TP Hồ Chí Minh: Vẫn chưa xem xét cho quán ăn, nhà hàng được bán bia rượu trở lại
Chiều 8/11, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện TP Hồ Chí Minh vẫn chưa có chủ trương cho phép các nhà hàng, quán ăn được bán bia, rượu trở lại.
Chiều 8/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh họp báo định kỳ thông tin về tình hình dịch bệnh tại thành phố.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, thời gian thí điểm kinh doanh đồ uống có cồn tại thành phố Thủ Đức và Quận 7 tới 15/11, sau đó TP Hồ Chí Minh sẽ có rà soát, đánh giá sơ bộ để rút kinh nghiệm và có thể triển khai, nhân rộng. “Trước ngày 15/11, Sở Công thương sẽ có sơ kết, đánh giá về tình hình hoạt động ở hai địa bàn trên”, ông Nguyễn Nguyên Phương nói.
Ông Nguyễn Nguyên Phương cũng cho biết, dù được thí điểm bán bia, rượu nhưng không phải bất cứ nhà hàng nào ở Quận 7 và thành phố Thủ Đức cũng được bán. Cụ thể, tại thành phố Thủ Đức, chỉ có một số phường được thí điểm như phường: Thảo Điền, An Khánh, An Lợi Đông, Hiệp Phú, Tăng Nhơn Phú A, Long Phước, Bình Thọ, Linh Chiểu, Linh Tây; các phường còn lại không được bán thức uống có cồn tại chỗ cho khách.
Trước đó, từ ngày 28/10, hàng quán tại TP Hồ Chí Minh đã được phục vụ ăn uống tại chỗ nhưng phải đóng cửa trước 21 giờ và chỉ được phục vụ tối đa 50% công suất. Trong đó, TP Hồ Chí Minh quy định các hàng quán không được bán, không sử dụng đồ uống có cồn. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn, UBND TP Hồ Chí Minh cho phép Quận 7 và thành phố Thủ Đức được thí điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán, sử dụng đồ uống có cồn. Thời gian thực hiện thí điểm hết ngày 15/11.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết, sau khi TP Hồ Chí Minh trở lại cuộc sống bình thường mới, tình hình buôn bán của các cửa hàng kinh doanh, ăn uống trên địa bàn còn ảm đạm. Nguyên nhân không phải do thời gian kinh doanh ngắn (đóng cửa trước 21 giờ) mà còn do nhiều yếu tố, trong đó có liên quan đến nhu cầu, tâm lý của khách còn e ngại ngồi nơi đông người.
TP.HCM: Ăn uống tại chỗ chưa sôi động không hẳn vì không được bán sau 21 giờ
Lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho rằng hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ chưa được sôi động phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không hẳn là do thành phố giới hạn đến 21 giờ.
Tại buổi họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 8.11, phóng viên nêu thực tế sau 2 tuần TP.HCM cho phép ăn uống phục vụ tại chỗ nhưng tình cảnh chung vẫn khá ảm đạm, một trong những nguyên nhân là do giới hạn thời gian phục vụ tới 21 giờ, đồng thời đặt câu hỏi thành phố sẽ có biện pháp gì để cải thiện tình hình.
Trả lời, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết hoạt động kinh doanh ăn uống đóng góp lớn vào nhóm ngành bán lẻ của thành phố, do đó Sở Công thương đã phối hợp với Sở Y tế, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tham mưu UBND TP.HCM giải pháp phát triển.
TP.HCM mới cho phép kinh doanh ăn uống tại chỗ phục vụ bia rượu ở TP.Thủ Đức và Q.7. Ảnh SỸ ĐÔNG
"Hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ chưa sôi động không hẳn là do thời gian kinh doanh chỉ đến 21 giờ bởi vì hoạt động này còn liên quan đến nhu cầu, tâm lý của khách hàng. Nếu khách hàng còn e ngại, chưa muốn ra đường thì hoạt động ăn uống tại chỗ vẫn rất khó khăn", ông Phương nhìn nhận, đồng thời cho biết Sở Công thương sẽ đánh giá các yếu tố dịch tễ để tham mưu giải pháp phù hợp, hỗ trợ cơ sở kinh doanh ăn uống.
Về việc thí điểm bán rượu, bia tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở Q.7 và Thủ Đức, ông Phương cho biết theo lộ trình, đến ngày 15.11 sẽ rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm trước khi triển khai nhân rộng. "Trước ngày 15.11 sẽ có sơ kết đánh giá, hiện Sở Công thương đang tiếp tục theo dõi, hiện chưa có thống kê đầy đủ", ông Phương nói.
Trước đó, từ ngày 28.10, UBND TP.HCM cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống được phục vụ tại chỗ, kết thúc trước 21 giờ hằng ngày, công suất tối đa 50% và không bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn. Riêng Q.7 và TP.Thủ Đức được phép thí điểm kinh doanh đồ uống có cồn ở một số địa bàn, thời gian thí điểm đến hết ngày 15.11. Sau đó, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo, đề xuất UBND TP.HCM trước khi nhân rộng tại các địa bàn khác.
Tuần sau, TP.HCM sẽ cho cửa hàng ăn uống bán tại chỗ Ngày 22.10, Sở Y tế TP.HCM cho biết, vừa có kết quả đánh giá tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM đang ở cấp độ 2 (vàng) dựa trên 3 tiêu chí về số ca mắc mới tại cộng đồng, độ bao phủ vắc xin và tiêu chí khả năng chăm sóc người nhiễm. Cụ thể, tổng số ca mắc mới trong cộng đồng/100.000...