TP.HCM: Chưa tới 10% học sinh chọn thi môn sử
Trong khi các môn tự nhiên như Vật Lý, Hóa học có hơn 60% học sinh chọn lựa, riêng môn tiếng Anh chiếm 70% – 80%, thì các môn xã hội như Lịch Sử, Địa lý đa số các trường THPT tại TP.HCM chỉ có khoảng 2% – 5% học sinh chọn lựa.
Theo lãnh đạo nhiều trường, việc các em HS chọn môn thi như thế ít nhiều cũng do ảnh hưởng bởi sự phân hóa khối thi ĐH. Thêm vào đó, việc các em ít lựa chọn sử không phải vì “ghét” các môn học này mà do tâm lý “sợ” không giành điểm tối đa ở các môn này, “ngại” phải học bài nhiều…
Thi khối C cũng “né” môn Sử
Tại TP.HCM, sau khi cho HS đăng ký chính thức các môn tự chọn để tiến hành công tác ôn tập, lãnh đạo nhiều trường THPT cho biết tỷ lệ HS lựa chọn môn Lịch sử rất thấp. Chẳng hạn, tại Trường THPT Long Trường (Q.9), trong gần 300 HS lớp 12, chỉ có khoảng 20 em đăng kí môn sử. Tương tự, Trường THPT tư thục Hồng Đức (Q.Tân Phú) chỉ có 3 em chọn môn sử; Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) chưa đến 2%;… Hàng loạt trường ngoài công lập khác như: THPT Nguyễn Khuyến, THPT dân lập Quốc Văn Sài Gòn, THPT dân lập Tân Phú… tỷ lệ học sinh chọn môn Sử đều dưới 5%.
HS dự thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại TP.HCM
Thực trạng HS chọn thi môn sử ở các trường THPT công lập, trường điểm cũng không có gì khả quan. Ở trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) chỉ có 25 học sinh chọn môn Lịch sử, chiếm khoảng 2,4%. Tương tự, Trường THPT Marie Curie (Q.3) cũng chỉ chỉ có 57 HS lựa chọn môn Sử; Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4) có tỷ lệ HS chọn môn Sử là 4,3%.
Video đang HOT
Trong khi đó, ở mức 16% học sinh chọn thi Sử, Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Q.Tân Bình) được xem là một trong những trường công lập có tỷ lệ học sinh chọn môn Sử cao nhất TP.HCM. Tuy nhiên, thầy Nguyễn Văn Hòa, Hiệu trưởng Nhà trường, cho biết: “Con số này đã giảm so với khảo sát trước đó vài tuần và có thể tiếp tục giảm vì trường cũng chưa chốt danh sách để tiến hành tổ chức ôn luyện”.
Theo tìm hiểu của NTNN, đại đa số các trường THPT tại TP.HCM có tỉ lệ HS chọn môn Sử chỉ từ 2% đến 5%, thậm chí có trường chưa tới 1%. Đáng nói, không chỉ các học sinh khối tự nhiên “ngại” môn sử mà ngay cả học sinh khối C cũng “né” môn này. Chẳng hạn, tại Trường THPT tư thục Hồng Đức (Q.Tân Phú) có hơn 20 học sinh thi đại học khối C nhưng chỉ có 3 em chọn môn Sử để thi tốt nghiệp.
Quay lưng với môn Sử là… tất yếu?
Lý giải việc có ít HS đăng ký dự thi tốt nghiệp môn Lịch sử trong năm nay, Bà Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định cho hay: “Trước khi các em đăng ký môn thi, Nhà trường đã tư vấn các em nên lựa chọn môn thi nào mà mình cảm thấy khả năng giành được điểm cao nhất, chính vì vậy đa số các em HS chọn môn tiếng Anh và thêm 1 trong 2 môn Vật Lý, Hóa học.
Riêng với môn lịch sử các em ít chọn có thể không phải vì không thích môn học này mà vì các em phải tính toán phương án để đạt được điểm cao nhất có thể trong các kỳ thi”. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Vân, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (Q.3): “Đa số các em chọn môn Ngoại ngữ vì đây là thế mạnh của các em, môn còn lại thì các em chọn giữa 2 môn là Vật lý, Hóa học để thuận tiện trong quá trình ôn thi vì mục tiêu của nhiều học sinh là vào ĐH-CĐ”.
