TP HCM ra thông báo khẩn về dạy học trực tiếp từ ngày 12-4
Từ ngày 12-4, TP HCM tổ chức chăm sóc giáo dục trực tiếp cho tất cả trẻ em đang theo học tại các cơ sở mầm non, kể cả các cháu ở độ tuổi nhà trẻ; tổ chức học tập trực tiếp cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12
UBND TP HCM vừa có thông bảo khẩn gửi các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về việc tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn từ ngày 12-4.
Theo thông báo này, từ ngày 12-4, TP HCM tổ chức chăm sóc giáo dục trực tiếp cho tất cả trẻ em đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, kể cả các cháu ở độ tuổi nhà trẻ. Tổ chức học tập trực tiếp cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 tại các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
UBND TP HCM yêu cầu triển khai nghiêm các điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống dịch và an toàn trường học, chú trọng bữa ăn bán trú nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức việc dạy học trực tiếp, giúp phụ huynh an tâm khi cho học sinh mầm non và tiểu học đi học. Tổ chức xây dựng và phát triển nền tảng dạy học trực tuyến, hệ thống học liệu số, bài giảng số có chất lượng dùng chung, phù hợp với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học cho học sinh khi phải thực hiện cách ly y tế theo quy định.
TP HCM tiếp tục dạy học trực tiếp ở tất cả các bậc học từ ngày 12-4
Video đang HOT
UBND TP HCM cũng giao Sở GD-ĐT TP tiếp tục triển khai hướng dẫn chuyên môn về phương án tổ chức học tập trực tiếp phù hợp đối với từng cấp học, bậc học; hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm học 2021-2022; bảo đảm chất lượng và công bằng trong tiếp cận giáo dục cho tất cả đối tượng người học. Bên cạnh đó, tổ chức và hướng dẫn cụ thể việc học tập cho các học sinh thuộc diện phải cách ly y tế cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, UBND TP HCM còn giao Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 trong suốt quá trình dạy học trực tiếp.
Dạy học '2 trong 1': Những tình huống ngoài giáo án
Dạy học theo hình thức "2 trong 1" đã xuất hiện nhiều bất cập. Giáo viên và phụ huynh mong muốn, cần có giải pháp linh hoạt hơn và giao quyền chủ động cho thầy cô và nhà trường.
Cô Trần Thị Nga trong một giờ lên lớp. Ảnh: NVCC
Giáo viên phải "phân thân"
Anh Trần Văn Lạc xã Kim Lũ (Sóc Sơn, Hà Nội) là F0 nên con gái anh thuộc diện F1 và phải học online ở nhà trong khi nhiều bạn vẫn đến lớp để học trực tiếp. Qua theo dõi, anh Lạc nhận thấy: Hình thức online kết hợp offline trong cùng một lớp học có nhiều bất cập. Phần lớn học sinh học online ở nhà chủ động theo dõi bài học, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Bởi, dù có cố gắng hết sức và đổi mới phương pháp dạy học đến đâu thì giáo viên cũng không thể "phân thân" để bao quát tất cả học sinh trên lớp cũng như ở nhà.
"Vẫn biết, đây là giải pháp tình thế nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19, nhưng rõ ràng với kiểu dạy "2 trong 1" như hiện nay thì hiệu quả không được như mong muốn; trong đó những học sinh học trực tuyến ở nhà sẽ thiệt thòi hơn" - anh Lạc phân trần, đồng thời viện dẫn: Có hôm, cô giáo gọi con phát biểu nhưng vì mạng kém nên cô - trò không nghe rõ ý kiến của nhau. Có tiết học, con chỉ nghe "câu được, câu mất" của giáo viên giảng bài và không nhìn thấy hình ảnh.
Trực tiếp dạy lớp học "2 trong 1", cô Hồ Thị Huyền Trang - giáo viên Trường THCS & THPT Phenikaa (Hà Nội) - chia sẻ: Có 2 trường hợp khi dạy on/off: Giáo viên dạy tại lớp, nhưng có học sinh học online; hoặc giáo viên là F0, F1 dạy tại nhà nhưng có một số học sinh học trực tiếp tại lớp và một số học sinh học online. Với đặc thù lớp học như vậy, giáo viên gặp một số khó khăn và ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học của thầy - trò. Khó khăn đầu tiên do một số lớp học chưa được trang bị đầy đủ về trang thiết bị, cơ sở vật chất. Ngoài ra, giáo viên có phần lúng túng trong việc thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập để đảm bảo 100% học sinh tham gia trong lớp học "2 trong 1". Cùng với đó, việc quản lý lớp học với các nhóm học sinh khác nhau cũng khiến giáo viên bối rối.
Sau 2 tuần dạy học trực tiếp, số lượng giáo viên, học sinh là F0, F1 của Trường THPT Chúc Động (Chương Mỹ, Hà Nội) tăng lên đáng kể. Cô Lê Thị Thơ - giáo viên bộ môn Tiếng Anh của trường cho biết: Có khoảng 10 giáo viên là F0. Học sinh F0 xuất hiện ở tất cả khối lớp. Lớp nào ít nhất cũng 10 em, có lớp chiếm hơn một nửa học sinh là F0, F1. "Có hôm tôi lên lớp, chưa đầy 10 em học trực tiếp, còn lại học online vì là F0, F1" - cô Thơ chia sẻ.
