TP. Hà Nội cho phép thành lập Trường THCS và Trung học phổ thông Lê Quý Đôn
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định cho phép thành lập Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lê Quý Đôn.
ảnh minh họa
Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lê Quý Đôn; Trụ sở của Trường: Lô l.A.II, Khu Đô thị mới Mỹ Đình 1, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lê Quý Đôn là cơ sở giáo dục và đào tạo tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông có nhiều cấp học của thành phố Hà Nội; được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng Thương mại theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lê Quý Đôn tổ chức và hoạt động theo đúng quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011, Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011, của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quy định của pháp luật và Thành phố; Trường chịu sự chỉ đạo, quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.
Theo Laodongthudo.vn
Thách thức trong xây dựng nhà ở công vụ giáo viên
Hiện ngành giáo dục và đào tạo (GD và T) tỉnh Quảng Bình có hơn 20 nghìn cán bộ, giáo viên (GV) và nhân viên, trong đó có gần 3.000 người có nhu cầu về chỗ ở. Trong khi đó, vấn đề nhà ở công vụ cho giáo viên mặc dù được quan tâm đầu tư xây dựng hằng năm song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc chưa "an cư" đã tác động đến đời sống và hoạt động dạy học của các thầy giáo, cô giáo tại Quảng Bình.
Nhà công vụ giáo viên Trường tiểu học số 1 Hưng Trạch, huyện Bố Trạch được xây dựng khang trang.
Thiếu và xuống cấp
Theo Công đoàn ngành GD và T Quảng Bình, toàn ngành hiện có 1.389 phòng công vụ và đã bố trí cho 1.872 cán bộ, GV, nhân viên ở để phục vụ công tác giảng dạy tại các trường học. Tuy nhiên, hiện vẫn còn gần 3.000 GV, trong đó có hơn hai nghìn GV nữ có nhu cầu nhà ở công vụ. Tại huyện Bố Trạch, một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh về nhà ở công vụ cho GV, Phó Trưởng Phòng GD và T Bố Trạch Võ Hải Quân cho biết, ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa hầu như các trường học đều không có nhà ở công vụ. áng chú ý, tất cả trường mầm non chưa có nhà công vụ, trong khi đó lượng GV trẻ từ đồng bằng lên dạy tại các xã miền núi khá nhiều và toàn bộ GV đều có nhu cầu ở nội trú. Phần lớn GV khi lên với các trường miền núi Bố Trạch đều phải thuê hoặc ở nhờ nhà dân. Trường tiểu học xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch có 10 điểm trường, trong đó có một điểm trung tâm còn chín điểm trường lẻ. Tại điểm trường trung tâm, có một số phòng cho GV ở nội trú; còn các điểm trường nằm rải rác theo biên giới Việt Nam - Lào, GV đều phải tự dựng nhà tạm hoặc ở nhờ nhà dân bản. Ngay cả khi có phòng nội trú thì GV vẫn chưa "an cư" do nhà xuống cấp nghiêm trọng. Xã Hưng Trạch, chỉ cách trung tâm huyện Bố Trạch khoảng 30 km nhưng cán bộ, GV ở đây phải sống trong khu tập thể nhà gỗ đã dựng gần 40 năm, bị xuống cấp nghiêm trọng.
Trong khi đó, điểm trường Yên Hợp thuộc Trường tiểu học và THCS xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa là nơi học tập của con em đồng bào Rục, có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Hiệu trưởng Trần Giang Nam cho biết, điểm trường Yên Hợp có 28 GV ở xa đến giảng dạy. Do không có nhà tập thể cho nên phải ở tạm bợ trong các phòng học, phải ghép bàn ghế để ngủ lại. GV nam đã khó, GV nữ càng khó khăn, phiền toái hơn. ồng bào Rục đời sống cũng khó khăn, nhà cửa không đủ chỗ cho GV ở nhờ.
Không chỉ ở mầm non hay tiểu học, thầy giáo Nguyễn Xuân Hoàng, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Bội Châu, huyện Tuyên Hóa , trường có gần 1.000 học sinh, với 24 lớp và 63 cán bộ, GV, trong đó có hơn hai phần ba người có nhu cầu ở nội trú. Tuy nhiên, trường chỉ có một khu nhà nội trú GV nằm trong khuôn viên được xây dựng từ năm 1992, đã xuống cấp, dột nát và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vừa qua Sở GD và T Quảng Bình có chủ trương di dời nhà công vụ GV ra khỏi khuôn viên trường học và xây mới. Chính quyền địa phương đã ưu tiên cấp đất nhưng đến nay chưa có kinh phí để xây dựng. Gần 40 GV nội trú của trường vẫn phải ở trong những căn phòng nắng thì chói chang, mưa thì thấm dột mà chưa biết đến khi nào được di dời.
