Top 5 câu hỏi chị em nên hỏi bác sĩ phụ khoa
Nếu không nói chuyện cởi mở với bác sĩ phụ khoa, bạn sẽ hầu như không biết điều gì là đúng và điều gì là không ổn đang diễn ra trong cuộc sống tình dục của mình.
Sức khỏe tình dục luôn là vấn đề tế nhị mà không phải ai cũng dễ dàng nói ra, hoặc có thể nói ra với bất kì ai. Nói chuyện với bác sĩ phụ khoa là cách đơn giản nhất để bạn có thể tìm hiểu làm sao để duy trì sức khỏe tình dục của mình.
Điều này là rất quan trọng, bởi vì nếu không nói chuyện cởi mở với bác sĩ phụ khoa, bạn sẽ hầu như không biết điều gì là đúng và điều gì là không ổn đang diễn ra trong cuộc sống tình dục của mình. Bác sĩ phụ khoa là chuyên gia trong lĩnh vực này, họ có đủ kinh nghiệm, do vậy, họ có thể trả lời các thắc mắc của bạn.
Dưới đây là 5 câu hỏi liên quan đến sức khỏe tình dục mà bạn cần hỏi bác sĩ phụ khoa:
1. Nếu tôi có quan hệ ngoài vợ chồng với một người đàn ông khác, tôi có nên lo lắng về STDs?
Điều này thực sự là một câu hỏi rất khó khăn, nhưng lại là thắc mắc của hầu hết chị em phụ nữ. Và chị em cần hiểu rằng nếu chẳng may bị STDs mà giữ bí mật không nói ra thì bệnh có thể sẽ càng trầm trọng và rối loạn hơn, thậm chí còn lây truyền cho các bạn tình khác.
Trong trường hợp bạn đã có “quan hệ tình cảm” với bất kì ai ngoài vợ ngoài chồng mình thì tốt nhất nên hỏi bác sĩ để biết bạn có thể bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đến đâu. Bác sĩ phụ khoa có thể sẽ cho bạn làm một loạt các xét nghiệm về STDs, nếu bạn bị STDs sẽ dễ dàng được chẩn đoán hơn. Bạn nên làm các xét nghiệm này ngay khi bạn có quan hệ tình dục mà không bảo vệ. Dù sao thì các xét nghiệm này sẽ giúp bạn yên tâm hơn phần nào.
2. Ngứa âm đạo là bình thường, hay là nhiễm trùng gây ra mùi hôi và ngứa âm đạo?
Ngứa âm đạo là một vấn đề mà chị em không thích nói ra vì nhiều phụ nữ cảm thấy xấu hổ và cố gắng che giấu mỗi khi họ ghé qua bác sĩ phụ khoa. Hơn nữa, ngày nay rất nhiều chị em tự tìm kiếm các phương pháp tự điều trị qua các kênh thông tin trên internet và họ đều giải định rằng tình trạng ngứa của mình là do nấm men gây nên.
Nhiễm nấm men không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra ngứa âm đạo, một số nguyên nhân khác phải kể ra như: nhiễm khuẩn, rối loạn da âm hộ, bệnh qua đường tình dục hoặc thậm chí (trong trường hợp hiếm) là ung thư âm hộ.
Ngứa âm đạo là một trong những triệu chứng chính của bệnh ung thư âm hộ, do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình có triệu chứng đáng ngờ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc hơn là tự mua thuốc chống nấm men.
Video đang HOT
Âm đạo có mùi tự nhiên, và trừ khi nó được đi kèm với ngứa, bạn không cần phải lo lắng về nó.
3. Màu sắc của vùng kín thay đổi có bình thường không?
Sẽ là tốt hơn nếu bạn chia sẻ bất cứ điều gì thay đổi mà bạn để ý thấy ở khu vực bộ phận sinh dục của bạn với bác sĩ phụ khoa, vì điều này sẽ giúp bạn xác định và chữa bệnh nhiễm trùng một cách nhanh hơn. Rối loạn ở khu vực bộ phận sinh dục có thể có nguồn gốc từ âm hộ, và bất kỳ thay đổi trong kết cấu da hoặc màu sắc có thể đều nguy hiểm. Nhiễm trùng này có thể dẫn đến cơn đau đớn khi chuyện quan hệ tình dục xấu đi, do đó, điều quan trọng là bạn nhận ra những triệu chứng này và chia sẻ suy nghĩ của bạn với bác sĩ.
Da bộ phận sinh dục cũng có thể bị rách trong khi quan hệ tình dục nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn.
