TPHCM bỏ cộng điểm nghề vào lớp 10: Tiếc nhưng phải buông!
Kỳ tuyển sinh lớp 10 vào tháng 6/2019 tới, học sinh ở TPHCM sẽ không còn được cộng điểm nghề. Không ít người tỏ ra tiếc nuối nhưng cùng cần phải buông trước một hoạt động học phần lớn chỉ vì lấy điểm cộng, không thực chất.
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT TPHCM, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020, TPHCM sẽ không áp dụng chính sách cộng điểm chứng chỉ nghề phổ thông. Quy định này thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT đã được thông tin từ năm trước nên học sinh, giáo viên không còn bất ngờ. Tuy nhiên, việc phải cắt 0,5-1,5 điểm (tùy xếp loại chứng chỉ nghề) cũng làm nhiều học trò tiếc nuối.
Từ năm học 2019-2020, học sinh ở TPHCM sẽ không được cộng điểm nghề trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 (ảnh minh họa)
Nhiều học sinh chia sẻ, việc cộng điểm nghề vào xét tuyển lớp 10 đã được áp dụng từ lâu và học sinh nhiều thế hệ đã xem điều này như hiển nhiên. Việc mất đi số điểm này ít nhiều cũng làm học trò hụt hẫng, nhất là đối với nhiều em có thể nói điểm nghề cũng vớt vát thêm cơ hội vào học lớp 10 công lập với sự cạnh tranh rất gay gắt ở TPHCM.
Thầy Nguyễn Long, giáo viên THCS ở TPHCM cho hay, khi đối mặt vời kỳ thi căng thẳng, nhiều học sinh bị áp lực không làm bài được hết khả năng, việc cộng điểm nghề có thể vớt vát, giải tỏa áp lực chút ít cho các em.
Chưa kể, theo thầy Long, việc bỏ điểm nghề nói là để tránh việc học vì điểm cũng chưa chính xác. Điểm vào lớp 10 sẽ căn cứ vào điểm của các môn thi, nếu không có điểm nghề thì các em chỉ còn có thể học bất chấp các môn còn lại để đạt điểm đỗ vào trường chứ không thể chờ vào điểm nghề. Như vậy, việc học sẽ càng chạy theo mục tiêu vì điểm số.
“Qua những việc như thế này chúng ta cần nhìn nhận, thay đổi liên quan đến thi cử nhiều, thiếu tính ổn định thì học sinh, phụ huynh và cả giáo viên đều sẽ rất mệt mỏi, ảnh hưởng đến các hoạt động và chất lượng học tập. Thay đổi là cần thiết nếu tốt hơn nhưng cần mang tính bền vững”, thầy Long nói.
Tiếc cũng đến lúc buông!
Chị Nguyễn Thanh Trang, có con học ở quận 1, năm nay thi vào lớp 10 nhưng bản thân chị ủng hộ việc bỏ điểm cộng cách đây từ nhiều năm vì việc học nghề quá hình thức. Như con chị và các bạn trong lớp đều học tin học để thi nghề vì trường dạy mỗi tin học, học chỉ đơn thuần để lấy điểm cộng thì quá uổng phí, không thực chất. Hơn nữa, hầu hết tất cả học sinh đều được cộng nên việc bỏ điểm cộng cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh nào.
Cô Tô Thụy Diễm Quyên, nguyên giáo viên Trường THCS Minh Đức, Q.1, TPHCM kể, con trai chị cũng từng học nghề nấu ăn, cháu được loại giỏi và được cộng 1,5 điểm. Để đạt được loại giỏi, con chỉ cần chăm chỉ đi học để điểm danh. Hôm thi viết, cháu được dặn học đúng những bài đề sẽ hỏi để viết đúng công thức nấu. Còn thực hành, cháu xung phong mang chén bát, muỗng, đũa. Chỉ vậy thôi và không cần nấu được món nào vì các cháu làm theo nhóm, có bạn làm thay cho cả rồi.
Video đang HOT
Việc học nghề cần thực chất hơn là học để lấy điểm cộng
Theo cô Quyên, không phủ nhận có những trường nghề dạy và học rất nghiêm túc và hiệu quả. Nhiều trường nghề đã tổ chức dạy và thi đánh giá đúng khả năng của các em, nhờ học nghề ở phổ thông mà biết làm điện cho nhà vô cùng hiệu quả.
“Việc dạy nghề nếu được tổ chức tốt, mục tiêu hướng đến kỹ năng người học thì hoàn toàn nên ủng hộ. Chúng ta chỉ bỏ đi quy định cộng điểm để quy định này không làm méo mó mục đích của dạy nghề phổ thông mà thôi”, cô Quyên nói.
Một quản lý tại trường THCS Nguyễn Du, Q1, TPHCM chia sẻ, nhiều năm qua với hình thức khuyến khích học nghề bằng điểm cộng dẫn đến việc một số nơi dạy nghề theo hướng hình thức, cho có, dù dạy thế nào đi nữa thì học sinh cũng sẽ học. Thế nên việc bỏ điểm cộng để mọi người cùng nhìn lại ý nghĩa thực sự của việc học nghề.
