TPHCM: 99 giáo viên mầm non được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp thành phố
Sáng 18-10, Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết khen thưởng giáo viên mầm non dạy giỏi cấp thành phố năm học 2021-2022 với chủ đề ‘Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ’.
Phát biểu tại lễ khen thưởng, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, vượt qua hơn 25.900 giáo viên đang công tác tại các trường mầm non công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố, 99 giáo viên được công nhận giáo viên mầm non dạy giỏi cấp thành phố năm nay là những cá nhân ưu tú, có kỹ năng, trình độ, lòng yêu trẻ và tâm huyết, sẵn sàng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại nhằm tạo môi trường học tập phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ.
Năm nay, Hội thi “Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ” thu hút 9.719 giáo viên tham gia ở vòng thi cấp trường. Qua vòng sơ loại, 743 giáo viên tiếp tục dự thi cấp quận, tuyển chọn 99 giáo viên xuất sắc tranh tài tại vòng thi cấp thành phố.
Kết quả, 10 giáo viên xuất sắc đoạt giải nhất được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND TPHCM, 22 giáo viên đoạt giải nhì và 40 giáo viên đoạt giải ba được nhận giấy khen của Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM.
Ngoài ra, 27 giáo viên khác cũng được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố năm học 2021-2022.
99 giáo viên mầm non được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp thành phố năm học 2021-2022
Video đang HOT
Trao đổi với PV Báo SGGP, bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD-ĐT TPHCM) cho biết, Hội thi “Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ” nhằm tạo ra sân chơi ghi nhận những đóng góp, sáng tạo trong phương pháp dạy học và xây dựng góc học tập cho trẻ của giáo viên.
Trong bối cảnh TPHCM vừa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều cơ sở giáo dục mầm non xuống cấp, hoạt động dạy và học bị ảnh hưởng. Do đó, để củng cố lại môi trường giảng dạy, đồng thời tạo điều kiện phát huy năng lực của giáo viên, Phòng Giáo dục mầm non (Sở GD-ĐT TPHCM) đã tạo sân chơi đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Thầy Lê Công Sự, giáo viên Trường Mầm non Hoa Đào (quận 12) – một trong 10 giáo viên đạt giải nhất hội thi năm nay cho biết, phương pháp dạy học truyền thống trước đây là thầy, cô chủ động cung cấp kiến thức, học sinh nghe và làm theo. Với phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”, học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, nói lên phát hiện và lý giải theo hiểu biết của mình. Thầy, cô chỉ đóng vai trò quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ học sinh trong quá trình thao tác.
Sau đó, giáo viên sẽ “chốt” lại kiến thức theo cách dễ hiểu nhất giúp học sinh nhớ lâu kiến thức.
Một tiết học theo phương pháp “Lấy trẻ làm trung tâm” tại Trường Mầm non Hoa Đào (quận 12)
“Phương pháp dạy học tích cực này ngoài việc giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và sáng tạo nhiều hơn trước đây còn giúp phát triển về khả năng ngôn ngữ và năng lực tự học. Ngoài ra, thông qua việc tham gia các hoạt động nhiều hơn trước, trẻ được kích thích sự tò mò và khám phá tri thức, qua đó nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức ở trẻ”, thầy Sự bày tỏ.
Cả nước thừa cục bộ hơn 5.000 giáo viên
Cả nước hiện còn thiếu hơn 100 nghìn và thừa cục bộ hơn 5 nghìn giáo viên mầm non, phổ thông.
Ảnh minh họa/internet.
Báo cáo tham luận tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (Nghị quyết 27-NQ/TW) về xây dựng phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) - cho biết: Quy mô phát triển giáo viên, cán bộ quản lý như sau:
Cũng theo ông Đức, nếu theo Luật Giáo dục năm 2019, tỉ lệ giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPt đạt chuẩn lần lượt là: 82%, 75,3%, 86,4% 86,4%. Cụ thể:
Trao đổi về một số nội dung còn hạn chế, ông Đức cho hay, tình trạng thừa, vẫn còn tồn tại. Cả nước hiện còn thiếu hơn 100 nghìn và thừa cục bộ hơn 5 nghìn giáo viên mầm non, phổ thông.
Tỉ lệ giáo viên/lớp bình quân chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định, thiếu giáo viên một số môn học khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 như: Tiếng Anh, Tin học đối với cấp tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với cấp THPT.
Một số địa phương bị động về nguồn tuyển dụng. Chính sách ở địa bàn khó khăn còn hạn chế. Bố trí giáo viên Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy liên trường, liên cấp còn nhiều bất cập. Nhân lực y tế trường học còn thiếu dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch.
Ông Vũ Minh Đức tham luận tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
Đưa ra một số giải pháp khắc phục, ông Đức chia sẻ:
Nhiều khó khăn trong triển khai giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT bàn xây dựng chương trình mới Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho thấy còn nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề lương giáo viên quá thấp, không tương xứng với yêu cầu công việc. Sau 10 năm triển khai nhiều nơi vẫn gặp khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện hành Kết quả khảo sát, đánh...