TPHCM: Giáo viên cho rằng đề Sử thiếu đột phá
Nhiều giáo viên tại TPHCM nhận định, đề môn Lịch sử bám theo đề minh hoạ của Bộ GD-ĐT đã định hướng từ trước đó. Tuy nhiên, thiếu “hơi thở” thực tế để định hướng học sinh nhận thức các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước.
Cô Bùi Thị Phượng, Tổ trưởng bộ môn Lịch Sử, trường THPT Tây Thạnh nhận xét: Cấu trúc nội dung đề thi môn Sử nằm trong chương trình lớp 11 và 12. Lớp 11 chiếm khoảng 20% kiến thức, còn lại nội dung chương trình lớp 12.
Đề có mức độ phân hóa rõ ràng cho đối tượng học sinh xét tốt nghiệp THPT, 70% kiến thức cơ bản, 30% câu hỏi dành cho thí sinh chọn xét vào các trường cao đẳng, đại học.
Thí sinh trăn trở dò lại bài thi
Tôi chưa xem hết tất cả 24 mã đề, nhưng qua tiếp cận một số đề thi và từ phản hồi của học sinh tôi thấy; nếu so với đề thi THPT Quốc gia năm 2017, năm nay cách ra đề đảm bảo tính cân bằng về độ khó dễ giữa các mã đề, đó cũng là yếu tố đảm bảo tính công bằng cho thí sinh. Cách ra đề bám sát những nội dung giáo viên đã hướng dẫn trên lớp và tương tự như mẫu đề minh họa của Bộ. Đề có tính phân hóa, câu hỏi rõ nghĩa không làm khó học sinh, tiếc là ở phần mở rộng chưa có những câu hỏi mang tính thời sự, liên hệ thực tế … thiếu những câu hỏi từ giai đoạn đất nước đổi mới và mở cửa 1986 đến nay. Có thể đánh giá đây là một đề thi “an toàn” cho học sinh.
Qua đề thi năm nay, cá nhân tôi còn chút trăn trở, thiết nghĩ đối với môn khoa học xã hội đặc thù như môn Sử, cần có những câu hỏi mang tính đột phá hơn, thay vì chỉ xoay quanh kiểm tra kiến thức, sự kiện thì cần thiết cho học sinh nhận thức và liên hệ giữa quá khứ và những vấn đề thực tại. Bởi nhìn chung có thế thấy rằng, “lỗ hổng” của học sinh Việt Nam mình trong học tập thi cử chính là ở chỗ; kiến thức, sự kiện thì nắm vững, nhưng tư duy nhận thức thực tế lại còn hạn chế. Do đó, qua cách ra đề thi THPT Quốc gia, giáo viên sẽ có cơ sở thiết thực hơn để định hướng, giáo dục nhận thức cho học sinh một cách đầy đủ, khách quan nhất về những vấn đề chính trị xã hội trong bối cảnh trong nước và xu thế phát triển của thế giới hiện nay.
Video đang HOT
Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia 2018
Cô Phạm Thị Hoài Thương, Tổ trường môn Sử, Trường THPT Nhân Việt đánh giá, các câu hỏi trong đề Sử giống với đề tham khảo mà Bộ GD-ĐT công bố. Nội dung các câu hỏi phù hợp với năng lực học sinh, không vượt quá kiến thức phổ thông.
Một trong những đáng chú ý là các câu hỏi trong đề được sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, theo mức độ tăng dần biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Khoảng 20 câu đầu là các câu cơ bản, học sinh trung bình nắm chắc kiến thức có thể làm được. Sau đó các các câu hỏi tăng dần độ khó, yêu cầu học sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức để giải quyết.
Cô Hoài Thương nhận xét, đây là một đề thi có sự phân hóa tốt, điểm trung bình học sinh có thể đạt 5 – 6 điểm, học sinh khá có thể đạt 7, số điểm cao hơn sẽ thuộc về các em có khả năng học tốt Sử.
Lê Phương – Hoài Nam
Theo Dân trí
Bài thi tổ hợp KHTN: Đề thi gây áp lực lớn với học trò và giáo viên?
Không chỉ thí sinh than thở về đề thi, ngay nhiều giáo viên tại TPHCM cũng đánh giá đề thi Hoá, Sinh đều gây áp lực cho học trò. Ngay cả những thí sinh khá giỏi cũng khó đạt được mức 7- 8 điểm.
Đề Hoá gây áp lực cho học sinh và giáo viên
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho biết, tôi khá bất ngờ với đề môn Hoá hôm nay vì mức độ khó và sự phân hóa cao.
