TPHCM: Chỉ 39,54% giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn
Đó là một trong những thông tin vừa được Phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) TPHCM, đưa ra tại Hội nghị sơ kết học kỳ 1 năm học 2017-2018 bậc tiểu học, diễn ra vào sáng 31-1.
ảnh minh họa
Theo đó, hàng loạt chỉ tiêu đặt ra của Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông – chuyên nghiệp TPHCM giai đoạn 2011-2020″ (ban hành theo Quyết định số 448/QĐ-UBND của UBND TPHCM) có nguy cơ không thể thực hiện. Cụ thể, các mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, 100% học sinh mầm non 5 tuổi được làm quen tiếng Anh, 100% học sinh tiểu học được học tiếng Anh từ lớp 1, 100% các lớp học 2 buổi/ngày đạt sĩ số bình quân 35 học sinh/lớp đều phá sản trước áp lực gia tăng dân số.
Trong năm học 2016-2017, toàn TPHCM chỉ mới tuyển được 1.797 giáo viên tiếng Anh, còn thiếu gần 30% giáo viên theo nhu cầu. Trong đó, số giáo viên đạt chuẩn mới chiếm tỷ lệ 39,54%. Nguyên nhân là do chế độ đãi ngộ cho giáo viên tiếng Anh hiện nay còn quá thấp. Giáo viên trẻ có khuynh hướng tìm công việc khác có thu nhập cao hơn, trong khi một bộ phận giáo viên lớn tuổi chưa đáp ứng được yêu cầu học tập nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, trang thiết bị tối thiểu phục vụ dạy học tiếng Anh ở 24 quận, huyện mới đáp ứng được 79,82% so với nhu cầu, nhiều nơi trường học phải lấy phòng ngoại ngữ cải tạo làm phòng học chính khóa cho học sinh.
Trước thực tế đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu phòng GD-ĐT ở 24 quận, huyện rà soát lại các chỉ tiêu thực hiện trong vòng 3 năm tới, từ đó sở sẽ có văn bản kiến nghị UBND TPHCM điều chỉnh hàng loạt chỉ tiêu của đề án cho phù hợp tình hình thực tế.
Theo SGGP
10 điểm đặc biệt của nền giáo dục Trung Quốc
Tại nước chủ nhà của vòng chung kết U23 châu Á, nền giáo dục có những điểm kỳ lạ khiến ai cũng tò mò.
Dưới đây là chia sẻ của một giáo viên tiếng Anh khi làm việc tại Trung Quốc. Những điều này khiến cô cảm thấy lạ lẫm và thích thú khi so sánh hệ thống giáo dục của đất nước tỷ dân với các quốc gia khác.
1. Nhiều trường học của Trung Quốc không hề có hệ thống sưởi ấm
Video đang HOT
Vì vậy cả giáo viên và học sinh đều phải mặc những chiếc áo khoác to sụ đến trường. Hệ thống sưởi chỉ có ở các trường học phía Bắc của Trung Quốc, còn ở miền Trung và phía Nam của đất nước này khí hậu ấm áp hơn nên sẽ không có thiết bị làm ấm. Điều này có nghĩa là khi nhiệt độ xuống dưới mức 0 độ C thì học sinh chỉ được sưởi ấm bằng điều hòa.
Đồng phục của các trường đều giống nhau, đều là trang phục thể thao với quần rộng và áo khoác. Thiết kế của đồng phục tương tự nhau ngoại trừ màu sắc và biểu tượng của từng trường ở trên ngực áo. Cổng của trường học luôn là cổng sắt và chỉ được mở trong thời gian tiếp nhận học sinh vào lớp hoặc tan học, ngoài thời gian đó, cổng luôn được đóng.
2. Các trường học ở Trung Quốc đều có hoạt động làm ấm người mỗi ngày
Mỗi sáng, học sinh sẽ xếp hàng ngay ngắn trên sân trường và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng theo hướng dẫn của giáo viên. Thường thì các em sẽ tập trên nền nhạc. Ngoài bài tập thể dục buổi sáng, học sinh ở đất nước này còn có hoạt động thư giãn trên nền nhạc vào khoảng 2h chiều với bài thể dục nhẹ nhàng. Ngoài ra, học sinh còn được tập các bài tốt cho thị giác sau tiết thứ 3 của buổi học.
3. Giờ nghỉ trưa của học sinh Trung Quốc thường kéo dài 1 tiếng đồng hồ
Trong thời gian đó, các em được dùng bữa ở căng-tin. Đồ ăn thường mua ở căng-tin hoặc là cơm hộp học sinh mang theo. Giáo viên ở tất cả các trường học đều được miễn phí bữa trưa. Các món ăn có trong bữa trưa truyền thống của người Trung Quốc gồm 1 món thịt, 2 món rau, cơm và 1 bát canh nhỏ. Các trường tư thục với mức học phí đắt hơn trường công sẽ phục vụ thêm trái cây và sữa chua cho bữa trưa. Học sinh sẽ có khoảng thời gian ngủ trưa ngắn ngủi sau khi dùng bữa vài phút.
