TPHCM: Khó khăn trong triển khai dạy học 2 buổi/ngày
Năm học 2020 – 2021, cùng với cả nước, TPHCM bắt đầu thực hiện Chương trình GDPT năm 2018 ở cấp tiểu học với khối lớp 1.
Một số quận, huyện tại TPHCM gặp khó về việc đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày khi thực hiện Chương trình GDPT mới
Để đảm bảo toàn bộ HS được học 2 buổi/ngày như yêu cầu của Chương trình mới là thách thức không nhỏ với thành phố, nhất là với những quận, huyện gặp áp lực về gia tăng dân số cơ học, khó khăn về mạng lưới trường lớp.
Là địa phương có tốc độ tăng dân số cơ học cao, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học của quận 12 mới chỉ đạt 20%, rất thấp so với bình quân chung của cả TP.
Năm học 2020 – 2021, quận 12 dự kiến có gần 11.000 học sinh vào lớp 1, cần có hơn 300 phòng học để tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho số học sinh này, đáp ứng yêu cầu số học sinh/lớp là 35 em.
Trong khi đó, số học sinh học xong lớp 5 trong năm học tới chỉ tương ứng với 122 phòng học; phân bố không đồng đều giữa các phường. Dù quận đã được phê duyệt 5 dự án trường học nhưng đến năm 2020 chưa thể đưa vào sử dụng.
Video đang HOT
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT quận 12 chia sẻ: Phòng đang tính toán, tham mưu UBND quận xem xét thực hiện theo 2 phương án, nơi nào đủ khả năng sẽ tổ chức học 2 buổi/ngày, có thể nâng sĩ số lên 45 hoặc 50 học sinh/lớp; Nơi nào không đủ phòng tổ chức được 2 buổi/ngày, cũng không thể nâng sĩ số có thể tổ chức học 6 buổi/tuần, tức học cả thứ Bảy.
Tương tự, tại quận Thủ Đức mới có 49% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày, sĩ số bình quân 44 học sinh/lớp. Dù rất nỗ lực để đảm bảo cơ sở vật chất nhưng trong năm đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT mới, một số trường của quận phải tổ chức cho học sinh học 6 buổi/tuần.
Tại quận Tân Phú, cũng là một trong những địa phương hằng năm có số học sinh tăng nhanh. Trung bình học sinh vào lớp 1 của quận từ 9.000 – 10.000 em/năm, tuy nhiên theo thông tin từ Phòng GD&ĐT quận, năm học tới chưa có dự án trường tiểu học mới nào được đưa vào sử dụng. Vì vậy, việc đảm bảo toàn bộ học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày với sĩ số 35 em/lớp trong năm học 2020 – 2021 khó khả thi mà cần phải có lộ trình từng năm.
Còn với huyện Bình Chánh, địa phương hiện có hơn 10.000 học sinh lớp 1, tổ chức thành 286 lớp. Tỷ lệ bình quân mới đạt 182 phòng học/10.000 dân, vẫn còn thiếu 82 phòng học theo chủ trương của TP. Trong đó một số xã như Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B áp lực tăng dân số cơ học cao nên chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày.
Phương án mà Phòng GD&ĐT huyện kiến nghị là xây thêm trường, nếu không được trước mắt sẽ cố gắng dạy “cuốn chiếu” cho học sinh lớp 1, tức là ưu tiên các em học 2 buổi/ngày, các khối lớp còn lại học 1 buổi/ngày.
Thảo Nguyên
Theo Giáo dục thời đại
Kiến nghị không dạy thêm đối với học sinh tiểu học
Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục kiến nghị UBND thành phố ra quy định cấm dạy thêm đối với học sinh học hai buổi/ngày.
Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục có tờ trình gửi UBND thành phố về việc ban hành quy định liên quan đến quản lý dạy thêm, học thêm.
So với kiến nghị cách đây 2 tháng về việc quy định mỗi học sinh học thêm không quá 6 tiết/ môn học/ tuần và không quá 18 tiết/ tuần, lần này Sở kiến nghị thành phố đưa ra 4 "không" đối với việc dạy thêm.
Không dạy thêm học sinh tiểu học (Ảnh: Thanh Tùng)
Thứ nhất, không dạy thêm đối với học sinh học hai buổi/ngày.
Thứ hai, không dạy thêm học sinh tiểu học (trừ trường bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống)...
Thứ ba, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp không dạy thêm chương trình phổ thông.
Thứ tư, đối với giáo viên hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập, Sở đưa ra hai kiến nghị là không được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy ngoài trường; Và không được dạy thêm ngoài trường với học sinh chính khóa mà thầy cô đang dạy trên lớp.
Ngoài ra, Sở cũng kiến nghị thành phố quy định hoạt động dạy học thêm, dạy thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh, không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
Không cắt giảm chương trình chính khóa, không dạy trước chương trình đưa vào nội dung học thêm.
Học sinh học thêm tự nguyện và được gia đình đồng ý, không dùng bất cứ hình thức nào ép buộc.
Không tổ chức dạy thêm, học thêm theo lớp học chính khóa, học sinh trong lớp học thêm phải có học lực tương đương nhau.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất rõ trách nhiệm quản lý dạy thêm, học thêm Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa có tờ trình, trong đó đề xuất rõ trách nhiệm các cơ quan quản lý trong việc quản lý dạy thêm, học thêm. Ngày 5/2/2020, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã ký tờ trình 343/Ttr-GDĐT-TC, gửi Ủy ban...