TP HCM công bố kết quả thanh tra Lazada bán thiết bị lắp ráp súng
Tổng cộng có 125 giao dịch các thiết bị lắp ráp súng được đăng ký trên www. lazada.vn và mua thành công 69 loại sản phẩm của các nhà cung cấp từ Trung Quốc và Việt Nam.
Ông Trần Minh Hóa, Phó chánh thanh tra Sở Công Thương TP HCM, cho biết như vậy khi được hỏi về kết quả thanh tra hoạt động mua bán thiết bị lắp ráp súng của website www.lazada.vn sáng 22-7.
Theo ông Hóa, sau bài viết “Thiết bị lắp ráp súng rao bán trên Lazada, trách nhiệm của ai” trên Báo Người Lao Động ngày 18-2-2019, UBND TP HCM đã đề nghị Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Công an TP, Cục Quản lý thị trường TP, Cục Hải quan TP khẩu trương kiểm tra.
Cụ thể, đoàn đã kiểm tra ghi nhận các loại thiết bị nguy hại (do Báo Người Lao Động phản ánh) được bán trên website Lazada do Công ty TNHH Recess quản lý.
Theo báo cáo và chứng từ do Công ty Recess cung cấp, có 125 giao dịch các thiết bị lắp ráp súng được đăng ký trên www.lazada.vn và mua thành công 69 loại sản phẩm từ các nhà cung cấp từ Trung Quốc và Việt Nam.
Trong đó, 12 giao dịch do 2 thương nhân đăng ký kinh doanh tại Bình Dương và Hà Nội thực hiện. 113 giao dịch do thương nhân tại Trung Quốc kinh doanh.
Video đang HOT
Các thiết bị lắp ráp súng được rao bán trên lazada.vn. website www.lazala.vn đã xóa khỏi website tất cả các thông tin của sản phẩm này.
Điều đáng nói là với các sản phẩm được giao dịch thành công, đoàn kiểm tra không thể xác định đặc tính kỹ thuật, công dụng của sản phẩm mang tính chất nguy hiểm như thế nào do không đủ chức năng xem xét, người bán cũng không cung cấp đầy đủ thông tin về đặc thù chi tiết của sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm không xác định được đồng thời quản lý website www.lazala.vn đã xóa khỏi website tất cả các thông tin của sản phẩm này.
Qua kiểm tra, đoàn cũng ghi nhận Công ty TNHH Recess và các thương nhân trên sàn www.lazada.vn có dấu hiệu vi phạm một số quy định trong hoạt động xúc tiến thương mại, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc trên website, từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Thanh tra Sở Công Thương đang xem xét và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định, đồng thời chuyển Cục Quản lý thị trường TP kiểm tra nguồn gốc các sản phẩm do DN này đang kinh doanh; chuyển cơ quan công an để xem xét đặc tính nguy hiểm của các loại sản phẩm do Báo Người Lao Động phản ánh để có biện pháp xử lý theo quy định.
Cũng theo Sở Công Thương, đến nay cơ quan này chưa nhận được phản hồi từ Cục Quản lý thị trường và Công an TP.
Theo người lao động
Điện thoại bão hòa, website Thế Giới Di Động tụt hạng chóng mặt trên bản đồ thương mại điện tử Việt Nam
Hồi cuối 2017 đầu 2018, lượng truy cập website Thế Giới Di Động ở mức khoảng gần 40 triệu lượt, nhưng đến quý 2/2019 vừa qua giảm xuống chỉ còn hơn 25 triệu lượt. Thế Giới Di Động đã bị Tiki, Shopee, Sen Đỏ vượt mặt trên bảng xếp hạng.
iPrice Group vừa công bố số liệu bản đồ thương mại điện tử quý 2/2019. Theo đó, các trang thương mại điện tử hàng đầu cùng tiếp tục giảm nhẹ lượng truy cập và là quý giảm thứ 2 liên tiếp.
Dẫn đầu vẫn là Shopee, với 38,6 triệu lượt truy cập. Đây là quý thứ 4 liên tiếp Shopee đứng ở vị trí số 1 trên bảng xếp hạng. Theo sau lần lượt là Tiki và Lazada.
Đáng chú ý, trong khi lượng truy cập các trang khác cùng giảm nhẹ thì riêng Sen Đỏ có quý tăng trưởng thứ 4 liên tiếp, đạt 28 triệu lượt, áp sát Lazada và vượt mặt Thế Giới Di Động.
Đầu tháng 7 vừa qua, Lazada đã bổ nhiệm ông James Dong vào vị trí Giám đốc điều hành cho Lazada Việt Nam thay cho ông Max Zhang, người chỉ nắm giữ vị trí này được hơn một năm.
Ông James Dong hiện vẫn kiêm nhiệm vị trí CEO cho Lazada Thái Lan. Tại Thái Lan thì theo số liệu của iPrice Insights, Lazada liên tục dẫn đầu về lượng truy cập web, bỏ khá xa Shopee Thái Lan. Với sự bổ nhiệm mới này Lazada kỳ vọng CEO mới sẽ giúp mang thành công của họ tại Thái Lan đến với thị trường Việt Nam.
Đối với Thế Giới Di Động, so với hồi cuối 2017 đầu 2018, lượng truy cập vào website này đã giảm tới 35%. Lượng truy cập vào Thế Giới Di Động giảm mạnh trong bối cảnh thị trường điện thoại được đánh giá đã bão hòa. Bản thân Thế Giới Di Động cũng đang liên tục đóng bớt các cửa hàng và doanh thu đã gần như đi ngang.
Lượng truy cập các trang thương mại điện tử có xu hướng giảm trong quý 2. Nguồn: iPrice
Trên bảng xếp hạng các thiết bị smartphone, 4 cái tên dẫn đầu đều là các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay: Shopee, Tiki, Sen Đỏ và Lazada.
"Tứ đại gia" Shopee, Tiki, Sen Đỏ và Lazada dẫn đầu truy cập các thiết bị smartphone.
Đáng chú ý, bản đồ thương mại điện tử của iPrice đã xuất hiện cái tên Voso.vn. Đây là trang của Tổng CTCP Bưu chính Viettel, mới ra mắt đầu tháng 7 và đã chạy thử từ vài tháng trước. Báo cáo của iPrice Insights ghi nhận rằng trong tháng 6, lưu lượng truy cập website của Voso.vn đã tăng gấp 12 lần so với tháng 5.
Lợi thế có thể thấy của Voso.vn nằm ở hệ thống vận tải đã có sẵn của Viettel Post cùng với cộng đồng khách hàng tiềm năng đến từ 50 triệu thuê bao di động Viettel và 2,5 triệu người dùng ViettelPay.
Theo Trí Thức Trẻ
Thương mại điện tử: Cuộc chơi 'đốt tiền' có còn chỗ cho người mới? Thương mại điện tử ở Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của Google-Temasek năm 2018 thì thương mại điện tử Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép 35% trong giai đoạn 2015-2018 và có giá trị 2,8 tỉ USD. Thông tin trên được đưa ra trong một báo cáo phân tích của Công ty...