TP Hồ Chí Minh có 33 chợ truyền thống hoạt động trong mùa dịch
Theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, TP hiện còn 33 chợ truyền thống đang hoạt động, chủ yếu cung cấp thịt, cá, rau củ quả, thực phẩm khô… Có 201 chợ truyền thống và 3 chợ đầu mối lớn đang tạm ngưng hoạt động để phòng dịch.
Các chợ truyền thống được mở cửa trở lại chủ yếu bán các mặt hàng nhu yếu phẩm.
Từ đầu tháng 8 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã khôi phục hoạt động cho 5 chợ truyền thống để bán lương thực, thực phẩm và các hàng hoá thiết yếu là chợ Bình Thới, Thới An, Hiệp Thành, Phước Thạnh, Nguyễn Tri Phương và Hòa Hưng. Trong đó, chợ Bình Thới và chợ Nguyễn Tri Phương hoạt động trở lại sau 2 lần tạm đóng cửa để thực hiện các công tác phòng, chống dịch như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết… do có ca F0. Ngoài ra, từ ngày 19 – 31/7, có 8 chợ truyền thống được tái mở cửa là chợ Kiến Thành, Tân Đoàn Việt, chợ tạm ấp 4 Vĩnh Lộc A, Hưng Long, Thạnh Xuân, Thái Bình, Đa Kao và Tân Thông Hội.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, tính đến hết ngày 4/8, TP có 33 chợ đang hoạt động, chủ yếu cung cấp thịt, cá, rau củ quả, thực phẩm khô… và vẫn còn 201 chợ truyền thống, 3 chợ đầu mối vẫn đang tạm ngưng hoạt động. Như vậy, sau khi các quận, huyện và thành phố Thủ Đức rà soát, đánh giá để đưa vào hoạt động trở lại các chợ truyền thống (trước mắt chỉ kinh doanh lương thực, thực phẩm) hoặc sắp xếp, bố trí địa điểm thay thế để cung cấp hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm tươi sống phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân thì thành phố thì có chưa tới 10% số chợ truyền thống được mở cửa trở lại.
Theo đại diện các quận, huyện và thành phố Thủ Đức lý giải, hiện diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, khu vực xung quanh chợ hoặc bản thân tiểu thương chợ, nhân viên ban quản lý chợ có người dương tính với SARS-CoV-2 hoặc đang ở trong khu cách ly, phong tỏa. Vì vậy, chính quyền địa phương vẫn đang rà soát, đánh giá, nếu chợ nào bảo đảm tiêu chí an toàn phòng, chống dịch sẽ tổ chức mở lại. Play
Trước mắt, chính quyền địa phương đang phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể và Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp bán hàng lưu động, hỗ trợ mua chung, mua hàng theo combo, bán hàng online… Cùng với đó là thông tin, phối hợp với các siêu thị, cửa hàng để tính toán tăng cường hàng hóa về các điểm bán để cung cấp đủ hàng cho người dân.
Theo thống kê, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho người dân, TP Hồ Chí Minh vẫn còn 106 siêu thị và 2.858 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động. Hầu hết các siêu thị, cửa hàng sau sự cố xuất hiện F0 đều nhanh chóng thực hiện khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết… theo hướng dẫn của cơ quan y tế và nhanh chóng mở cửa bán hàng trở lại trong vòng 3-4 ngày.
TP Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn phòng dịch tại các chợ truyền thống
Sáng 18/7, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã đi kiểm tra công tác an toàn phòng dịch, nguồn cung hàng hóa, giá cả... tại các chợ truyền thống còn đang hoạt động tại TP Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Thành Phong đã đến kiểm tra, khảo sát tình hình mua, bán và công tác phòng dịch tại chợ Bình Thới (Phường 10, Quận 11), chợ Hạnh Thông Tây (Phường 11, Quận Gò Vấp) và chợ Ba Bầu (Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12).
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn kiểm tra công tác phòng dịch tại các chợ truyền thống được mở cửa trở lại.