Trong khi đó, với nhiều giáo viên dạy Lịch Sử thì lại cho rằng việc các em HS quay lưng với môn Sử là do cách dạy, cách học và thi môn này quá cứng nhắc, phức tạp. Một giảng viên khoa Lịch Sử của ĐH Sự phạm TP.HCM, thắng thắn:
“Việc ít học sinh chọn thi môn Sử không phải vì các em chán ghét môn học này mà là do cách ra đề lâu nay vẫn theo khuôn mẫu cứng nhắc, ép các em phải học thuộc và ghi nhớ quá nhiều, phải ghi nhớ chi tiết hàng trăm sự kiện lịch sử xuyên suốt nhiều cấp học (ngày tháng, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa), chỉ cần sơ suất nhỏ là mất điểm nên các em đã chọn Anh văn và các môn tự nhiên làm môn thi tốt nghiệp của mình. Nếu chúng ta cải tiến được cách dạy, cách học, cách ra đề theo hướng gợi mở thì chắc chắn tỉ lệ học sinh đến với môn Sử sẽ cao hơn”.
Trong khi đó trao đổi với PV, nhiều HS lớp 12 tại TP.HCM bộc bạch: “Tuy chúng em rất yêu thích môn Sử nhưng vì mục tiêu của chúng em là kỳ thi ĐH sắp tới nên chúng em chọn môn thi tự chọn trùng với khối thi ĐH để vừa giảm bớt thời gian ôn tập, vừa có thời gian ôn thêm kiến thức sâu hơn”.
Theo VNE
Cần đưa vào môn sử những sự kiện có trong thực tế
Buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM và đại diện học sinh các trường THPT diễn ra sôi nổi trong buổi sáng ngày 21.3.
Học sinh đưa ra nhiều kiến nghị trong buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD - ĐT TP.HCM - Ảnh: Độc Lập
Không chỉ là những thắc mắc, phản ánh về chương trình mà các học sinh còn kiến nghị, đưa đề xuất giúp việc học trở nên thực tế hơn.
Một trong những vấn đề gây tranh luận sôi nổi tại buổi đối thoại là việc dạy và học môn lịch sử. Cao Thanh Liêm, học sinh Trường Thiếu sinh quân đề xuất: "Cần đổi mới môn lịch sử bởi còn nhiều sự kiện diễn ra trong thực tế nhưng học sinh hoàn toàn không được học chẳng hạn như cuộc chiến đấu của các chiến sĩ ở đảo Gạc Ma".
Còn Nguyễn Hữu Thái Anh, học sinh của Trường THPT An Đông (Q.5) thắc mắc: "Sách lịch sử đã không đề cập đến một số chiến dịch bảo vệ biên giới sau năm 1975. Thực tế đã có sự chiếm đóng của Trung Quốc tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng sách giáo khoa không có thông tin nào để học sinh biết và hiểu". Một học sinh Trường THPT Đinh Thiện Lý (Q.7) mong muốn có sự tích hợp văn hóa nhiều hơn nữa vào các môn lịch sử, địa lý...
Huỳnh Thị Mai Trân, học sinh Trường THPT dân lập Trí Đức (Q.Tân Phú) cho rằng: "Ở bậc THPT đặc biệt là lớp 12, khối lượng kiến thức còn dày đặc trong khi đó chúng em mong muốn tăng cường thực hành nhiều hơn". Cụ thể hơn, một học sinh của huyện Cần Giờ đặt vấn đề về hiệu quả của môn học giáo dục công dân. Học sinh này khẳng định: "Nội dung chưa phù hợp, nặng lý thuyết nên học sinh mới chỉ dừng lại ở việc học thuộc bài để kiểm tra lấy điểm chứ chưa cung cấp cho học sinh kỹ năng sống. Vì thế mới có học sinh lớp 10 phải nghỉ học vì mang thai và nhiều nam sinh đánh nhau gây nguy hiểm tính mạng...".
Nguyễn Thị Kim Loan, học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nhận định: "Nội dung môn tin học khá lạc hậu so với sự phát triển của công nghệ thông tin. Hiện nay học sinh THPT vẫn còn học ngôn ngữ lập trình Pascal hay những phần mềm tin học văn phòng của 10 năm về trước...".
Chia sẻ với học sinh, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận: "Chương trình giáo dục hiện nay còn mang tính hàn lâm, đặc biệt là 2 môn vật lý, hóa học. Khuynh hướng tương lai các môn học sẽ tăng cường tính thực hành, gắn liền với thực tiễn cuộc sống".
Theo TNO
Nam sinh duy nhất thi tốt nghiệp môn Sử của trường THPT Anh-xtanh Nguyễn Văn Nam là nam sinh duy nhất thi tốt nghiệp môn Sử trong tổng số gần 200 sĩ tử khối 12 của trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội) lựa chọn thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ gồm 4 môn. Trong đó, Toán, Văn là hai môn bắt buộc, còn lại học sinh sẽ được tự...