TP.HCM không cho điểm học sinh lớp 1
Theo hướng dẫn tạm thời của Sở Giáo dục Đào tạo TP.HCM, ngoài bài kiểm tra cuối năm học, đối với học sinh lớp 1, tuyệt đối không cho điểm trong suốt quá trình tổ chức dạy học, kể cả bài kiểm tra thường xuyên.
Học sinh lớp 1 tại TP.HCM năm học này sẽ nhận lời nhận xét từ giáo viên thay vì nhận điểm số. Trong ảnh là học sinh Trường Thân Nhân Trung, Q.Tân Bình, dự khai giảng đầu năm học mới
Trong khi chờ hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục Đào tạo, ngày 12.9, Sở Giáo dục Đào tạoTP.HCM có hướng dẫn tạm thời việc đánh giá không cho điểm đối với học sinh lớp 1 năm học 2013-2014.
Ngoài bài kiểm tra cuối năm học, tuyệt đối không cho điểm trong suốt quá trình tổ chức dạy học, kể cả bài kiểm tra thường xuyên.
Đánh giá thường xuyên, định kỳ đều bằng nhận xét
Việc đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuân kiên thức, kỹ năng của chương trình giáo dục tiểu học theo từng môn học và hoạt động giáo dục.
Giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, trong đó tập trung về những nội dung học sinh đã thực hiện được và chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên, giúp đỡ. Việc đánh giá thường xuyên được thực hiện cho tất cả các môn học.
Trong giai đoạn học sinh lớp 1 chưa đọc được lời nhận xét trong vở, giáo viên dùng những hình thức động viên kèm theo nhận xét bằng lời trực tiếp với học sinh. Khi học sinh đã đọc được, giáo viên ghi nhận xét, lời phê trong vở của học sinh.
Video đang HOT
Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét được thực hiện luân phiên học sinh qua từng tiết học trong một buổi, đảm bảo số lần nhận xét tương ứng với số lần cho điểm theo quy định.
Giáo viên sẽ đánh giá nhận xét học sinh theo từng mức độ hoàn thành tốt, hoàn thành khá, hoàn thành, chưa hoàn thành và có tiến bộ với nội dung động viên, khuyến khích. Trong ảnh là học sinh lớp 1 Trường Thân Nhân Trung, Q.Tân Bình, dự khai giảng đầu năm học mới
Việc đánh giá định kỳ đối với các môn tiếng Việt, toán, tin học và tiếng dân tộc đều được đánh giá bằng nhận xét. Đối với các môn đạo đức, tự nhiên và xã hội, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, thủ công được đánh giá bằng nhận xét theo quy định từ năm 2009 của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Riêng đối với môn tiếng Anh và các ngoại ngữ khác sẽ thực hiện đánh giá theo quy định của đề án áp dụng riêng cho từng ngoại ngữ.
Phụ huynh, học sinh cũng tham gia đánh giá
Ngoài việc giáo viên đánh giá thì học sinh và phụ huynh cũng tham gia đánh giá về bản thân học sinh đó.
Học sinh tự đánh giá đối với mỗi hoạt động cá nhân sau khi thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, học sinh có thể chia sẻ kết quả hoặc khó khăn với bạn, nhóm bạn hoặc giáo viên. Học sinh sẽ báo cáo kết quả cuối cùng với giáo viên để được xác nhận và hướng dẫn thêm.
Việc phụ huynh tham gia đánh giá học sinh bằng nhận định, ý kiến phản hồi ghi vào sổ liên lạc như một kênh thông tin tham khảo cho giáo viên.
Nhận xét không dùng hình thức ký hiệu
Sở Giáo dục Đào tạo TP.HCM hướng dẫn: Trong quá trình đánh giá thường xuyên nhận xét bằng lời hay ghi vào vở của học sinh, giáo viên nên có những hình thức động viên học sinh khi các em hoàn thành yêu cầu, chủ yếu là động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh, không sử dụng các hình thức chê trách (như ký hiệu mặt buồn hay đánh giá C, D,…) , so sánh học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào với bất kỳ động cơ nào…, không tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh. Nếu bài làm hoặc hoạt động giáo dục học sinh thực hiện sai hoặc chưa hoàn chỉnh, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện lại cho đúng và đầy đủ. Từ đó động viên, khích lệ các em nỗ lực phấn đấu tiếp tục trong học tập. Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét được đánh giá theo từng mức độ học sinh hoàn thành theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và gắn liền với lời nhận xét cho phù hợp.
