Top 3 ngành học đang khát nhân lực
Đây là 3 ngành nghề cực hot và có nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới, sinh viên ra trường không lo thất nghiệp, lương lại cực cao.
Theo khảo sát của Tổng cục thống kê, đa phần các bạn sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc làm đúng với ngành nghề mà mình học hoặc định hướng nghề nghiệp chưa tương ứng với tình trạng việc làm của xã hội hiện nay. Để tránh nguy cơ thất nghiệp, các thí sinh có thể tham khảo 3 ngành nghề đang khát nhân lực, đầy tiềm năng nhất hiện nay.
1. Công nghệ thông tin (IT)
Thị trường tuyển dụng công nghệ thông tin vốn rất “màu mỡ” với nhiều cơ hội hấp dẫn. Đây cũng là lý do ngành công nghệ thông tin vẫn luôn là một trong những ngành hot nhất hiện nay và chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt trong 5-10 năm tới.
Cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ, điều này đồng nghĩa với việc ngành CNTT đang trở nên “khát” nguồn nhân lực. Năm nào đây cũng là nhóm ngành được nhiều thí sinh lựa chọn bởi các tiêu chí: Thu nhập, cơ hội việc làm, tiềm năng phát triển. Đặc biệt trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay, đây cũng là một trong những ngành học dẫn đầu về số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng ở nhiều trường.
Thông tin từ hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM có CNTT là ngành dẫn đầu danh sách về số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng theo phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Chỉ tính riêng nguyện vọng 1, số thí sinh đăng ký xét tuyển ngành này nhiều gấp 28 lần so với chỉ tiêu.
Số liệu đăng ký xét tuyển từ nhiều trường khác cũng cho thấy CNTT cũng là một trong những ngành có nhiều thí sinh đăng ký vào các trường như: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM…
Theo Báo cáo Hướng dẫn lương 2022 của Adecco Việt Nam, mức lương của ngành công nghệ thông tin cao nhất là 400 triệu và thấp nhất là 15 triệu. Nhận lương cao nhất là vị trí CIO hoặc CTO thuộc lĩnh vực phần mềm có kinh nghiệm trên 5 năm. Còn theo thống kê của Navigos, thu nhập bình quân của một kỹ sư công nghệ thông tin mới ra trường thường dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng, thậm chí một số sinh viên mới ra trường có thể hưởng mức lương 30-40 triệu đồng/tháng.
Dù có mức lương hấp dẫn, cơ hội việc làm cao song việc theo đuổi ngành nghề CNTT không hề dễ dàng. Để “theo đuổi” ngành nghề này, bạn cần có quá trình học tập chăm chỉ, không ngừng tìm tòi nghiên cứu, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo hết mức có thể. Bởi đây ngành có tốc độ thay đổi chóng mặt.
2. Thiết kế đồ họa
Video đang HOT
Nghề thiết kế đồ họa cũng là một trong những ngành thiếu nhân lực hiện nay. Theo thống kê của “Trung tâm dự báo nhân lực và thị trường lao động TP.HCM”, tính đến năm 2021, nhu cầu nhân lực phục vụ cho ngành thiết kế đồ họa có thể lên đến khoảng hơn 1.000.000 nhân lực. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện tại của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu này.
Với tình trạng khát năng lực cùng với thời đại công nghệ số “lên ngôi”, ngành thiết kế đồ họa càng trở nên “hot” với nhiều cơ hội việc làm phong phú hơn. Với ngành học này, sinh viên mới ra trường có mức lương trên 10 triệu đồng/tháng. Với sinh viên đã có ít kinh nghiệm, mức lương có thể đạt 15 triệu đồng. Đặc biệt, những nhân sự có chuyên môn tốt, có tính sáng tạo cao trong công việc thì mức lương rất hậu hĩnh, có thể lên tới 3.000 USD/tháng (khoảng 70 triệu đồng).
Không chỉ có vậy, ngoài công việc tại công ty, người làm Thiết kế đồ họa có thể dễ dàng nhận thêm các công việc, dự án ngoài làm thêm tại nhà như thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu, introbook… Những công việc này mang lại nguồn thu nhập đáng kể so với lương “cứng”.
