TP Hồ Chí Minh: 1,72 triệu túi an sinh được chuyển tới các quận, huyện và thành phố Thủ Đức
Theo Trung tâm An sinh TP Hồ Chí Minh, từ ngày 15/8 đến ngày 7/9, tổng số túi an sinh đã chuyển đến các quận, huyện và thành phố Thủ Đức là 1,72 triệu túi.
Công đoàn TP Hồ Chí Minh chăm lo cho lực lượng chống dịch và người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Theo đó, Trung tâm an sinh TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân gặp khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 trị giá hơn 86,155 tỷ đồng. Trung tâm đã phân phối đến các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19; 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức; các bếp ăn từ thiện, Công an Thành phố, Bộ Tư Lệnh Thành phố, Ban chỉ huy Quân sự thành phố Thủ Đức, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, lực lượng tình nguyện viên… trị giá hơn 64,727 tỷ đồng.
Ngoài ra, tổng số túi an sinh đã chuyển tới các quận, huyện và thành phố Thủ Đức là 1.728.375 túi. Bên cạnh đó, chương trình SOS của Trung tâm an sinh TP Hồ Chí Minh cũng đã hỗ 12.330 phần quà; thông qua phản ánh Tổng đài 1022 là 3.607 phần quà; thông qua Tổng đài Mặt trận và đường dây nóng là 8.723 phần quà (là những tin yêu cầu cần gấp lương thực, thực phẩm).
Đối với những hộ có trẻ nhỏ, bà bầu, già yếu bệnh tật, Trung tâm an sinh còn hỗ trợ thêm mỗi hộ sữa với tổng số 9.017 lốc sữa. Quận 12, Bình Tân, thành phố Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn là những nơi được hỗ trợ nhiều nhất.
Bên cạnh việc tiếp nhận, phân phối các nguồn hỗ trợ, Trung tâm an sinh TP Hồ Chí Minh còn phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh hỗ trợ cấp 4.890 giấy đi đường cho các tổ chức, cá nhân để tham gia công tác thiện nguyện, hỗ trợ các khu cách ly, bệnh viện và người dân có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó, Trung tâm đã vận động 20.000 chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê cho 451.723 phòng trọ với số tiền trên 329,566 tỷ đồng.
Từ ngày 10/7 đến 12 giờ ngày 7/9, Trung tâm an sinh Thành phố đã tiếp nhận 12.372 phản ánh, đã hỗ trợ giải quyết 9.545 trường hợp, trong đó có 706 trường hợp thông tin phản ánh sai sự thật.
Video đang HOT
Dự kiến, trong các ngày tới, sẽ có thêm 5.000 túi an sinh được chuyển thêm về Trung tâm an sinh cấp huyện, xã.
Đội cứu trợ lương thực khẩn cấp
Xốc lại áo mưa, chuẩn bị rời kho hàng ra về, anh Trần Khắc Hạnh, 36 tuổi, thành viên đội SOS Trung tâm an sinh TP HCM nhận tin nhắn một gia đình hết lương thực.
Gần một giờ sau, anh Hạnh có mặt trước phòng trọ của mẹ con chị Trần Thị Hiệp nằm sâu trong con hẻm nhỏ thuộc đường số 2, phường 3 (quận Gò Vấp) trao túi an sinh gồm gạo, sữa, dầu ăn, trứng, rau củ... Sau khi chụp ảnh báo cáo hoàn thành "đơn hàng" lên nhóm, anh tìm đường chạy về công ty cách đó gần 10 km giữa lúc trời mưa lớn.
Mỗi chuyến cứu trợ, anh Trần Khắc Hạnh chở 10 túi an sinh, tổng cộng gần 100 kg. Ảnh: Hồng Duyên
Là quản lý dự án của một doanh nghiệp tại quận 3, hơn ba tháng qua, anh Hạnh lấy trụ sở công ty làm nhà để tham gia các hoạt động chống dịch của thành phố. Khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, anh đăng ký đội tình nguyện hỗ trợ nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm. Từ 20/8, Trung tâm an sinh TP HCM thành lập đội SOS, anh được giao nhiệm vụ điều phối hàng hóa tại kho đóng ở phường Đa Kao, quận 1 và chỉ huy đội xe máy gồm 25 tình nguyện viên, chạy khắp hẻm nhỏ Sài Gòn cứu trợ lương thực cho người dân.
Trước 22h mỗi ngày, anh Hạnh nhận được danh sách các gia đình khó khăn cần giúp đỡ từ bộ phận tiếp nhận thông tin của Trung tâm an sinh. Sau đó tùy quận, huyện anh phân công các tài xế thông thạo địa bàn tiếp nhận. Sáng hôm sau mỗi người gọi điện xác nhận, soạn hàng, đảm bảo trao lương thực đến người dân ngay trong ngày. Ngoài số lượng báo từ đêm trước, anh Hạnh thường xuyên nhận các tin nhắn đề nghị hỗ trợ các trường hợp phát sinh. Trong đó, anh sẽ chủ động giải quyết giao thực phẩm không kể giờ giấc, địa điểm.