Lớp học "2 trong 1 " của cô Hồ Thị Huyền Trang. Ảnh: NVCC
Trao quyền chủ động
Sau thời gian dạy học theo mô hình "2 trong 1", cô Thơ nhận thấy có một số bất cập. Cô phân tích, bản chất lớp học online và truyền thống rất khác nhau nên việc soạn bài, điều hành, giảng dạy của giáo viên cũng phải khác. Vì thế, khi tích hợp 2 mô hình này vào một khiến giáo viên và học sinh đều gặp khó khăn. Về phía giáo viên, nếu chú trọng vào trò trên lớp thì vô hình trung "bỏ quên" các em học online. Tuy nhiên, để cân bằng sẽ rất khó, vì thực chất giáo viên cũng phải phân thân và liên tục "vào vai" khác nhau.
Về phía học sinh, các em sẽ khó tiếp cận bài giảng hơn. Có học sinh tâm sự, không nhìn rõ nội dung bài giảng của giáo viên trên lớp. Bởi thực tế, không phải giáo viên nào cũng có thể linh hoạt đến mức: Vừa giảng bài trên lớp, vừa chia sẻ slide liên tục, vì có những lúc thầy/cô phải ghi trên bảng hoặc di chuyển trong lớp. Đấy là chưa kể đường truyền Internet của học sinh hoặc nhà trường không ổn định. Nhiều học sinh học trực tuyến ở nhà cho biết, nhiều lúc "căng mắt" cũng không nhìn rõ giáo viên viết gì trên bảng.
"Có trường hợp, giáo viên là F0 nhưng vẫn phải dạy học vì không có người dạy thay. Việc này dẫn đến: Học sinh đến trường để học trực tiếp nhưng giáo viên thì dạy online ở nhà. Nếu thầy - trò dạy - học trực tuyến thì không vấn đề gì vì hình thức này đã trở nên quen thuộc. Nhưng việc cô dạy học online ở nhà, trong khi 20 - 30 học sinh học trên lớp và nghe cô giảng bài qua Zoom sẽ khó hiệu quả; vì nhiều bạn mất trật tự, đó là chưa kể đến những tạp âm nên không thể nghe rõ giáo viên nói gì" - cô Thơ trao đổi.
Theo cô Trần Thị Nga - giáo viên Trường THPT Lục Nam (Bắc Giang), trước đây dạy học trực tuyến đã khiến cho nhiều giáo viên vất vả vì vừa phải làm giáo án điện tử, vừa phải phân bổ thời lượng học sao cho hợp lý. Nay khi dạy học theo mô hình "2 trong 1" khiến áp lực nhân đôi vì phải chuẩn bị thêm cả bài giảng trực tiếp. Ngoài ra, có những thầy cô dạy nhiều khối lớp với đối tượng khác nhau. Việc liên tục đảm nhiệm "nhiều vai" khiến giáo viên khó tập trung giảng dạy.
Từ thực tế, cô Lê Thị Thơ đề xuất nhà trường kêu gọi giáo viên tình nguyện dạy online miễn phí cho học trò. Tức là nếu buổi chiều, giáo viên nào không có giờ lên lớp, có thể dành 1 - 2 tiếng để dạy trực tuyến cho học sinh F0, F1, giúp các em củng cố kiến thức bài học, quan trọng là để các em không bị thiệt thòi. Trường hợp giáo viên bị F0, có thể bố trí tiết dạy của giáo viên đó sang buổi chiều hoặc tối để cô - trò cùng dạy - học trực tuyến. Với những lớp có nhiều F0, F1 có thể chuyển hoàn toàn sang dạy - học trực tuyến để đỡ vất vả cho thầy - trò. "Muốn vậy, giáo viên, nhà trường phải được trao quyền chủ động hơn trong việc lựa chọn, quyết định hình thức dạy học phù hợp" - cô Thơ bày tỏ.
Theo cô Hồ Thị Huyền Trang, để dạy học theo hình thức "2 trong 1", cơ sở vật chất của trường lớp phải đảm bảo. Theo đó, tại các lớp học, cần trang bị đầy đủ: Internet, máy chiếu, máy tính, loa, micro... Với các lớp học chưa đủ điều kiện để trang bị camera rời, micro... giáo viên có thể linh hoạt sử dụng điện thoại kết hợp với máy tính. Hai thiết bị cùng truy cập vào các nền tảng như: Teams, Zoom; trong đó máy tính của giáo viên được dùng để trình chiếu bài giảng, còn điện thoại được dùng như: Micro rời khi học sinh phát biểu ý kiến...
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giáo viên căng mình dạy học Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường học trên cả nước đang phải vừa tổ chức học trực tiếp, vừa dạy học trực tuyến. Để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tiếp thu kiến thức, các thầy giáo, cô giáo đang chịu nhiều áp lực, tìm mọi cách xoay sở để đảm bảo việc dạy học. Từ cuối tháng...