Top 4 quyển sách phụ nữ không đọc là tiếc cả đời
Bốn quyển sách này không chỉ mang đến cho nữ giới sự giàu có, hạnh phúc, lối tư duy tích cực, mà còn giúp bạn vượt qua nhiều khủng hoảng và tự tin gặt hái thành công thuộc về mình.
1. Lột xác và trở nên phi thường với “ Chất Michelle”
Hồi ký “Chất Michelle” của phu nhân cựu Tổng thống Barack Obama là tác phẩm mang đậm chất nữ quyền, khai thác tối đa nhu cầu tiềm ẩn ‘muốn thể hiện’ và ‘muốn khẳng định’ của phụ nữ trên toàn thế giới.
502 trang giấy của “Chất Michelle” khẳng định bạn hoàn toàn có quyền quyết định và đủ khả năng để đạt thành công trong sự nghiệp, giữ vững hạnh phúc gia đình, nắm bắt cơ hội trải nghiệm và thay đổi xã hội theo hướng tích cực hơn. Dù cuộc sống là chuỗi bối rối, biến cố, thậm chí là sai lầm, nhưng phụ nữ hoàn toàn có thể thay đổi tình thế để giúp bản thân trở nên phi thường.
“Chất Michelle” giúp phụ nữ bình thường trở nên phi thường
Với 10 triệu bản được phát hành trên toàn thế giới, tờ Washington Post và nhiều tạp chí uy tín khác ở Mỹ đã công nhận đây là cuốn hồi ký bán chạy nhất trong lịch sử. Chuyện tình đẹp của Michelle và Barack cũng được nhiều bạn đọc nhận xét như bước ra từ phim truyền hình. Ngoài ra, từ khóa “Chất Michelle” cũng vượt trên 1 triệu lượt tìm kiếm trên Google sau vài ngày phát hành sách.
Đặc biệt, chỉ sau 4 tuần phát hành tại Việt Nam, 10.000 quyển sách đã đến tay độc giả và dẫn đầu top sách bán chạy nhất trên Tiki. Quyển sách đầy cảm hứng từ người phụ nữ được được mến mộ nhất thế giới lọt vào top “Tiki khuyên đọc” và liên tục được săn đón tại đây.
Sở hữu ngay quyển sách bán chạy này tại Tiki
2. “Thay cách mặc, đổi cuộc đời”: Cẩm nang dành cho mọi phụ nữ
Quyển sách đặc biệt dành riêng cho phụ nữ Á Đông được viết bởi tác giả Hương Nguyễn, nhà tư vấn và chuyên gia về đào tạo xây dựng hình ảnh và phong cách chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam và Anh Quốc. Sách chỉ ra những nguyên tắc xây dựng hình ảnh từ đặc tính riêng, điểm mạnh yếu về vóc dáng, từ đó tạo phong cách và hình ảnh chuyên nghiệp cho bản thân.
Phái nữ sẽ biết cách tạo nên phong cách riêng nhằm tôn nét đẹp tự nhiên, tạo sự nổi bật trong công việc và môi trường giao tiếp quốc tế, vì “phong cách là những gì làm nên hình ảnh của riêng mình, làm tăng giá trị đích thực của bản thân” (theo chia sẻ từ bà Tôn Nữ Thị Ninh gửi gắm đến nữ giới sau khi nghiền ngẫm quyển sách này).
Sách hay về cách ăn mặc giúp bạn định hình và xây dựng phong cách cá nhân
3. 13 chiến lược phải nằm lòng trong “Phụ nữ hiện đại nghĩ giàu và làm giàu”
Trong khi xã hội luôn cố gắng hô hào về bình đẳng giới, cuộc sống và sự nghiệp của phụ nữ vẫn gặp nhiều cản trở và khó khăn hơn nam giới rất nhiều. Điển hình, cùng một khối lượng công việc, tỉ lệ nam giới giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp và được trả lương cao vẫn chiếm phần lớn.
Bằng tất cả đam mê và lòng nhiệt thành, tác giả Sharon Lechter sẽ gỡ rối những giằng xé, đấu tranh nội tâm của nữ giới bằng 13 bước đi chiến lược trong “Phụ nữ hiện đại nghĩ giàu và làm giàu”.
