TP HCM sẽ chọn bộ sách giáo khoa nào?
Trước khi tiến hành bỏ phiếu kín để lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học, các thành viên hội đồng sẽ có quá trình nghiên cứu, thảo luận và đưa ra các ý kiến, nhận xét cụ thể
UBND TP HCM vừa ban hành quyết định thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) năm học 2021. Ngày 17-3 vừa qua, hội đồng chọn SGK cấp tiểu học tại TP HCM đã có buổi làm việc đầu tiên. Sáng 18-3, hội đồng lựa chọn SGK cấp THCS cũng có buổi làm việc đầu tiên.
Thành viên hội đồng chọn sách là giáo viên giỏi nghề
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, quy trình lựa chọn SGK đã được UBND TP ban hành. Căn cứ vào danh mục SGK đã được các trường lựa chọn và đề xuất, mỗi thành viên trong các hội đồng sẽ có 7 ngày nghiên cứu, sau đó đưa ra ý kiến cụ thể bằng văn bản.
TP HCM sẽ có kết quả chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 vào cuối tháng 3-2021 .Ảnh: TẤN THẠNH
Theo quyết định của UBND TP HCM về quy trình chọn SGK, bậc tiểu học có 9 hội đồng lựa chọn và bậc THCS có 11 hội đồng lựa chọn. Mỗi hội đồng có khoảng 19 thành viên, do phó giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM làm chủ tịch; phó chủ tịch và ủy viên là phó phòng phụ trách chuyên môn của sở và phó phòng GD-ĐT một số quận, huyện; các ủy viên còn lại là hiệu trưởng, hiệu phó và giáo viên (GV) các trường học trên địa bàn.
Video đang HOT
Theo ông Dương Trí Dũng – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, Chủ tịch hội đồng lựa chọn SGK cấp tiểu học – mỗi hội đồng bộ môn có 19 thành viên, trong đó đa số thành viên là những GV giỏi nghề, có chuyên môn vững. Theo tìm hiểu của phóng viên, số lượng GV trong mỗi hội đồng lựa chọn SGK chiếm đến 14/19 thành viên của hội đồng.
Cũng theo quy trình lựa chọn SGK của UBND TP, sau khi được thành lập, hội đồng lựa chọn SGK tổ chức họp, thảo luận, đánh giá trên cơ sở danh mục các trường đã lựa chọn, bỏ phiếu kín chọn một hoặc một số SGK cho mỗi môn học. Trong đó, sách được chọn phải bảo đảm đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp môn học không có SGK nào đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn, hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại, cho đến khi có ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, minh bạch. Cuộc họp phải bảo đảm đủ các thành viên theo quy định. Kết quả mỗi cuộc họp được lập biên bản, trong đó bao gồm đầy đủ ý kiến của các thành viên, có chữ ký và công khai tại hội đồng.
Cuối tháng 3 công bố kết quả
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP, SGK được chọn phải đáp ứng các tiêu chí chọn sách cho TP mà UBND TP đã ban hành. Hai tiêu chí quan trọng nhất là phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của TP và phù hợp với điều kiện tổ chức giảng dạy, cơ sở vật chất tại các trường.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đó, trong danh mục SGK được các trường đề xuất lựa chọn, SGK của bộ “Chân trời sáng tạo” vẫn chiếm ưu thế. Chẳng hạn, tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình (quận 4), theo ông Lê Ngọc Phong, hiệu trưởng nhà trường, 2 sách toán, tiếng Việt của bộ “Chân trời sáng tạo” đều phù hợp với cấu trúc, bố cục, nội dung khung chương trình, hình ảnh tạo sự hứng thú cho học sinh. Nhất là ở môn toán, không còn những hình ảnh cô đọng, khô khan như bông hoa, nhãn vở, con số… lâu nay mà thay bằng những hình ảnh rất thực tế, lôi cuốn, mang tính sáng tạo. Vì thế, GV các tổ chuyên môn trong trường đều đề xuất bộ sách này.