Không chỉ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi khó khăn mà ngay tại trung tâm thị xã Ba ồn, tình trạng nhà công vụ GV cũng không khá hơn là mấy. Thầy giáo Trần Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh cho biết, nhà tập thể của trường được xây dựng từ năm 1976, gồm hai dãy nhà cấp 4 với 10 phòng, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Trong số 102 cán bộ và GV, có 25 người có nhu cầu ở nhà công vụ. Nhà trường đã bố trí nhà tập thể cho 12 cán bộ, GV, là những GV trẻ mới lập gia đình, có con nhỏ, thu nhập thấp. Số còn lại phải thuê nhà với giá khá cao, ảnh hưởng lớn đến đời sống.
Cần nhiều sự hỗ trợ
Những năm qua, Sở GD và T, Công đoàn ngành GD và T Quảng Bình đã kêu gọi sự hỗ trợ, ủng hộ của tập thể, cá nhân hảo tâm, huy động các nguồn lực để xây dựng nhà công vụ GV... Nhờ những cố gắng đó đã có gần 2.000 cán bộ, GV, nhân viên được ở nhà công vụ, ổn định cuộc sống, yên tâm giảng dạy. Từ năm 2017 đến nay, được sự hỗ trợ của Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ngành GD và T Hà Nội, Công đoàn Giáo dục TP Hồ Chí Minh, các địa phương trong tỉnh xây dựng được bốn nhà ở công vụ GV cho bốn trường học ở những địa bàn khó khăn nhất. ó là nhà ở công vụ GV Trường tiểu học số 1 Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, với sáu phòng ở; nhà công vụ GV Trường tiểu học Trường Sơn tại bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh gồm ba phòng ở kiên cố; nhà công vụ GV xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch; khu nhà công vụ gồm bốn phòng tại điểm trường Yên Hợp, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa. Thầy giáo Nguyễn Hữu Thỉnh, Trường tiểu học số 1 Hưng Trạch : "Từ năm học này, chúng tôi không còn phải lo lắng, không còn cảnh lấy dụng cụ hứng nước mưa và cũng không còn cảnh tay xách, nách mang chạy bão, chạy lụt nữa".
Chủ tịch Công đoàn ngành GD và T Quảng Bình Nguyễn Tất Thiện cho biết, dù lãnh đạo các cấp của tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm nhưng do tỉnh còn nghèo, nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp còn thiếu cho nên việc làm nhà ở công vụ cho GV còn gặp khó khăn, hầu như chỉ mới dừng lại ở mức độ kinh phí đối ứng công trình được hỗ trợ. ể góp phần giảm bớt những khó khăn về nơi ở cho cán bộ, GV, lãnh đạo Sở GD và T và Công đoàn ngành đã và đang kêu gọi sự giúp đỡ của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, từ các đơn vị bạn trong ngành GD và T có nguồn lực mạnh nhằm xây dựng nhà ở công vụ cho GV ở các vùng khó khăn. Cùng với việc trích từ nguồn quỹ "Mái ấm công đoàn" để xây dựng nhà ở cho đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, hằng năm Liên đoàn Lao động tỉnh cũng ưu tiên một phần để xây dựng nhà ở công vụ cho GV. Bằng cách làm linh hoạt này, mỗi năm từ nguồn quỹ "Mái ấm công đoàn" và kinh phí hỗ trợ của các địa phương, Liên đoàn Lao động Quảng Bình cùng các huyện trong tỉnh xây dựng được từ ba đến năm nhà ở công vụ, trị giá từ 500 triệu đồng trở lên, góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho GV ở các vùng sâu, miền núi.
Theo Nhandan.com.vn
Quảng Bình vinh danh các nhà giáo ưu tú Ngày 1/2, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và trao Huân chương Lao động hạng Ba, Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh năm 2017 cho các thầy giáo, cô giáo đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh. Ông Nguyễn Hữu Hoài, chủ tịch...