Video đang HOT
Nếu bạn đang tìm kiếm một quyển sách để thay đổi bản thân và đạt được những mục tiêu lớn trong đời thì tác phẩm này chính là câu trả lời. Đồng thời, mang lại nguồn cảm hứng cho phái nữ, giúp phá bỏ tư duy và định kiến cũ đang trói buộc bạn, tìm ra chìa khóa thăng tiến trong công việc, thậm chí có thể tự tin sở hữu và điều hành doanh nghiệp riêng. Điều quan trọng để đạt được thành công, chúng ta cần phải hành động.
Quyển sách mang đến kim chỉ nam hạnh phúc cho một nửa thế giới
4. Gỡ rối cuộc sống hôn nhân với “7 thói quen tạo gia đình hạnh phúc”
Việc giúp một gia đình trở nên hạnh phúc là hành trình vừa khó, nhưng cũng vừa dễ. Sẽ thật khó nếu như bạn chưa biết cách chủ động trong cuộc sống hôn nhân, chưa nỗ lực thay đổi, sáng tạo và vun đắp cho tổ ấm gia đình. Nhưng hạnh phúc sẽ bén rễ khi bạn biết quan tâm, thông cảm cho những người thân yêu, cẩn trọng không mắc những sai lầm dễ gây rạn nứt tình thân.
Bỏ túi nhiều bí kíp trong “7 thói quen tạo gia đình hạnh phúc”
Từ kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống gia đình mình và một số gia đình khác, những lời khuyên của tác giả Stephen Covey sẽ giúp phụ nữ hiểu rằng chúng ta nên trở thành người đáng tin cậy, bỏ túi những bí kíp tổ chức và dạy dỗ con cái, mạnh mẽ vượt qua các tình huống khó khăn thường gặp trong gia đình.
Theo EVA
Mẹ 9X chia sẻ cẩm nang tăng độ thô thức ăn cho bé theo từng giai đoạn áp dụng siêu dễ
Tăng độ thô thức ăn là một trong những bước tiến quan trọng của con trong quá trình ăn dặm. Bởi vậy nên vấn đề này được chị Thuỳ Trang (26 tuổi, sống tại Vinh) quan tâm đến từng chi tiết.
Không ngờ đau răng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã gia nhập hội mẹ bầu đấy!Cẩm nang ăn dặm BLW từ A đến Z cho bé và thực đơn sinh động hơn tranh vẽ của mẹ trẻ Sài thànhCông thức làm bánh Trung thu phiên bản ăn dặm ngon hết nấc, cực độc đáo của mẹ Việt KiềuMẹ bỉm sữa tiết lộ bí quyết cho con ĂN DẶM KHÔNG NƯỚC MẮT cực hiệu quả
Mẹ trẻ 9X cho rằng, trong quá trình cho bé ăn dặm, ngoài việc bổ sung dưỡng chất, thì việc tập dần cho trẻ ăn thô có thể nói rất quan trọng. Đây là một bước tiến giúp bé làm quen với thức ăn thô cũng như hoàn thiện trong quá trình bổ sung dinh dưỡng sau này.
Chị Thuỳ Trang và bé Tào Tháo (Ảnh: NVCC)
"Trong bài viết dưới này sẽ chia ra từng giai đoạn, mỗi giai đoạn độ thô sẽ khác nhau. Do bé nhà mình ăn dặm lúc 6 tháng, nên mình sẽ tính từ giai đoạn này, các mẹ nào cho con ăn dặm sớm hơn vẫn có thể áp dụng cách tăng thô này. Nó vẫn phù hợp với các bé ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống (bỏ qua giai đoạn bột)", chị Thuỳ Trang chia sẻ.
Theo đó, cách tăng độ thô thức ăn cho bé theo các giai đoạn cụ thể được chị Trang chia sẻ chi tiết như sau:
Giai đoạn 1 (6 tháng tuổi)
Khi bé bắt đầu tập làm quen với ăn dặm, có thể nói kỹ năng của bé ở giai đoạn này chỉ là "nuốt chửng", nên mẹ nấu cháo loãng theo tỷ lệ 1: 10 (1 gạo, 10 nước) sau đó rây qua lưới thật nhuyễn và hoà thêm dashi để làm cháo loãng hơn. Bé mới ăn rây khoảng 2-3 lần, sau khi đã quen dần giảm rây còn 1 lần.
Đối với các loại củ: chị Trang cho rằng các mẹ nên rây ngay sau khi hấp/luộc, khi còn nóng rây sẽ dễ dàng hơn.