Theo TNO
Nghiêm cấm giáo viên chê học sinh lớp 1
Đây là một trong những nội dung của "Chỉ thị về viêc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1" do Bộ GD - ĐT ban hành.
Dạy học trước chương trình lớp 1 xảy ra ở một số địa phương đang là vấn đề gây bức xúc trong toàn xã hội. Việc làm này không những phản khoa học, mà còn gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1, vì sẽ làm trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tâp, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt.
Vì vậy, để quán triệt tình trạng này, Bộ GD - ĐT chỉ thị số 2325 /CT-BGDĐT, yêu cầu các sở GD - ĐT phải triển khai ngay một số công việc sau:
Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường tiểu học, các cơ sở giáo dụcmầm non trên địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông đây mạnh các hình thức tuyên truyền để cha mẹ học sinh, xã hội nhận thức đúng đắn về tác hại và không cho trẻ học trước chương trình lớp 1.
Nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy trước chương trình. Các cơ sở giáo dục, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị thanh tra và xử lý nghiêm theo quy định.
Yêu cầu các trường tiểu học công bố các giải pháp đảm bảo chất lượng của nhà trường để cha mẹ học sinh yên tâm. Thực hiện nghiêm túc quy định của chương trình lớp 1, nhất là về nội dung dạy học và chuẩn kiến thức, kĩ năng; đảm bảo dạy cho tất cả học sinh từ những bài học đầu tiên, không bỏ qua bât kỳ bài học nào.
Ưu tiên lựa chọn, đồng thời động viên, khen thưởng giáo viên có kinh nghiệm, tận tụy, yêu thương trẻ dạy lớp 1. Đặc biệt quan tâm giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập; nghiêm cấm việc yêu cầu học sinh làm các bài tập hoặc thực hiện các hoạt động vượt quá yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để giáo viên có thời gian tổ chức cho học sinh hoàn thành các yêu cầu học tập hoặc tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường tùy theo khả năng của nhà trường và địa phương.
Thực hiện đánh giá học sinhlớp 1 theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh; hướng dẫn tận tình, chu đáo học sinh cách ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, đặt vở, từng bước biết đọc, biết viết, làm tính toán..., giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích đối với các hoạt động học tập.
Giáo viên không được có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinhtrong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào. Các trường tiểu học thực hiên nghiêm túc viêc tuyên sinh đâu câp theo quy định; tuyệt đối không tổ chức thi tuyểnhọc sinh vào lớp 1.
Đồng thời, Bộ GD - ĐT cũng yêu cầu các các cơ sở giáo dục mầm non phối hợp với các cấp, các ngành huy động tối đa trẻ 5 tuổi đến trường; không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ; đồng thời, hướng dẫn, tư vân cho các bậc cha mẹ về các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học. Việc quản lý tình trạng này tại các cơ sở giáo dục mầm non sẽ do các Phòng GD - ĐT phụ trách.
Bên cạnh đó, để giải quyết triệt để vấn đề này, Bộ GD - ĐT còn yêu cầu các Sở tham mưu với UBND tỉnh, thành phố quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tại địa phương, từng bước khắc phục tình trạng số lượng học sinh trên lớp cao hơn so với quy định ở một số thành phố lớn, nơi có mật độ dân số cao, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.
Trong chỉ này cũng yêu cầu Giám đốc sở GD - ĐT có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc, báo cáo nhanh kết quả (kể cả trong dịp hè) về Bộ, cho đến khi chấm dứt hoàn toàn tình trạng này.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Bật cười với lỗi chính tả: 'Cô giáo em say mê chồng người' Nòng nợn nuộc, lước lào, thiếu lữ... và vô số lỗi chính tả khác của học trò. Việc sai lỗi chính tả đôi khi gây hệ quả khá nghiêm trọng và cần được khắc phục nhanh chóng. "Cô giáo em say mê chồng người" Câu chuyện bắt đầu từ tình trạng viết sai chính tả đang ngày càng phổ biến của giới trẻ...