4. Tất cả các phụ nữ đều trải qua cơn đau trong kì nguyệt san?
Nếu bạn đã từng trải qua những cơn đau trong kì nguyệt san hàng tháng, thì người đầu tiên bạn cần chia sẻ là bác sĩ phụ khoa. Mặc dù có rất nhiều thông tin trực tuyến có sẵn nhưng để tìm thông tin chính xác và phù hợp nhất với bạn không phải là đơn giản.
Những cơn đau này có thể là một kết quả của màng trong dạ con (endometriosis), mà hàng triệu phụ nữ gặp phải, điều này bạn sẽ không tự chẩn đoán được cho mình khi tìm kiếm thông tin có sẵn. Endometriosis là một bệnh có thể chữa được nếu sớm xác định trong giai đoạn đầu, vì vậy bạn nên nhớ nói chuyện với bác sĩ ngay cả những khó chịu nhỏ bất thường trong suốt thời gian “đèn đỏ” của bạn.
5. Làm “chuyện ấy” có đau không?
Đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất để hỏi, đặc biệt là với những cô nàng còn trẻ, chưa một lần vượt qua “ranh giới”. Khi quan hệ tình dục không phải luôn luôn là niềm vui hay sự đau đớn. Phụ nữ cho rằng sự xâm nhập thường là đau đớn, chính vì vậy mỗi lần đau khi “yêu” họ không nhận ra rằng đó là các triệu chứng của bệnh tình dục.
Sex không phải là luôn luôn là một hành động gây đau đớn, và bình thường thì bộ phận sinh dục sẽ không bị đau trong khi giao hợp. Những cơn đau âm đạo đôi khi có thể tăng do quan hệ tình dục thô bạo, hoặc do bạn gặp trục trặc ở “vùng kín”. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây đau đớn của mình là tốt hơn cả.
Không bao giờ được e ngại khi hỏi về những vấn đề hết sức quan trọng với sức khỏe như thế này! Hãy chủ động hỏi các câu hỏi và biết mọi thứ về sức khỏe tình dục của mình để có một cuộc sống tình dục lành mạnh về sau này. Đó là lời khuyên của các bác sĩ phụ khoa dành cho tất cả chị em phụ nữ.
Theo VNE
Bộ Công thương "trả nợ" câu hỏi về thủy điện
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng là người nhận được khá nhiều câu hỏi chất vấn về thủy điện tại kỳ họp Quốc hội vừa qua mặc dù ông vắng mặt do đi công tác. Hôm qua (8/12), Bộ trưởng đã trả lời những câu hỏi này trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời...
Sau những nghi ngờ về một số nhà máy thủy điện ở miền Trung và Tây nguyên đã đồng loạt xả lũ gây ra ngập lụt lớn cho vùng hạ du, nhiều cử tri, đại biểu Quốc hội đã gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Tuy nhiên, đúng vào phiên chất vấn Quốc hội thì Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã đi công tác nước ngoài nên không thể đăng đàn trả lời. Dù vậy, tại phiên chất vấn, nhiều câu hỏi vẫn được đặt ra, trong đó nhiều nhất là những câu hỏi về quy trình xả lũ khiến "lũ chồng lũ", gây nên nhiều thiệt hại về tài sản và những cái chết thương tâm của người dân vùng hạ du. Đặc biệt, một số đại biểu đã đặt vấn đề về việc xử lý hình sự những người liên quan.
Ví dụ, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. Hồ Chí Minh) hỏi: Dư luận cho rằng lũ chồng lũ do nguyên nhân từ xả nước không đúng quy định của các hồ chứa thủy điện. Vậy tôi hỏi Bộ trưởng Bộ Công Thương chỗ này như thế nào?" và "Nếu anh nào không làm thì phải xử lý trách nhiệm, truy cứu trách nhiệm hình sự rất nặng về tội cố ý làm trái hoặc tội thiếu trách nhiệm hình sự. Không thể vì lợi ích nhỏ mà hy sinh lợi ích lớn của nhân dân vùng hạ du như vậy".
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) thì hỏi "vì sao đến nay chưa có chính sách dành cho đồng bào nghèo tái định cư thủy điện" và "đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội"...
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện rất thẳng thắn: Việc xảy ra lũ lụt ở miền Trung, Tây Nguyên vừa qua rõ ràng là hậu quả tất yếu của việc buông lỏng, dễ dãi trong quản lý từ đầu tư, quy hoạch, xây dựng đến vận hành khai thác đối với thủy điện nhỏ, dẫn đến việc thủy điện xả lũ khi có lũ, gây thiệt hại lớn cho người dân. Vậy ai chịu trách nhiệm đây khi mà người dân trắng tay trong một đêm. Những tài sản đó là sự tích lũy của họ trong hàng mấy chục năm, thậm chí hàng mấy đời. Việc này Chính phủ phải làm rõ trách nhiệm, mà trách nhiệm trước hết thuộc về Bộ Công Thương...