Đối với các loại rau: giai đoạn này cho bé ăn phần lá rau, bởi vì lá mềm hơn và chất dinh dưỡng đều nằm trong phần lá nhiều hơn. Khi hấp/luộc chín mẹ dùng chài cối giã nhuyễn rồi sau đó rây qua lưới.
Độ thô giai đoạn 1: Đầu giai đoạn này thức ăn ở dạng loãng sánh hơn sữa một chút, nửa sau thức ăn mịn nhưng thành phẩm giống sữa chua là được.
Kỹ năng của trẻ ở giai đoạn 1: Lưỡi của trẻ có phản xạ đưa và đẩy thức ăn từ đằng trước ra đằng sau rồi nuốt chửng. Nửa giai đoạn đầu ăn 1 bữa chính, nửa sau giai đoạn kèm thêm 1 bữa phụ.
Những loại rau củ đc chọn ở giai đoạn này thường là:
Rau củ: bí đỏ, cà rốt, bí ngòi, khoai tây, khoai lang, củ cải, bí xanh, súp lơ, rau bina, rau ngót, rau dền, mướp....
Trái cây: chuối, bơ, lê, táo, đu đủ, xoài, đào....
Giai đoạn 2 (7-8 tháng tuổi)
"Ở giai đoạn này, cháo nấu theo tỉ lệ là 1:7 (1 gạo, 7 nước). Nửa đầu của giai đoạn 2, cháo nấu chín xong vẫn cần rây (8 phần rây, 2 phần nghiền bằng muỗng) nhưng khi bé từ khoảng tháng 7 rưỡi đến tháng thứ 8 thì không rây mịn nữa mà cho bé ăn thô hơn, chỉ cần nghiền bằng muỗng là được", mẹ trẻ 9X chia sẻ.
Đối với rau củ: Nửa đầu giai đoạn củ quả hấp/luộc (củ quả cần nấu nhừ sao cho dùng 2 ngón tay nhẹ nhàng bóp nát là được), 8 phần rây, 2 phần dùng nĩa dầm nát, tăng thô dần sau vài ngày đến nửa giai đoạn sau củ quả thái hạt lựu như hạt đậu đen luộc nhừ.
Đối với nhóm đạm: Cá hấp luộc miết tơi trên bàn mài đinh (khi còn nóng), thịt băm nhuyễn hoà với nước rồi nấu với lửa nhỏ. Thường thì cá miết nó sẽ tơi ra nên giữ nguyên cấu trúc này cho bé ăn, còn đối với thịt băm nhuyễn nhưng vẫn còn to mẹ có thể rây lại qua lưới 8 phần, 2 phần còn lại giữ nguyên cấu trúc đó và tăng thô dần tương tự như rau củ.
Độ thô giai đoạn 2: Thức ăn mềm như đậu hũ non
Kỹ năng của trẻ ở giai đoạn 2: Sau giai đoạn nuốt chửng, giai đoạn này lưỡi của bé có phản xạ đẩy thức ăn lên xuống giữa hàm trên và hàm dưới để làm tan thức ăn, nên lúc này cháo không cần rây nhuyễn bé vẫn có thể ăn được.
Giai đoạn này bé sẽ bắt đầu ăn 2 cữ chính 1 cữ phụ. Lúc này có thể giới thiệu cho bé ăn lòng đỏ trứng gà (1/3 lòng đỏ và xem phản ứng), tiếp đến là thịt cá trắng (cá lóc, cá chép, cá chẽm, cá tuyết, cá bơn...), cá hồi, cá ngừ, bên cạnh đó có thể ăn lườn gà, tôm song, lươn, cua đồng, bồ câu...
Giai đoạn 3 (9-11 tháng tuổi)
Sau khi đã làm quen với thức ăn được 1 khoảng thời gian rồi, bé đã có thể nhai thành thục hơn nên mẹ hãy nấu cháo với tỷ lệ 1:5 (1 gạo, 5 nước). Cháo nấu chín kỹ xong cho bé ăn nguyên hạt. Sau đó, đến cuối giai đoạn này có thể tăng dần thành cháo sệt nguyên hạt, cháo đặc nguyên hạt theo tỷ lệ 1:3 (1 gạo, 3 nước).