4. Giáo viên hết sức được tôn trọng ở trường học
Họ luôn được gắn thêm từ "giáo viên" khi gọi tên bất cứ thầy cô nào như: giáo viên Đông, giáo viên Châu... Khi gặp giáo viên, học sinh luôn chào hoặc thậm chí là cúi chào.
5. Nhiều trường học của Trung Quốc áp dụng hình phạt thể chất với học sinh
Giáo viên có thể đánh vào tay học sinh nếu các em mắc lỗi trong quá trình học tập. Tại những ngôi trường ở vùng hẻo lánh, mức độ phạt sẽ nặng hơn và nhiều hơn.
6. Các lớp học ở Trung Quốc sẽ treo bảng xếp hạng học tập của học sinh
Trường học còn khuyến khích các hành vi tốt trong giáo dục. Ví dụ, các em sẽ nhận được 1 ngôi sao điểm tốt nếu có hành vi tốt hoặc thái độ học tốt trong lớp. Khi phạm vào điều sai trái nào như nói chuyện trong giờ học thì số điểm và ngôi sao sẽ bị trừ dần.
7. Trẻ em Trung Quốc học hơn 10 giờ mỗi ngày
Tiết học sớm nhất bắt đầu vào lúc 8h sáng và kết thúc buổi học vào khoảng 3-4h chiều. Sau đó, các em về nhà, làm việc nhà và bài tập. Ở các thành phố lớn, học sinh thường học thêm các môn nghệ thuật như âm nhạc và tham gia các câu lạc bộ thể thao vào cuối tuần. Sự cạnh tranh trong việc học còn lớn đến mức nhiều cha mẹ còn ép con học nhiều từ khi còn rất nhỏ với tư tưởng phải đạt được điểm cao trong các kỳ thi và nhất định phải thi đỗ đại học.
8. Các trường học được chia thành trường công và trường tư
Chi phí học ở các trường tư thục có thể lên tới 1.000 USD/ tháng (khoảng 24 triệu đồng) nhưng đổi lại chất lượng giáo dục có thể tốt hơn. Học ngoại ngữ là vấn đề đặc biệt quan trọng ở những ngôi trường tư. Học sinh dành 2-3 tiếng mỗi ngày học tiếng Anh trên lớp và các em buộc phải nói được ngôn ngữ này trôi chảy như tiếng mẹ đẻ trong năm thứ 5 hoặc thứ 6 của chương trình học. Tuy nhiên, thành phố Thượng Hải là ví dụ về chương trình dạy học của nhà nước vẫn cho phép giáo viên nước ngoài làm việc trong trường công lập.
9. Việc học tập của học sinh Trung Quốc chưa chủ động
Các em vào lớp, nghe giáo viên giảng bài và tan học. Dường như giáo viên không mấy quan tâm đến việc các em có thực sự hiểu những gì họ giảng trên lớp không. Thế nhưng, ngày nay, nhiều trường áp dụng phương pháp giảng dạy của Montessori hoặc Waldorf để phát triển năng khiếu của trẻ. Dĩ nhiên, hầu hết các trường đó đều là tư thục và chi phí học tập khá đắt.
10. Trẻ em có gia cảnh nghèo khó thường không muốn học hoặc quá nghịch ngợm nên bị đuổi ra khỏi trường
Sau đó, các em được gửi vào trường dạy võ và phải chăm chỉ rèn luyện từ sáng đến tối và nếu may mắn, học sinh sẽ được dạy khả năng đọc viết cơ bản. Tuy nhiên, với hệ thống ngôn ngữ phức tạp của Trung Quốc thì điều này không dễ.
Ở trong những ngôi trường dạy võ, các em thường phải chịu những hình phạt thể chất khá nặng. Giáo viên có thể tát hoặc dùng kiếm gỗ trừng phạt học sinh. Thế nhưng, khi khóa học kết thúc, các em sẽ trở nên trưởng thành, chín chắn và có kỷ luật hơn. Hầu hết các bậc thầy kungfu của Trung Quốc đều trải qua cuộc sống trong ngôi trường này. Nếu những học sinh được gửi vào đây vốn có sức khỏe không tốt, khóa học sẽ được điều chỉnh để phù hợp cho đến khi các em thực sự khỏe mạnh hơn.
Bất cứ trẻ em Trung Quốc nào, dù học ở trường bình thường hay trường dạy võ cũng phải rèn được 3 đức tính sau: kỹ năng làm việc chăm chỉ, kỷ luật và sự tôn trọng.
Theo Danviet
Cao Bằng công nhận mới 15 trường đạt chuẩn quốc gia trong năm 2017 Trong năm, toàn tỉnh Cao Bằng đã công nhận mới 15 trường đạt trường chuẩn quốc gia, bằng 115,4% kế hoạch, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh lên 109 trường, trong đó có 28 trường mầm non; 49 trường tiểu học; 28 trường THCS và 4 trường THPT. Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo Cao Bằng trao...