"Gia đình chị Hiệp ở Gò Vấp là một ví dụ. Người mẹ mất việc, không thu nhập. Gia đình hết đồ ăn, nhà lại có trẻ con nên phải tiếp tế liền. Lúc này đội SOS sẽ xử lý", ông Trương Trần Phương, phụ trách Đội SOS Trung tâm an sinh nói và cho biết trước đây các thông tin về người khó khăn cần giúp đỡ đều được thành phố chuyển về quận, huyện xử lý. Tuy nhiên một số địa phương quá tải dẫn đến chậm trễ, người dân bức xúc, gọi điện phản ảnh. Đội SOS ra đời mục tiêu bọc lót cho tuyến dưới và cứu trợ lương thực cho người dân ở tình huống khẩn cấp.
Người dân ở xóm trọ nhận lương thực từ đội SOS Trung tâm an sinh. Ảnh: Hồng Duyên
Toàn đội có hơn 40 người chủ yếu là tình nguyện viên, không nhận bất kỳ khoản trợ cấp nào từ ngân sách. Ngoài xe máy, lực lượng vận chuyển còn có 14 ôtô bán tải, 4 chỗ, 7 chỗ sẵn sàng tiếp ứng. Mỗi chuyến xe chở 50-70 túi an sinh về các địa chỉ ở xa các kho hàng của Trung tâm an sinh thành phố.
Để có được danh sách người cần cứu trợ khẩn cấp giao cho nhóm vận chuyển trước 22h, mỗi ngày bộ phận tiếp nhận phải sàng lọc thông tin từ hơn 1.000 trường hợp gọi đến tổng đài 1022, đường dây nóng Trung tâm an sinh, Ủy ban MTTQ TP HCM, tin nhắn chat qua tài khoản mạng xã hội Zalo, Facebook Tuyên giáo Mặt trận TP HCM và số điện thoại của các lãnh đạo thành phố.
Chị Hồ Thị Trường, nhân viên Ban Phong trào Ủy ban MTTQ TP HCM, người trực tiếp nghe điện thoại đường dây nóng cho hay khi tiếp nhận cuộc gọi các thành viên sẽ hỏi cụ thể hoàn cảnh, nhu cầu sau đó phân loại để đưa về quận, huyện chăm lo hoặc giao đội SOS cứu trợ.
Thời gian đầu hoạt động, mỗi ngày đội SOS chỉ nhận hơn 100 đơn. Nhưng từ hôm thành phố siết giãn cách và yêu cầu người dân "ai ở đâu yên đó", số người khó khăn cần tiếp tế khẩn cấp tăng cao, có ngày lên đến hàng nghìn.
Với khối lượng công việc khổng lồ, những nhân viên trực tổng đài như chị Trường chọn phương án "3 tại chỗ", ăn ở tại cơ quan, ngày làm việc gần như không kết thúc. Nhiều hôm đồng hồ đã chạy sang ngày mới nhưng các số hotline của mặt trận vẫn liên tục reo. Sau hơn nửa tháng hoạt động, chương trình SOS của Trung tâm an sinh đã cứu trợ gần 11.000 trường hợp khó khăn, tặng hơn 9.000 lốc sữa cho trẻ em.
Chuẩn bị các túi rau củ để đưa xuống người dân. Ảnh: Hồng Duyên
Ông Trương Trần Phương cho hay, thời gian qua các khâu tiếp nhận, vận chuyển, báo cáo của đội SOS đều "thủ công". Các thành viên phải tự nhập dữ liệu, kiểm tra thông tin qua các biểu mẫu nên tốn khá nhiều thời gian. Từ ngày 4/9, tất cả hoạt động cứu trợ được thực hiện qua ứng dụng An sinh, trong đó có tiếp tế lương thực các trường hợp khẩn cấp. Việc này giúp công tác tiếp tế không bị trùng lắp; hạn chế bỏ sót người cần giúp đỡ...
"Dù có ứng dụng An sinh nhưng người dân không biết sử dụng hoặc không có điện thoại thông minh vẫn có thể gọi tổng đài 1022, đường dây nóng để được giúp đỡ", ông Phương nói.
Trong đợt dịch thứ 4, từ đầu tháng 6/2021, TP HCM đã triển khai nhiều biện pháp giãn cách xã hội với các cấp độ thắt chặt tăng dần. Để hỗ trợ người dân khó khăn, ngoài gói 26.000 tỷ đồng áp dụng chung toàn quốc, thành phố triển khai hai gói hỗ trợ riêng tổng trị giá gần 1.800 tỷ đồng, vừa bổ sung thêm hơn 2.500 tỷ đồng. Từ ngày 15/8, Trung tâm an sinh TP HCM ra mắt và hoạt động ở 3 cấp thành phố, quận huyện, xã phường, thị trấn.
Từ 0h ngày 23/8, TP HCM tăng cường biện pháp chống Covid-19. Hai tuần siết chặt giãn cách vừa qua, người khó khăn sẽ được cung cấp lương thực miễn phí. Trung tâm An sinh thành phố hỗ trợ chuyển hàng tiếp tế, thực phẩm đến các khu dân cư, trong đó trao 2 triệu túi an sinh đến người cần giúp đỡ.
Các chiến sỹ nhà giàn DK1 tặng 300 túi quà an sinh cho người dân TP Hồ Chí Minh Sáng ngày 1/9, Trung tâm an sinh TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 300 túi quà an sinh trị giá 90 triệu đồng của các chiến sỹ nhà giàn DK1, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân trao tặng. Lễ tiếp nhận 300 túi quà an sinh. Bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt...