TP HCM chỉ đạo chặn hàng giả gắn mác “Made in Vietnam” lừa người tiêu dùng
Các vi phạm như nhập lậu, phân phối, lưu thông các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhưng lại gắn nhãn mác “Made in Vietnam” để đánh lừa người tiêu dùng sẽ bị cơ quan chức năng ở TP HCM xử lý nghiêm.
Để bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng, UBND TP HCM vừa chỉ đạo các sở-ngành là thành viên Ban chỉ đạo 389/TP (Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả TP) tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo nhãn mác “Made in Vietnam” trên địa bàn TP.
Hàng sản xuất tại Việt Nam được bày bán trong siêu thị (Ảnh: Thanh Nhân)
Theo đó, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cần tăng cường tuần tra, kịp thời xử lý các hành vi buôn lậu, chứa trữ và vận chuyển hàng hóa tiêu dùng, thời trang… giả mạo xuất xứ, nhãn mác ở khu vực cảng biển, cửa sông, bến bãi, tàu thuyền.
Cục Hải quan TP tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu và các khu vực; tổ chức đấu tranh phát hiện, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ, hàng giả… trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.
Video đang HOT
Công an TP tăng cường trinh sát, làm rõ phương thức, thủ đoạn, chủ động lập chuyên án để triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm vận chuyển, buôn bán hàng hóa tiêu dùng, thời trang… giả mạo xuất xứ, nhãn mác; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm như nhập lậu, phân phối, lưu thông trong thị trường nội địa các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhưng gắn nhãn mác “Made in Vietnam”.
Cục Quản lý thị trường TP cũng được yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm như nhập lậu, phân phối, lưu thông trong thị trường nội địa các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhưng lại gắn nhãn mác “Made in Vietnam” nhằm đánh lừa người tiêu dùng trong nước; kịp thời ngăn chặn hàng hóa tiêu dùng, thời trang giả mạo xuất xứ, nhãn mác.
UBND các quận – huyện có trách nhiệm xử lý nghiêm hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn; tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu, đồng thuận và không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Các cơ quan báo chí TP kịp thời tuyên truyền, phát động toàn dân không bao che, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ; phát động người dân tích cực tham gia tố giác các vi phạm.
Theo người lao động
Bánh kẹo giả tràn lan, người tiêu dùng cần lưu ý những gì khi mua sắm?
Cận Tết, nhu cầu mua sắm người dân tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng bánh kẹo, mứt, nước giải khát... Đây cũng dịp hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng len lỏi vào thị trường một cách dễ dàng.
Tết Nguyên đán cận kề, sức mua các sản phẩm bánh, mứt, kẹo.... tăng mạnh. Dịp này, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm phục vụ người tiêu dùng với đủ mẫu mã. Ăn theo sức nóng thị trường, không ít các cơ sở sản xuất vì lợi nhuận mà sẵn sàng làm giả mặt hàng bánh kẹo thương hiệu lớn gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.
Khảo sát tại một số khu chợ bán bánh kẹo khu vực Hà Nội, dễ dàng nhận thấy các gian hàng bày bán đủ loại bánh kẹo nhãn mác từ trong nước đến nước ngoài. Thậm chí một số loại bánh không có nhãn mác bán theo cân giá dao động từ 20.000-50.000 đồng/kg, các loại kẹo dẻo, rau câu có giá từ 30.000-40.000 đồng/kg, kẹo đậu phộng được chào giá cao hơn từ 60.000-80.000 đồng/kg...
Bên cạnh đó, thị trường bánh kẹo tiếp tục xuất hiện loạt sản phẩm tên na ná với thương hiệu nổi tiếng như Custard (nhái Custas), Silaté (giống với Solite), Oseo (nhái Oreo), Damisa (nhái Danisa), Tippo (nhái Tipo)... hoặc các loại vỏ hộp mang mác ngoại nhưng bên trong là các loại bánh không rõ nguồn gốc.
Lợi dụng tâm lý mua hàng ngoại làm quà biếu của người tiêu dùng, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng rồi gắn mác ngoại tung ra thị trường tiêu thụ.
Nhiều khách hàng cũng rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi mua hàng online, hàng xách tay để biếu người thân, bạn bè... Chỉ cần một thao tác đơn giản, người tiêu dùng đã mua được sản phẩm mình yêu thích nhưng thực tế không ít người nhận trái đắng khi hàng không đúng hình ảnh quảng cáo hoặc chất lượng quá kém.
Các sản phẩm nhái thường có giá rẻ bằng một nửa sản phẩm gốc, trà trộn trong các gói quà hoặc khu vực nông nông, miền núi, sinh viên, người lao động phổ thông... Bánh kẹo bị làm giả hầu hết có chất lượng rất kém, không có mùi thơm, không bùi và cứng. Ngoài ra, những sản phẩm này in thông tin về thành phần, giá trị dinh dưỡng, tiêu chuẩn chất lượng....như hàng thật nên người tiêu dùng khó phân biệt.
Theo chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt những sản phẩm sử dụng nhiều phụ gia, màu thực phẩm không rõ nguồn gốc,...nếu dùng lâu dài có nguy cơ gây ung thư.
Do đó, người tiêu dùng nên cẩn thận khi chọn mua và sử dụng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc và có mùi khó chịu. Tốt nhất nên lựa chọn bánh kẹo của các thương hiệu uy tín.
Người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe.
Nếu mua giỏ quà biếu Tết, không nên mua giỏ quà đã gói sẵn. Người tiêu dùng nên tự chọn các hộp bánh kẹo rời bên ngoài rồi gói thành giỏ quà để đảm bảo an toàn, tránh những sản phẩm kém chất lượng được gói sẵn trong giỏ quà. Đặc biệt, trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào người dùng nên đọc thật kỹ tên món hàng mình định mua và kiểm tra kỹ vỏ hộp tránh rơi vào cảnh tiền mất tật mang.
Theo nguồn tổng hợp
Những vấn đề cần lưu ý khi mua bánh kẹo ngày tết Việt nam là một trong những thị trường mới nổi và du nhập hàng hóa của nhiều nước trên thế giới vào đây. Với các mặt bánh kẹo của các nước như Trung Quốc, Thái lan, Campuchia, ... Nhưng trong những ngày Tết Nguyên đán cận kề thì nhu cầu về sức mua sản phẩm như bánh, mứt, kẹo... tăng mạnh, thị trường...