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng
Trở về sau chuyến công tác, trong chương trình "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời" tối 8/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã trực tiếp giải đáp vấn đề này.
- Thưa Bộ trưởng, người dân hiểu rằng thủy điện tích trữ đủ nước để phát điện là cần thiết. Nhưng làm thủy điện mà gây tác hại cho môi trường, xả lũ sai quy trình, gây ngập lụt lớn cho vùng hạ du... ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Vì vậy, người dân đặt câu hỏi là "chúng ta có nên tiếp tục làm thủy điện hay không", thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Trong các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại các kỳ họp gần đây, đã phân tích rõ thực trạng của thủy điện. Quốc hội cũng thảo luận rất kỹ về nội dung này.
Trên tinh thần đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 62, ngày 27/11, ghi nhận những đóng góp, hiệu quả tích cực của thủy điện đối với thực hiện chiến lược an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cắt giảm lũ vào mùa mưa, góp phần cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân ở hạ du.
Quốc hội cũng nêu ra những bất cập, hạn chế, tiêu cực của quá trình này. Theo tôi, chúng ta phải kiên quyết tìm nguyên nhân và có giải pháp căn cơ hơn để có thể khắc phục cơ bản những thiếu sót, tồn tại trong quá trình phát triển thủy điện.
- Là cơ quan chịu trách nhiệm quy hoạch về thủy điện, xin Bộ trưởng cho biết làm thế nào để giảm thiểu thiệt hại, tác dụng phụ của thủy điện, cụ thể là những quy hoạch để các hồ chứa vận hành đồng bộ với nhau, tránh ảnh hưởng tới vùng hạ du?
Chúng tôi cho rằng bằng các biện pháp thực tế, khắc phục triệt để những tác động xấu của thủy điện sẽ làm người dân hiểu và đồng tình với chủ trương phát triển thủy điện.
Chính phủ cũng đã bàn bạc kỹ về nội dung này và thống nhất ban hành Nghị quyết chuyên đề về thủy điện, thắt chặt quản lý Nhà nước trong quy hoạch thủy điện, tập trung vào một đầu mối; xem xét lại cơ chế phân cấp ủy quyền đối với các dự án thủy điện, rà soát lại quy chế vận hành các hồ chứa, nếu thiếu thì phải ban hành; kiên quyết yêu cầu trồng bù diện tích rừng bị thu hồi và xử lý nghiêm sai phạm.
Trên tinh thần đó, Chính phủ đã phân công về trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thủy điện cho các bộ, ngành, địa phương. Đối với Bộ Công Thương, là cơ quan tổng hợp chịu trách nhiệm về quy hoạch thủy điện, phối hợp với các địa phương, chủ đầu tư trong toàn bộ quá trình thực hiện các dự án thủy điện.
- Một băn khoăn rất lớn của người dân là có những nghi ngờ nhiều nhà máy thủy điện xả lũ cùng lúc và gây ra lũ chồng lũ, ảnh hưởng lớn đến vùng hạ du. Người ta có thể cho rằng đó là do chưa có một quy trình vận hành hồ, đập thủy điện. Xin Bộ trưởng cho biết lộ trình ban hành các quy trình vận hành liên hồ được thực hiện như thế nào?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Nghị quyết 62 của Quốc hội đã yêu cầu trong năm 2014 phấn đấu ban hành các quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện, còn trong chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu cụ thể hơn.
Đó là đối với liên hồ chứa chưa có quy trình vận hành về mùa mưa phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong năm 2014. Đối với quy trình vận hành liên hồ chứa đã có nhưng vừa qua thấy rằng có những yếu tố không phù hợp với thực tế thì phải rà soát, chỉnh sửa để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế bổ sung. Riêng đối với quy chế vận hành liên hồ chứa trong mùa khô thì phải phấn đấu cao để sớm ban hành quy trình này.
Hiện nay, trong số 11 hệ thống liên hồ chứa, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 5 quy trình, còn lại 6 quy trình phấn đấu sẽ xây dựng và trình Chính phủ xem xét phê duyệt trong năm 2014.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Mẹo hay làm đẹp (9) 'Cách đơn giản làm trắng da mặt nhanh chóng?' - độc giả trả lời đầy đủ, chính xác và nhanh nhất sẽ nhận quà tặng. Hàng tuần, Ban biên tập chuyên mục Làm đẹp, báo Ngôi Sao sẽ đưa ra các câu hỏi về những mẹo vặt làm đẹp nhanh gọn mà hiệu quả. Câu hỏi "Mẹo hay làm đẹp kỳ 9": Cách...