TP. Hồ Chí Minh: Khoảng 7,3 triệu người đã tham gia BHXH, BHYT
Ngày 17/6, Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) trên địa bàn TP khoảng 7,3 triệu người, tăng 2.18% so với cùng kỳ năm 2019.
Ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP thông tin cho báo chí sáng ngày 17/6
Về số thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của TP từ đầu năm tới nay đạt 26.153 tỷ đồng, tăng 3,95% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 35,77% kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay, số nợ các loại bảo hiểm còn cao.
Ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP cho biết hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn TP còn diễn ra khá phổ biến, nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa tham gia BHXH cho người lao động. Hiện, số nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp là 2.953 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,04% so với số phải thu, trong đó đơn vị nợ từ 6 tháng trở lên là 5.583 đơn vị với số tiền là 1.354 tỷ đồng. Bảo hiểm xã hội TP cũng đang kiến nghị cơ quan chức năng khởi tố 85 trường hợp vi phạm.
Ông Mến cũng thông tin thêm, trong thời gian qua cơ quan Bảo hiểm TP đã tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP tham mưu UBND TP các văn bản nhằm tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Theo dõi, giám sát việc thực hiện tạm dừng đóng quỹ hưu trí tử tuất đúng quy định nhằm tháo gỡ những khó khăn cho đơn vị, tránh lạm dụng, trục lợi.
Bên cạnh đó, đơn vị đã xác nhận hồ sơ tạm hoãn vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 213 đơn vị với 18.958 lao động bởi ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn để hưởng các chế độ hỗ trợ của Nhà nước, tương ứng số tiền 70 tỷ đồng. Ngoài ra đã có 1.946 doanh nghiệp gửi hồ sơ xác nhận hưởng chính sách hỗ trợ cho người lao động. Cơ quan Bảo hiểm xã hội TP đã xác nhận được 1.633 đơn vị với 39.501 lao động.
Video đang HOT
Từ nay tới cuối năm, Bảo hiểm xã hội TP sẽ tiếp tục triển khai nhiều nhiệm và và giải pháp, nỗ lực để hoàn thành kế hoạch mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao về công tác thu, nợ, phát triển số người tham gia trong năm 2020. Tiếp tục giải quyết kịp thời các chế độ BHXH cho người lao động. Đồng thời phối hợp với bưu điện đẩy mạnh việc chi trả không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam./.
Sẽ bổ sung một số chi phí quản lý đối với bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Thông tư Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Huấn luyện ATLĐ cho công nhân
Theo đó, tại Dự thảo, chi phí quản lý đối với bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều 10) sẽ gồm:
Chi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cải cách thủ tục hành chính về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chi mua sắm hiện đại hóa hệ thống quản lý.
Chi phí in ấn, phô tô tài liệu, biểu mẫu, thông báo, báo cáo.
Chi phí bảo quản, lưu trữ tài liệu có liên quan về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Chi hỗ trợ cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan có liên quan trong việc giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thanh tra, kiểm tra và các nhiệm vụ liên quan về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trong đó, mức hỗ trợ cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng.
Đối với công chức, viên chức thường xuyên phải đi kiểm tra, xác minh hồ sơ đối tượng hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại khu dân cư mà tự túc bằng phương tiện cá nhân và không thuộc phạm vi thanh toán chế độ công tác phí theo quy định, thì được hỗ trợ theo phương thức khoán tiền tự túc phương tiện (gồm tiền nhiên liệu, khấu hao xe và chi phí gửi xe) tối đa không quá 01 lần mức lương cơ sở/người/tháng; trong đó, mức khoán cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng.
Chi phí chuyển tiền chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại.
Chi hoạt động phối hợp kiểm tra, giám sát việc giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpvà các nhiệm vụ liên quan về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như hỗ trợ công tác phối hợp chỉ đạo, chế độ công tác phí, làm đêm, thêm giờ, chi phí xăng xe hoặc thuê phương tiện phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
Chi không thường xuyên gồm chi nghiên cứu khoa học cấp cơ sở - thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài và đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam về thực hiện chính sách chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cấp có thẩm quyền quyết định; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, về chuyển kinh phí chi trả chế độ và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Dự thảo sửa đổi, bổ sung như sau:
Trước ngày 25 hằng tháng, BHXH Việt Nam chuyển kinh phí chi trả chế độ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng mức chi bình quân một tháng của dự toán được cấp có thẩm quyền giao trong năm để BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chi trả cho người thụ hưởng trong tháng tiếp theo. Trường hợp mức chi trong tháng thay đổi, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an có văn bản gửi BHXH Việt Nam để cấp kinh phí chi trả chế độ kịp thời.
Định kỳ trước ngày 10 của tháng đầu tiên trong quý, BHXH Việt Nam chuyển chi phí quản lý của BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, Cục Việc làm, Cục An toàn lao động - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng bình quân một quý của dự toán được giao. Trường hợp đến ngày 10/01 năm hiện hành chưa có dự toán được cấp có thẩm quyền giao, BHXH Việt Nam chuyển kinh phí bằng mức bình quân một quý của dự toán được giao năm trước liền kề. Số chênh lệch giữa số kinh phí chuyển và số bình quân một quý của dự toán năm hiện hành được bù trừ vào số kinh phí cấp của quý II năm hiện hành. Việc chuyển kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo cấp đủ và đúng thời hạn theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/09/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước".
PHƯƠNG MINH
Vì mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội luôn tận tâm, tận tình phục vụ, bảo đảm quyền lợi cho người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Kết quả này góp phần quan trọng vào mục tiêu chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội trên...