Video đang HOT
Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức tại chợ Bình Thới (Quận 11) và chợ Ba Bầu (Quận 12), mỗi người dân đi chợ được phát một phiếu mua hàng. Để đảm bảo công tác phòng dịch, ngay từ cổng chợ, người dân được hướng dẫn xếp hàng giãn cách để chờ đến giờ vào chợ mua sắm.
Bên trong các chợ này, hàng hóa được bày bán khá bắt mắt và tươi ngon. Các chủ sạp đều áp dụng giãn cách để phòng dịch. Trước đó, tiểu thương tại các chợ trên cũng được lấy mẫu xét nghiệm, khi có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới được buôn bán.
Mỗi người dân tại phường Tân Chánh Hiệp (Quận 12) được phát một phiếu để đi chợ mua các nhu yếu phẩm cần thiết.
Đại diện lãnh đạo các quận cũng khẳng định thường xuyên tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho tiểu thương để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Về giá cả hàng hóa, các quận cũng đã tăng cường nhắc nhở, thậm chí xử phạt đối với những trường hợp tiểu thương tăng giá không đúng quy định.
Ông Nguyễn Văn Đức, quyền Chủ tịch UBND Quận 12 cho biết, trên địa bàn quận có 10 chợ truyền thống, tuy nhiên đã có 7 chợ phải tạm đóng cửa do liên quan đến dịch bệnh. Hiện ngoài 3 chợ truyền thống vẫn đang hoạt động, quận có 5 siêu thị và 138 cửa hàng Bách Hóa Xanh, cửa hàng tiện ích còn hoạt động để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Mặt khác, khi các chợ truyền thống đóng cửa, quận cũng đã phối hợp với Sở Công Thương đưa hàng hóa bằng các xe lưu động đến tận nơi phục vụ cho bà con.
Trước khi vào chợ, người dân được do thân nhiệt, kiểm tra thông tin các phiếu.
Tại các chợ truyền thống, người dân phải xếp hàng giãn cách chờ tới lượt vào chợ.
"Đối với 7 chợ truyền thống đã đóng cửa, khi hết thời hạn đóng cửa, UBND quận sẽ lấy mẫu xét nghiệm tầm soát diện rộng cho tiểu thương và bà con ngoài chợ, nếu khu vực nào phát hiện ca bệnh thì vẫn tiếp tục đóng cửa. Đối với việc kiểm soát giá cả tại ba chợ truyền thống đang hoạt động, quận cũng có nhiều đoàn đi kiểm tra thường xuyên và quan điểm của quận là xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá. Hiện nay, giá cả tại các chợ đã khá ổn định, không có hiện tượng tăng giá quá cao", ông Nguyễn Văn Đức cho biết thêm.
Chợ Ba Bầu (Quận 12) là 1 trong 3 chợ truyền thống còn hoạt động tại Quận 12 trong thời gian thực hiện Chỉ thỉ 16 của Chính phủ.
Sau khi kiểm tra tại các chợ, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, đa số các chợ truyền thống đã tuân thủ nghiêm quy định phòng dịch của Thành phố đưa ra, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả phải chăng... Tuy nhiên, để duy trì hoạt động, ông cũng yêu cầu các chợ cần phải đảm bảo nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19 để không bị ảnh hưởng đến công tác chung của toàn thành phố và bị đóng cửa trở lại.
Các chợ cần tổ chức giãn cách, nhưng phải tránh ùn ứ khi người dân vào chợ bằng cách xếp hàng, phát phiếu. Nếu chợ nào để xảy ra ca nhiễm hoặc không tuân thủ theo các quy định phòng dịch, thì buộc phải đóng cửa. Ngoài đảm bảo phòng dịch khi tổ chức bán hàng tại các chợ truyền thống, các địa phương cũng cần tăng cường bán hàng lưu động, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân tại các khu vực có chợ truyền thống đóng cửa.