Thiết kế đồ họa là ngành nghề mà hầu như tất cả các bạn trẻ đều công nhận rằng nó rất thú vị, không bao giờ làm bạn cảm thấy nhàm chán đồng thời còn giúp bạn phát triển tốt khả năng tư duy của bản thân. Tuy nhiên để đáp ứng được những yêu cầu về hình ảnh của nhà tuyển dụng đưa ra và một mức thu nhập mơ ước trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, thì bạn phải thật sự có năng lực thì mới có giá trong nghề này.
3. Marketing & Quan hệ công chúng (PR)
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay, Marketing & Quan hệ công chúng (PR) đang trở thành ngành “hot” khi điểm chuẩn đầu vào cao chót vót. Điểm chuẩn ngành báo chí CTĐT CLC cảu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội là 28.5, điểm chuẩn ngành quan hệ công chúng của Đại học Kinh tế quốc dân là 28.6 và ngành Marketing là 28đ. Như vậy, thí sinh đăng ký vào các chuyên ngành này cần đạt số điểm trung mình mỗi môn là từ 9 đến 9,5 điểm. Đây là mức điểm chuẩn rất cao.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, ngành truyền thông, marketing đang có nhiều cơ hội rộng mở cho người trẻ. Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho đến 2025, ngành Marketing sẽ cần tới 21.600 lao động trở lên mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.
Đây cũng là ngành luôn ở trong top những ngành có mức lương ổn định nhất. Theo khảo sát tại các trang tin tuyển dụng hiện tại cho thấy, lương trung bình của chuyên viên Marketing, truyền thông có mực khởi điểm từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng. Đối với vị trí quản lý từ cấp trưởng phòng, mức lương có thể lên tới 25 đến 30 triệu đồng/tháng. Đối với vị trí giám đốc Marketing của một công ty, mức lương có thể lên tới 45 – 50 triệu đồng, hoặc thỏa thuận tùy theo năng lực. Nếu bạn làm trong công ty nước ngoài, mức lương của bạn có thể lên tới hàng nghìn đô la.
Cơ hội việc làm ngành quan hệ công chúng sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Nếu bạn đã lựa chọn theo đuổi nghề PR thì hãy yên tâm và lạc quan với quyết định của mình.
3 ngành học hot nhưng thực tế đã 'bão hòa', cơ hội việc làm ít khả quan
Chọn ngành học hot không bằng chọn ngành học phù hợp.
Đứng trước ngưỡng cửa đại học, chọn ngành học gì đúng sở thích, năng lực nhưng quan trọng vẫn đảm bảo đầu ra là những yếu tố sĩ tử nên lưu ý. Đành rằng cơ hội việc làm còn phụ thuộc vào nỗ lực, ý chí, khả năng của mỗi người. Tuy nhiên lựa chọn ngành học có tiềm năng trong tương lai để bớt lâm vào cảnh cặm cụi 4 năm học rồi phải chật vật tìm kiếm việc làm là điều cần cân nhắc.
Các em không nên chọn ngành học hot nếu bản thân cảm thấy không yêu thích và không phù hợp. Các em có thể lựa chọn ngành không hot, nhưng khi học tập thực sự đam mê thì vẫn có thể sở hữu cơ hội việc làm cho riêng mình.
Theo Sohu, có một số ngành học được phụ huynh ưu ái và định hướng cho con nhưng đang "bão hòa trầm trọng", vì vậy hãy lựa chọn thật kỹ càng. Vì vậy, nếu không thực sự quá đam mê và quyết định theo đuổi nghiêm túc thì đừng chọn theo "phong trào". Bởi khi vào học ngành mình không thích thì sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, bỏ học, lúc đấy thì vừa mất tiền vừa mất thời gian của bản thân cũng như gia đình.
Chọn ngành học hot không bằng chọn ngành học phù hợp.
1. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Ngành đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh là một trong những ngành tương đối phổ biến và được yêu thích hiện nay. Nói một cách đơn giản, Quản trị kinh doanh là tập hợp kiến thức kinh tế của rất nhiều ngành nghề liên quan bao gồm: Bán hàng, Tài chính, Luật kinh tế, Marketing, Logistics, Nhân sự... ở cấp độ tổng quát nhất.