Đối với rau củ: Củ quả thái to hơn giai đoạn trước, như hình que (tầm 5mm) để bé tập nhai.
Đối với nhóm đạm: lúc này có thể làm đa đạng hơn về khâu chế biến như hấp, xào, luộc, chiên.
Độ thô giai đoạn 3: Độ mềm của thức ăn như chuối, kích thước to như hạt đậu đỏ là được, giai đoạn này nhiều bé đã ăn thô khá tốt, mẹ có thể cho bé tự cầm ăn.
Kỹ năng của trẻ ở giai đoạn 3: Lưỡi của trẻ đã bắt đầu có phản xạ đưa thức ăn sang bên trái và phải, lúc này hàm đã có phản xạ nhai. Vẫn giữ nguyên 2 bữa chính 1 bữa phụ. Lúc này có thể giới thiệu cho bé cá biển loại nhỏ, tôm biển. 10 tháng có thể giới thiệu Cua biển, mực, nội tạng, tim, gan....
Giai đoạn 4 (12-18 tháng)
Chị Thuỳ Trang đưa ra quan điểm rằng, lúc này cấu trúc thức ăn của bé tương đối hoàn chỉnh, bé có thể ăn được những đồ cứng và có thể cắn bằng lợi. Để đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhai của bé các mẹ nên chế biến thức ăn nhiều hình dạng với độ cứng đa đạng hơn. Đầu giai đoạn bé có thể tập ăn cơm nát, ở giữa và sau giai đoạn bé có thể ăn cơm mềm như người lớn.
Đây cũng là thời gian "lý tưởng" mẹ có thể giúp bé tự lập bằng cách tập tự xúc ăn.
Đối với rau củ: Rau củ hấp/luộc mềm cắt nhỏ tầm 1cm
Đối với nhóm đạm: lúc này trẻ cũng ăn da dạng hơn, cá thái hạt lựu lăn qua bột mì chiên giòn, làm chả hoặc kho mềm. Đậu phụ có thể để nguyên miếng khi ăn xắn từng miếng cho bé ăn. Thịt có thể hầm với rau củ cho bé ăn....
Độ thô của giai đoạn 4: Thức ăn làm nhiều hình dạng đa dạng hơn, độ cứng tương đối như thịt để bé tập nhai.
Kỹ năng của trẻ ở giai đoạn 4: Lưỡi của bé di chuyển thuần thục hơn, răng của bé đã có phản xạ nhai tốt, lực mạnh hơn.
Giai đoạn này bé đã ăn như người lớn, gồm 3 bữa chính 1 bữa phụ. Các loại hải sản có vỏ cứng như sò, hến, ngao, hào...cũng được giới thiệu trong giai đoạn này. Lúc này bé đã có thể ăn được lòng trắng trứng, được nêm gia vị trong thức ăn nhưng vẫn nhạt hơn so với người lớn.
Ngoài ra bà mẹ trẻ cũng mách một số tip nhỏ về công thức nhỏ giọt cho các mẹ như sau: "Khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm, múc 1 thìa cháo để cho cháo nhỏ giọt xuống bát, lúc này sẽ nhỏ giọt nhanh cỡ 1s/2,3 giọt. Sau đó vài bữa tăng dần 1s/1 giọt...và tiếp tục tăng dần lên. Tới giai đoạn 7,8 tháng thì thìa cháo phải 5s mới nhỏ 1 giọt, vì lúc này đã ăn cháo đặc hơn. Giai đoạn 9-11 tháng thì cháo không nhỏ xuống nữa".
Chị Trang cũng đưa ra lưu ý rằng, những quan điểm của chị chỉ mang tính chất tham khảo vì có những bé ăn thô tốt, cấu trúc thức ăn sẽ thô hơn 1 chút hoặc kém hơn chút, nên các mẹ cần quan sát theo phản ứng của con để điều chỉnh độ thô phủ hợp.
Theo Em đẹp
5 tựa sách truyền cảm hứng về thời trang và phong cách cá nhân Bên cạnh những bí quyết phối đồ, 5 quyển sách dưới đây sẽ cho bạn nguồn cảm hứng xây dựng phong cách cá nhân từ các mẩu chuyện kể đời thường thú vị. Bước đầu tiên trong hành trình đi tìm phong cách riêng là tìm nguồn cảm hứng mặc đẹp. Bạn có thể quan sát những người xung quanh, các ngôi sao...