Trong khi đó, đối với SGK lớp 6, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn một trường THCS tại quận 10 cho biết qua quá trình nhận xét, góp ý của GV trong trường, riêng 2 môn toán và ngữ văn của bộ “Chân trời sáng tạo” và “Cánh diều” đều thiết kế các bài theo dạng chủ đề, chủ điểm. Tính sáng tạo, nhiều hình ảnh từ thực tế ở hai bộ sách đều ngang nhau. Riêng sách ngữ văn bộ “Chân trời sáng tạo” thì ban đầu tưởng “lạ” vì khác nhiều so với SGK lớp 6 hiện hành nhưng lại phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá của TP trong những năm gần đây, buộc GV phải đổi mới, học sinh nhìn vào cũng hứng thú hơn.
Theo Sở GD-ĐT TP, vào cuối tháng 3-2021 (từ ngày 28 đến 31-3), TP HCM sẽ công bố kết quả lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6 cho năm học mới.
100% giáo viên dạy lớp 2, 6 phải được tập huấn
Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, để bảo đảm tiến độ, các địa phương phải chọn xong SGK trước ngày khai giảng năm học mới tối thiểu 5 tháng. Như vậy, trước ngày 5-4, việc chọn SGK ở các địa phương phải hoàn thành.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các sở GD-ĐT phải chủ động phối hợp với các nhà xuất bản có SGK được lựa chọn để tổ chức tập huấn hiệu quả cho 100% cán bộ GV dạy lớp 2, lớp 6.
Giáo viên TP.HCM bỏ phiếu kín chọn sách giáo khoa lớp 6
Giáo viên phải nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu kín để chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn của mỗi trường.
Ngày 3/2, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, ký hướng dẫn thực hiện quy trình nghiên cứu và đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 6 năm học 2021-2022.
Theo đó, các trường phân công tổ trưởng, tổ phó chuyên môn để các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ lựa chọn, đề xuất sách giáo khoa.
Đối với các bộ môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường thực hiện như sau: Nếu các cơ sở giáo dục có tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên (Vật lý - Hóa học - Sinh học) và Lịch sử và Địa lý, tổ trưởng điều hành cho toàn thể giáo viên đọc, thảo luận, bỏ phiếu kín, đề xuất chọn sách giáo khoa theo quy trình đã được hướng dẫn.
Nếu các cơ sở giáo dục có tổ chuyên môn riêng biệt theo từng môn học, lãnh đạo các cơ sở giáo dục hướng dẫn giáo viên đọc, nghiên cứu các sách giáo khoa. Sau đó, trường phân công một tổ trưởng phụ trách môn Khoa học tự nhiên và một tổ trưởng phụ trách môn Lịch sử, Địa lý tổ chức chung buổi thảo luận, bỏ phiếu kín để chọn sách.
Bộ sách giáo khoa lớp 6 Chân trời sáng tạo - một trong những bộ sách được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM.
Đối với môn Hoạt động trải nghiệm, lãnh đạo đơn vị phân công một lãnh đạo phụ trách điều hành cho toàn thể giáo viên trong đơn vị nghiên cứu, thảo luận, bỏ phiếu dề xuất lựa chọn sách giáo khoa như một tổ chuyên môn.
Tất cả giáo viên trong cơ sở giáo dục đều phải thực hiện nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu đề xuất chọn bộ sách giáo khoa tại tổ chuyên môn (không chỉ dành cho giáo viên dự kiến dạy học lớp 6 năm học 2021-2022).
Đối với các cơ sở giáo dục có nhiều điểm trường, một hội đồng lựa chọn sách giáo khoa sẽ báo cáo phòng GD&ĐT tại cơ sở chính.
Sau khi có kết quả, trường sẽ báo cáo phòng GD&ĐT các quận, huyện. Hội đồng lựa chọn sách thành phố tập trung thảo luận, bỏ phiếu chọn lựa, báo cáo kết quả nghiên cứu về chủ tịch hội đồng lựa chọn sách giáo khoa.
Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của các thành viên, chuyển giao cho sở. Sở tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của hội đồng, trình UBND thành phố xem xét và phê duyệt. Dự kiến, thời điểm công bố kết quả lựa chọn sách giáo khoa vào cuối tháng 3.
Hai bộ SGK chỉ thọ một năm: Giáo viên mong được lựa chọn lại sách lớp 1 Nhiều cán bộ, giáo viên không muốn chọn 2 bộ sách bị "bỏ rơi" nửa chừng cho lớp 1 năm học 2021 - 2022, họ mong chọn bộ sách đảm bảo liên thông từ lớp dưới lên. Hai bộ sách giáo khoa "Cùng học để phát triển năng lực", "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" bị "xoá sổ" không...