Các tiểu thương tại chợ Ba Bầu dùng vách ngăn bằng nilon để tránh tiếp xúc với người mua.
Trước đó, liên quan đến việc mở cửa trở lại các chợ truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong cũng khẳng định, Thành phố đang xem xét thí điểm tổ chức cho vài tiểu thương bán thịt, cá và rau, củ quả ở những chợ đang bị đóng cửa. Đối với các chợ đang được hoạt động, cần tuân thủ tuyệt đối các quy định về phòng, chống dịch; nếu chợ nào không tuân thủ cần kiên quyết đóng cửa.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã đề nghị Sở Công Thương, các quận, huyện và thành phố Thủ Đức cần thống nhất cách thực hiện, sớm triển khai thí điểm tại các địa phương nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 16. Không để người dân thiếu thốn, khó khăn khi mua lương thực, nhất là tại các khu phong tỏa, khu cách ly.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, hiện TP chỉ còn 46 trong tổng số 237 chợ đang hoạt động. Như vậy, có đến hơn 3/4 số chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố đã tạm đóng cửa vì có ca F0 hoặc liên quan F0. Với năng lực cung ứng của chợ truyền thống chiếm đến 60-70%, do đó khi các chợ truyền thống dừng hoạt động, các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và cửa hàng tiện lợi đã phải đẩy công suất lên tối đa nhưng vẫn không đủ năng lực cung ứng, dẫn đến việc người dân phải xếp hàng dài chờ mua hàng và giá cả nhiều mặt hàng tăng lên hơn mức bình thường.
Những hình ảnh hoạt động của các chợ truyền thống trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ:
Sáng 18/7, các mặt hàng rau củ, quả tại chợ Tân Chánh Hiệp (Quận 12) khá tươi ngon; giá cả không tăng nhiều so với các tuần trước.
Tôm, cá, thủy hải sản cũng được bày bán khá nhiều tại chợ.
Theo tiểu thương bán thịt lợn tại các chợ truyền thống, giá thịt lợn đã tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với 2 tuần trước do chi phí vận chuyển tăng.
Các mặt hàng thịt giá súc, gia cầm vẫn đang được tiểu thương giữ giá ổn định do nguồn cung dồi dào từ các tỉnh đang đổ về TP Hồ Chí Minh.
Các mặt hàng củ, quả, gia vị cũng được điều chỉnh tăng nhẹ tại các chợ truyền thống. Mỗi tiểu thương phải lập rào ngăn cách với các tiểu thương khác để phòng dịch khi buôn bán trong chợ.
Mặt hàng thịt bò cũng được điều chỉnh tăng khoảng 1.000 đồng/kg tại chợ Ba Bầu, Quận 12.
Trong khi đó, các loại cá đồng vẫn giữ nguyên giá so với trước.
Tại mỗi chợ, lượng người dân được vào chợ mua sắm cùng lúc được quy định theo diện tích chợ lớn hay nhỏ để đảm bảo giãn cách và phòng dịch.
Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa cũng được diễn ra nhanh chóng hơn trong mùa dịch.
Người dân đi chợ cũng tuân thủ nghiêm các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, đo nhiệt độ...
Tại Quận 12, người dân cũng được bố trí đi chợ lưu động trên đường Dương Thị Giang.
Việc TP Hồ Chí Minh cho phép mở thêm các chợ lưu động tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức sẽ giúp người dân không bị thiếu nguồn cung thực phẩm hàng ngày như những ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ.
'Chợ online' - cơ hội và gian nan trong mùa dịch bệnh COVID-19 Thông tin có nhân viên làm việc tại một hệ thống siêu thị bị lây nhiễm COVID-19 khiến nhiều người dân Hà Nội lo lắng. Trong khi đó, dù đã thực hiện giãn cách, nhiều người dân vẫn e ngại khi vào các chợ truyền thống để mua sắm. Tâm lý này khiến nhu cầu đi chợ online trở nên "nóng" hơn bao...