TP.HCM đề xuất hành lang pháp lý triển khai trường tự chủ
“Đề nghị Bộ GD&ĐT ban hành các văn bản hướng dẫn, tạo hành lang pháp lí để tiến hành thí điểm mô hình trường tự chủ, nhất là trong lĩnh vực tài chính và nhân sự”.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM đã phát biểu như trên tại hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 diễn ra vào sáng 6-8.
Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM cho biết trong năm học 2018-2019, Thành phố đã đưa vào sử dụng 977 phòng học (tăng 691 phòng học mới) với tổng kinh phí 2.729.425 triệu đồng. Chuẩn bị cho năm học 2019-2020, Thành phố tiếp tục hoàn chỉnh và dự kiến đưa vào hoạt động 1.364 phòng học mới.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thưởng trực UBND TP.HCM (bìa phải) phát biểu tại hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Với quyết tâm không để một học sinh nào bỏ học vì lý do không có tiền đóng học phí, Thành phố đã triển khai các quy định về chính sách miễn giảm và hỗ trợ chi phí học tập, tập trung hỗ trợ cho con em hộ nghèo đi học. Chính sách miễn giảm của thành phố, ngoài học phí, còn được áp dụng cho cả chi phí tổ chức học buổi 2 và áp dụng chuẩn nghèo của thành phố.
Video đang HOT
Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 25/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 về điều chỉnh giảm mức thu học phí đối với cấp Trung học cơ sở bằng mức tối thiểu của Nghị định 86/2015/NĐ-CP ( 60.000 đồng/tháng cho học sinh THCS nội thành và 30.000 đồng/tháng cho học sinh ngoại thành) và bắt đầu áp dụng từ năm học 2019-2020.
Công tác thi THPT quốc gia năm 2019 tại TP.HCM được diễn ra nghiêm túc.TP.HCM tiếp tục nằm trong top 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất, có điểm trung bình các môn thi xếp thứ 5 cả nước (tăng 4 bậc so với năm 2018), giảm gần (25%) số học sinh có điểm thi dưới 5 so với năm trước.
Đặc biệt, môn Tiếng Anh, Thành phố tiếp tục năm thứ 3 liên tiếp có kết quả cao nhất cả nước với điểm trung bình 5,78. Điều này hoàn toàn phù hợp với những nỗ lực mà giáo dục thành phố đã thực hiện nhằm đạt được mục tiêu hội nhập.
Tuy nhiên, do đặc thù của một đô thị trung tâm, nên TP.HCM cũng còn một số khó khăn, vướng mắc, ông Lê Thanh Liêm đề nghị các Bộ ngành Trung ương quan tâm, tháo gỡ thêm, cụ thể:
Đề nghị sớm điều chỉnh Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định cơ cấu tổ chức, bộ máy của các Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố và các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện,… phù hợp với Luật Chính quyền địa phương.
Theo Nghị định 24, TP.HCM được 1 giám đốc Sở GD&ĐT và 4 phó giám đốc Sở. Tuy nhiên trong thông tư 11 chỉ đề cập có 3 vị trí Phó giám đốc Sở. Trong khi đó, TP.HCM từ mầm non đến THPT số học sinh gần 1,6 triệu. Đây là áp lực lớn đối với đội ngũ quản lý. Đề nghị Bộ GD&ĐT và bộ nội vụ quan tâm.
Đề nghị Bộ GD&ĐT ban hành các văn bản hướng dẫn, tạo hành lang pháp lí để tiến hành thí điểm mô hình trường tự chủ, nhất là trong lĩnh vực tài chính và nhân sự. Đây là giải pháp hữu hiệu để thực hiện việc tinh giảm biên chế, kêu gọi nguồn lực xã hội hóa tham gia đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển giáo dục.
Trong thời gian qua, việc tạm dừng tuyển kế toán và y tế trường học gây nhiều khó khăn cho các cơ sở giáo dục. Đây là đội ngũ quan trọng, cần thiết trong các nhà trường. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quan tâm, nghiên cứu bổ sung biên chế đối với giáo viên tư vấn tâm lí và giám thị cho các nhà trường; giúp tăng cường công tác quản lí học sinh, đảm bảo các điều kiện để học sinh phát triển cân bằng trong môi trường an toàn, thân thiện.
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm hơn đến định biên và chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học cấp Tiểu học. Trong thời đại hội nhập và để chuẩn bị triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, những giáo viên này hết sức cần thiết. Việc chưa có định biên hay chế độ tính tiết nghĩa vụ 23 tiết/tuần đối với giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học sẽ không thể thu hút được những thầy cô giáo giỏi.
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
Ngôi đình ở TP HCM liên tục bị trộm cổ vật
Đình Khánh Hội (quận 4) hai lần bị đánh cắp tượng cổ, chất liệu gốm Cây Mai (gốm Sài Gòn xưa), tổng giá trị khoảng 900 triệu đồng.
Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm vừa yêu cầu Công an thành phố và Công an quận 4 điều tra, xử lý nghiêm thủ phạm trộm hiện vật tại di tích đình Khánh Hội, theo Luật Di sản văn hóa và Luật Hình sự.
Bốn tháng trước, kẻ trộm đã lấy trên mái đình Khánh Hội tượng ông Nhật, tượng cá hóa long và bẻ gãy tượng cá hóa long còn lại. Đây là các hiện vật có niên đại cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chất liệu gốm Cây Mai (gốm Sài Gòn xưa). Tổng giá trị của hai cổ vật là khoảng 600 triệu đồng.
Trước đó, tháng 10/2018, kẻ trộm cũng lấy tượng bà Nguyệt trên mái đình, có niên đại và chất liệu tương tự, trị giá khoảng 300 triệu đồng.
Lãnh đạo thành phố cũng giao các cơ quan chức năng, quận huyện tăng cường công tác an ninh, an toàn tại di tích và các công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích lịch sử, văn hóa.
Năm 2007, Đình Khánh Hội được UBND thành phố xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp thành phố và nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực đã khoanh vùng bảo vệ. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất ở đây phải được phép của Chủ tịch UBND thành phố.
Hữu Nguyên
Theo vnexpress
TP.HCM tuyên dương, khen thưởng 618 học sinh giỏi tiêu biểu Ngày 16-7, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 618 học sinh giỏi tiêu biểu năm học 2018-2019. Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết ngành GD&ĐT TP đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học 2018-2019 và hướng đến những mục tiêu lớn hơn trong năm học 2019-2020....