Dù đa tài nhưng sinh viên Quản trị kinh doanh không "thiện chiến" ở riêng một lĩnh vực nào. Đây là ưu điểm và hạn chế của Cử nhân ngành này. Vì khi đó họ phải chắc chắn rằng con đường sự nghiệp của mình là đúng đắn ngay từ khi còn là sinh viên. Để họ trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trước khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tình trạng thí sinh đăng ký quá đông khiến vấn đề đặt ra là có tình trạng "cung vượt cầu" khiến số lượng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường khá lớn.
2. Chuyên ngành Báo chí và Truyền thông
Thực tế trước đây, chuyên ngành Báo chí và Truyền thông tương đối phổ biến, nhiều thí sinh đổ xô đăng ký dự thi, các kênh tuyển dụng chính của chuyên ngành này là báo in và truyền hình. Rất nhiều sinh viên nữ thích làm trong lĩnh vực truyền hình vì năng động và "hào nhoáng".
Nhưng hiện nay với sự phát triển của thời đại Internet, truyền thông truyền thống bị ảnh hưởng nặng nề. Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí và Truyền thông ngày càng trở nên khó khăn hơn, và chuyên ngành này hiện đã xuất hiện tình trạng "bão hòa trầm trọng".
Thực tế trước đây, chuyên ngành Báo chí và Truyền thông tương đối phổ biến, nhiều thí sinh đổ xô đăng ký dự thi.
3. Chuyên ngành Kế toán
Chuyên ngành Kế toán chắc hẳn đã quá quen thuộc, được nhiều sinh viên đăng ký thi hàng năm. Trước đây, nghề Kế toán không chỉ vô cùng "hot" vì nhu cầu tuyển dụng cao ngất mà còn vì mức lương đáng mơ ước đối với nhiều bạn trẻ mới ra trường; nhưng trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ thất nghiệp của ngành này lại có xu hướng tăng lên.
Ngoài cung vượt cầu, thực tế cho thấy, dù sinh viên khi ra trường đã được học rất nhiều kiến thức nhưng hầu như vẫn chưa thể đáp ứng được các nhu cầu mà một doanh nghiệp đưa ra bởi thực tế những kiến thức đó chỉ là lý thuyết. Bên cạnh đó, nhiều nhà tuyển dụng lại yêu cầu tuyển những nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc. Từ đó dẫn đến sự thất nghiệp tăng cao.
Khi con chọn ngành học, phụ huynh có thể đưa ra ý kiến phù hợp, nhưng không được tự ý đưa ra quyết định.
Ba ngành học trên là những ngành học được các bậc phụ huynh cho rằng có sự phát triển, nhưng thực tế đã "bão hòa" trầm trọng, khó tìm việc làm.
Hàng năm, khi điền đơn đăng ký, một số phụ huynh "tự quyết" cho con cái chọn ngành học, bất chấp việc đứa trẻ có hứng thú hay chấp nhận không. Khi con chọn ngành học, phụ huynh có thể đưa ra ý kiến phù hợp, nhưng không được tự ý đưa ra quyết định. Việc học cũng là cho con, nếu phụ huynh chọn chuyên ngành mà con mình yêu thích thì không sao, nhưng ngược lại có thể ảnh hưởng tương lai con cái mình.
Ngành nghề đào tạo nào cũng cần cho xã hội và thu nhập của sinh viên sau khi ra trường cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ quan là khả năng học tập và nắm bắt của sinh viên cũng như năng lực của sinh viên như thế nào.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, nếu biết chọn học những ngành học theo kịp xu hướng thời đại, và chịu khó học tập, rèn luyện thì sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm cũng như nhận mức thu nhập cao hơn sau khi ra trường.
'Điểm chuẩn cao mà tôi vẫn nóng hết cả mặt' Là một người công tác lâu năm trong lĩnh vực tuyển sinh, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức bày tỏ sự không vui và thậm chí lo lắng khi điểm chuẩn của không ít khối, ngành được đẩy lên quá cao như ba năm gần đây. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia...