, hai vòng thi trắc nghiệm kiến thức và nấu ăn, 3 đội xuất sắc nhất sẽ bước vào vòng chung kết dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5/2018.
Video đang HOT
Hồng Đăng
Theo giaoducthoidai.vn
Trường Đoàn Thị Điểm Ecopark thừa nhận bếp ăn có chảo dầu đen ngòm
Theo đại diện nhà trường, chảo dầu ăn sau khi chiên xong có màu đen là sự việc xảy ra từ cuối năm 2016. Hiện tại, nhà trường đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm cho học sinh.
Thời gian gần đây, đại diện một số phụ huynh trường Đoàn Thị Điểm Ecopark (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) tố cáo bếp ăn bán trú tại trường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo phụ huynh, chất lượng thực phẩm đầu vào tại trường không rõ nguồn gốc.
Cụ thể, cha mẹ học sinh tố chảo dầu ăn sau khi chiên xong chuyển thành màu đen, thức ăn sống để lẫn đồ chín, lô cá hỏng nhập từ một cửa hàng ở chợ Nguyễn Công Trứ, thịt gà quá hạn sử dụng.
Chia sẻ với phóng viên, bà Vũ Thị Thanh Bình, chánh văn phòng nhà trường, khẳng định, từ ngày 13/3, Công ty TNHH MM Mega Market (siêu thị Metro Phạm Văn Đồng) là nhà cung cấp chính cho bếp ăn của trường.
Trường đặt mua thực phẩm từ Metro trước khi chế biến tối thiểu 15 tiếng (theo thực đơn của ngày hôm sau). Tuy nhiên, một số mặt hàng như cá tươi, Metro không đủ khối lượng, trường gọi mua từ các nhà cung cấp dự phòng.
Bà Bình bác bỏ thông tin cho rằng trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm có công nợ với Metro dẫn đến việc đơn vị này ngừng cung cấp thực phẩm.
Theo chánh văn phòng nhà trường, 100% nhà cung cấp chính và nhà cung cấp dự phòng cho trường có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm còn hiệu lực. Nhà trường sẵn sàng cung cấp các giấy tờ, văn bản chứng minh cần thiết cho cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, bà Bình thừa nhận, nhà trường từng có sai sót trong việc quản lý bếp ăn.
Cụ thể, cuối năm 2016, phụ huynh phát hiện trong bếp ăn có chảo dầu mỡ đã chuyển thành màu đen. Ngay sau khi nhận được phản hồi, trường đã cho thôi việc nhân viên là Đ.T.L, người trực tiếp quản lý bếp.
Chảo dầu sau khi đã chiên xong thức ăn của trường Đoàn Thị Điểm. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.
Về thông tin phụ huynh thấy trong tủ đông có khay thịt gà còn lại từ ngày 11/4, bà Bình lý giải: Đây là 6 kg thịt gà còn lại do ngày 11/4 có 31 học sinh nghỉ học, số thịt mua không dùng hết.
Số thịt gà này được lưu trữ đúng quy định trong tủ đông, có ghi tem mác (tem mác ghi rõ thông tin số học sinh nghỉ, chuyển chế biến cho giáo viên ngày 12/4). Bà Bình khẳng định ngày 12/4, thực đơn của học sinh toàn trường không có thịt gà.
Về mặt hàng cá ngày 12/4, đại diện trường Đoàn Thị Điểm cho biết nhân viên y tế nhà trường chủ động kiểm tra ngẫu nhiên 3 mẫu cá trê phi lê khi nhập. Thông qua máy kiểm tra KT04, cán bộ y tế phát hiện một mẫu có có dấu hiệu bất thường (chuyển sang màu hồng) về dư lượng foocmon.
Nhân viên y tế đã báo cáo, hiệu trưởng yêu cầu dừng sử dụng, niêm phong toàn bộ số cá đã nhập, gửi mẫu đi xét nghiệm chuyên sâu. Nhà trường đã lập biên bản trường hợp này và chủ động thông tin cho đại diện ban phụ huynh trong buổi kiểm tra.
Sau khi niêm phong toàn bộ số cá, trường đặt mua 130 kg thịt lợn từ Metro, nhưng họ không thể đáp ứng (do trường hợp đột xuất, không kịp đặt trước 15 tiếng), vì vậy trường gọi mua thịt lợn từ nhà cung cấp dự phòng.
Nhà cung cấp dự phòng mổ thịt tới đâu chuyển ngay tới trường để kịp sơ chế và chế biến phục vụ bữa trưa cho học sinh. Khi thịt chuyển tới, nhân viên y tế đã kiểm tra và không phát hiện dấu hiệu bất thường. Tổng khối lượng thịt lợn nhập thay thế cho cá ngày 12/4 là 135 kg.
Trước thông tin nhân viên bếp để đồ ăn sống, chín lẫn lộn, bà Bình cho rằng trong quá trình kiểm tra có một lần đồ sống để cùng đồ chín, nhà trường đã tiến hành nhắc nhở, xử lý.
Chánh văn phòng trường Đoàn Thị Điểm cho biết ngày 31/3, Đoàn thanh tra Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Hưng Yên đã có buổi làm việc về kết quả thanh tra chi tiết toàn bộ các nội dung liên quan việc đảm bảo an toàn thực phẩm của nhà trường, kết quả đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Hiện tại, nhà trường sẽ khắc phục bếp ăn theo nguyên tắc một chiều trong thời gian 60 ngày, kể từ 31/3.
Theo Zing
Vụ cô giáo tố bị hiệu trưởng xúc phạm vì không phá thai: Thêm nhiều GV tố hiệu trưởng Sau khi Dân trí đăng tải bài viết "Cô giáo tố bị hiệu trưởng xúc phạm vì không phá thai khiến trường mất thi đua", nhiều giáo viên trường Mầm non Sao Mai (thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đã lên tiếng về nhiều vấn đề khác của điểm trường này. Làm việc với phóng viên Dân trí, các cô...