Theo thầy, việc học nghề cần duy trì nhưng khi bỏ điểm cộng đòi hỏi các trường, các cơ sở đào tạo nghề cần tìm ra nhiều giải pháp ,mô hình hay cho việc dạy nghề và phân luồng học sinh.
Trước tâm tạng “vừa tiếc vừa buồn” của nhiều học sinh đã đăng ký học nghề, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, những trường hợp học rồi thì theo quy định, từ kỳ thi năm 2019 vẫn sẽ không được cộng điểm. Trong trường hợp này, thầy cô cần trao đổi với học sinh, gia đình hiểu rõ mục tiêu thật của học học nghề là là trang bị cho học sinh có kiến thức cơ bản một nghề như điện, chụp ảnh hay nấu ăn để phục vụ cuộc sống sau này.
Theo Dân trí
Infographic: Những điểm khác biệt cần nhớ trong kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
Thi 4 bài độc lập, giảm gần 3000 chỉ tiêu so với năm học trước, 40.000 học sinh không có "vé" vào lớp 10 công lập, bỏ cộng điểm khuyến khích... là những điểm mơi trong ky thi tuyển sinh lớp 10 năm 2019 tai Ha Nôi so với các năm trước đó.
Kỳ thi lớp 10 năm 2019 tại Hà Nội sẽ có nhiều điểm mới. Ảnh: Sơn Tùng
Infographic: Những điểm khác biệt cần nhớ trong kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2019
4 bài thi độc lập
Khác với các năm trước khi học sinh chỉ phải thi 2 môn Toán, Văn, năm 2019 số lượng môn thi tăng lên gấp đôi, gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ 4 sẽ được công bố trong tháng 3.2019.
Một trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân sẽ được chọn ngẫu nhiên làm môn thi thứ 4.
Với môn ngoại ngữ, học sinh được chọn một trong các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật. Phương án thi 4 môn được cho rằng sẽ giúp học sinh tránh tình trạng học lệch, học tủ..
Kết hợp cả thi trắc nghiệm và tự luận
Cụ thể, bài thi Toán và Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút.
Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm và tự luận, thời gian làm bài là 60 phút.
Bài thi môn thứ tư thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút.
Sở GDĐT cho biết, các câu hỏi trong nội dung đề thi môn Ngoại ngữ và môn thứ tư thuộc chương trình THCS, chủ yếu là ở lớp 9, hầu hết ở cấp độ nhận biết, thông hiểu theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn do Bộ GDĐT quy định.
Thay đổi cách tính điểm xét tuyển
Những năm trước, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp THCS cũng được sử dụng để xét tuyển vào lớp 10. Năm 2019, do cấu trúc bài thi 4 môn nên cách tính điểm xét tuyển cũng có sự thay đổi.
Nguyên tắc tính điểm xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn Toán Điểm thi môn Ngữ văn) x 2 (Điểm thi môn Ngoại ngữ Điểm thi môn thứ tư ) Điểm cộng thêm.
Trong đó, bài thi của các môn tính theo thang điểm 10.
Hơn 40.000 học sinh không có "vé" vào lớp 10 công lập năm 2019
Theo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm 2019 của Hà Nội vừa chính thức được phê duyệt, dự kiến toàn thành phố có 101.460 học sinh xét tốt nghiệp THCS (giảm khoảng 4.000 học sinh so với năm học 2017-2018).
Cụ thể, tuyển vào trường THPT: khoảng 81.200 đến 83.200 học sinh (giảm từ 3.000-4.000 học sinh so với năm ngoái).
Trong đó các trường công lập tuyển từ 60.900 đến 62.900 học sinh (giảm khoảng 3.000 học sinh so với năm học 2018-2019), các trường ngoài công lập tuyển 20.300 học sinh (tương đương năm học 2018-2019).
Tuyển vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là 10.100 học sinh. Số còn lại vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy sẽ có khoảng 40.000 học sinh không có "vé" vào lớp 10 THPT công lập.
Lịch thi diễn ra sớm hơn một tuần
Kỳ thi lớp 10 năm 2019 sẽ diễn ra trong hai ngày 2 và 3.6.
Ngày 2.6, buổi sáng các thí sinh thi Ngữ văn, buổi chiều thi Toán. Ngày 3.6, buổi sáng, thí sinh thi Ngoại ngữ, buổi chiều thi môn thứ tư.
Lịch thi này sớm hơn 1 tuần so với năm học trước nhằm tạo khoảng cách về thời gian giữa kỳ thi vào 10 với kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019.
ĐẶNG CHUNG
Theo laodong
Như hình thức của một vở kịch Theo các chuyên gia giáo dục, dự giờ, thao giảng là hoạt động nhằm kiểm tra đánh giá GV, HS. Nhưng khi gắn với xếp loại, đánh giá thì sẽ biến những tiết dự giờ nặng về hình thức, không phản ánh đúng thực tế. Ảnh minh họa Một phụ huynh có con đang học lớp 5 ở một trường tiểu học thuộc...