Về cấu trúc thì đề tương tự đề minh họa của Bộ GD-ĐT công bố với 30 câu kiến thức lớp 12 và 10 câu kiến thức lớp 11. Trong số đó, có 17 câu bài tập và 23 câu lý thuyết với kiến thức dàn trải. Tôi cho rằng, học sinh học hành nghiêm túc, chăm chỉ thì đạt được điểm 5. Học sinh xuất sắc lắm thì may ra mới đạt điểm 8, tôi chưa dám nói 9 - 10.
Học sinh trầm tư sau khi hoàn thành bài thi tổ hợp môn KHTN sáng nay
Tuy nhiên, số câu bài tập đòi hỏi tốn nhiều thời gian để giải chiếm tỷ trọng lớn trong đề khiến phần lớn thí sinh không đủ thời gian hoàn thành trọn đề. Cũng theo thầy giáo này, với cách ra đề thế này sẽ làm khó cả giáo viên và học sinh trong công tác ôn luyện. Bởi nếu chỉ đơn thuần ôn tập theo chương trình sách giáo khoa thì thí sinh khó đạt điểm tốt với đề này.
Đề Sinh dài và gây mệt mỏi cho thí sinh
Cô Nguyễn Khánh Hồng Vân, giáo viên dạy Sinh trường THPT Thành Nhân (Quận Tân Phú, TPHCM) nhận xét: So với đề thi năm 2017 và đề minh hoạ 2018 được Bộ GD-ĐT công bố trước đó, đề thi môn sinh học khó hơn và tính phân hoá cao. Nhìn chung, cách sắp xếp của đề theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó, 14 câu đầu khá dễ làm nên học sinh có thể nhanh chóng làm được, tuy nhiên, kể từ sau mức độ khó càng tăng cao. Tôi nhận thấy có đến 20 câu phải đếm ý đúng, sai. Từ câu thứ 30 trở đi thì nhiều câu bài tập dài khiến học sinh mất nhiều thời gian tính toán mới có thể chọn đáp án.
Để kiếm được điểm số 8-9 điểm thì không đơn giản đối với thí sinh học khá. Học sinh trung bình chỉ có thể đạt được mức 4-5 điểm chứ khó có thể đạt điểm 6 trở lên. Bởi đề này đòi hỏi nhiều tư duy tốt, nhiều câu thí sinh dễ bị nhầm lẫn.
Tuy nhiên, tôi cho rằng đề thi này không có dạng câu hỏi "lạ", gây bất ngờ dù đề thi quá dài. Trong khi trước đó các em vừa phải thi liên tiếp 2 môn trắc nghiệm với số câu dài khó tương đương thì đến môn thứ 3 thí sinh sẽ mệt mỏi ngay khi bắt đầu nhận đề. Tôi cho rằng với thời gian thi chỉ 50 phút thì đây là quả là áp lực lớn đối với học trò.
Thầy Nguyễn Lâm Quang Thoại, giáo viên bộ môn Sinh, trường THPT Nhân Việt cũng nhận xét: Cấu trúc đề này đúng theo cấu trúc của Bộ, trong đó 11 câu khó. Đề có sự phân hóa năng lực, độ phân hóa cao, học sinh giỏi mới làm được điểm 8 trở lên. Theo tôi, mức điểm trung bình học sinh có thể đạt được là 5,3.
Tuy nhiên tôi đánh giá đề dài nhưng không hay, độ phân hóa không rõ. Nhất là mức độ 6-7-8 điểm không thể phân hóa học sinh trung bình và học sinh khá. Đề không có các câu tích hợp liên môn hoặc giải quyết tình huống thực tiễn hay. Hết 24 câu hỏi lý thuyết; 16 câu bài tập và chỉ có 3 câu ở mức độ dễ, số còn lại là mức độ khó cao.
Trước đó, trao đổi với Dân trí sau giờ thi, nhiều thí sinh đánh giá các em làm được khoảng 50% bài làm, không dễ để đạt điểm cao. Một thí sinh có học lực giỏi môn Hóa cho hay, cho dù rất tự tin với môn này nhưng em không làm trọn vẹn được bài thi, chắc chắn không đạt điểm tối đa. "Thi ba môn liên tiếp, đề khó và dài em thấy rất đuối, quá căng thẳng", thí sinh cho biết.
Lê Phương - Hoài Nam
Theo Dân trí
Đề thi Ngữ Văn quốc gia 2018: Khá hay, định hướng tốt tư tưởng học sinh Sáng nay, hơn 913.000 thí sinh trong toàn quốc đã bước vào Kỳ thi THPT quốc gia với môn thi đầu tiên là môn Ngữ Văn - môn duy nhất thi theo hình thức nghị luận. Nhận xét về đề thi, các giáo viên cho rằng, đây là đề thi phân hóa tốt nhất từ trước đến nay có khả năng định hướng...