Lương giáo viên mới ra trường còn thấp hơn tiền hỗ trợ sinh viên sư phạm
Khi năm học mới đang rất cận kề thì câu chuyện lương giáo viên tiếng Anh tiểu học mới ra trường chỉ hơn 3 triệu trong khi giờ định mức là 23 tiết/tuần lại nóng lên.
Con số lương hơn 3 triệu đồng/tháng này sẽ càng thấy éo le hơn nếu so sánh với mức hỗ trợ sinh hoạt phí mà sinh viên sư phạm đang được lãnh hằng tháng: 3.630.000đ/tháng!
Đời không như là mơ!
Cũng mới đây thôi, báo Tuổi Trẻ có bài viết về Nữ sinh 29,25 điểm đang là cô công nhân 18 tuổi, lương 4,2 triệu đồng. Cô gái 18 tuổi Nguyễn Thị Thúy đang làm công nhân tại một khu công nghiệp ở Hà Nam để kiếm tiền chuẩn bị cho việc học đại học của mình với mức lương 4,2 triệu đồng, nếu tính cả tăng ca là hơn 6 triệu đồng.
Nguyện vọng của nữ sinh này là được học khoa ngữ văn Trường đại học Sư phạm Hà Nội để biến ước mơ trở thành cô giáo đã ấp ủ từ ngày bé trở thành hiện thực. 3 triệu – 3,63 triệu – 4,2 triệu thật là những con số đáng suy ngẫm, đặc biệt là đối với những ai đang và sẽ là giáo viên!
Lương giáo viên luôn là chủ đề “nóng” trong bài toán thiếu giáo viên tại Việt Nam – Ảnh: TRỌNG NHÂN
Được trở thành thầy cô giáo là ước mơ đẹp của rất nhiều học sinh, nhất là các em nhà nghèo, ở vùng sâu vùng xa, nhưng trong bối cảnh tiền lương nhà giáo như hiện nay và nhiều giáo viên dù đã gắn bó nhiều năm với nghề cũng đành “dứt áo ra đi” thì có lẽ cần giúp các em biết được rằng đời không như mơ!
Theo điều 4 nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, có hiệu lực từ 15-11-2020, bắt đầu áp dụng cho sinh viên khóa tuyển sinh 2021 thì sinh viên sư phạm được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí.
Trong đó, tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học; mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường (mỗi năm học 10 tháng).
Lương không đủ sống
Trong khi đó, hiện nay mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo nghị định 38/2019/NĐ-CP. Mức lương mới ra trường của giáo viên các cấp như sau:
(đơn vị: triệu đồng/tháng)
STT
Giáo viên
Hệ số
Mức lương
Căn cứ
1
Mầm non hạng II
2,34
3,4866
Thông tư liên tịch số 20/2015
2
Mầm non hạng III
2,1
Video đang HOT
3,129
3
Mầm non hạng IV
1,86
2,7714
4
Tiểu học hạng II
2,34
3,4866
Thông tư liên tịch 21/2015
5
Tiểu học hạng III
2,1
3,129
6
Tiểu học hạng IV
1,86
2,7714
7
THCS hạng I
4,0
5,96
Thông tư liên tịch số 22/2015
8
THCS hạng II
2,34
3,4866
9
THCS hạng III
2,1
3,129
10
THPT hạng I
4,4
6,556
Thông tư số 23/2015
11
THPT hạng II
4,0
5,96
12
THPT hạng III
2,34
3,4866
Còn lương của giáo viên, giảng viên mới ra trường dạy tại các trường dân lập thì căn cứ quy định tại nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương của giáo viên, giảng viên đã qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Cụ thể, mức lương của giáo viên, giảng viên mới ra trường dạy tại các trường dân lập sẽ là:
Địa bàn giảng dạy
Mức lương tối thiểu
Vùng I
4.729.400 đồng
Vùng II
4.194.400 đồng
Vùng III
3.670.100 đồng
Vùng IV
3.284.900 đồng
Như vậy, mức lương thấp nhất của giáo viên mới ra trường trong khu vực công sẽ là 2.771.000 đồng đối với giáo viên mầm non và tiểu học hạng 4; cao nhất là 6.556.000 đồng đối với giáo viên trung học phổ thông hạng I.
Trường hợp giảng dạy trong khu vực tư, mức lương thấp nhất cho giáo viên mới ra trường có thể là 3.284.400 đồng trường hợp giảng dạy ở khu vực IV. Đó là lương, ngoài ra giáo viên còn có phụ cấp đứng lớp và sau 5 năm công tác sẽ có phụ cấp thâm niên, nhưng riêng trong năm thử việc thì chỉ được nhận 85% lương.
Trong 5 năm đầu công tác, sau khi trừ đi các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn phí và các khoản đóng góp khác thì có lẽ tổng thu nhập hằng tháng của giáo viên còn không bằng khoản hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm!
Hòa mình vào không khí vui tươi ngày khai giảng
Lễ khai giảng năm học 2022 - 2023 đồng loạt diễn ra trên cả nước vào sáng 5/9. Các chuyên gia cho rằng, ngày khai giảng nên chú trọng phần hội, giảm thiểu các nghi lễ cồng kềnh, hình thức.
Việc tổ chức diễn tập khai giảng là không cần thiết.
Học sinh phải là trung tâm trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh minh họa
Không cần tập dượt
Sau 2 ngày đưa đón con đi tập khai giảng, chị Nguyễn Thị Thúy - phường Thanh Trì (Hoàng Mai, Hà Nội) quyết định xin nghỉ tập trong buổi tổng duyệt. Chị Thúy chia sẻ: 8 giờ sáng đưa con đi tập khai giảng, 10 giờ đón con về. Với khung giờ này, không phải ai cũng thu xếp được. Thứ nữa, với thời tiết nắng nóng, việc tập khai giảng đã tạo tâm lý không tốt, thậm chí là áp lực với phụ huynh và học sinh.
"Tôi thấy việc tập dượt khai giảng là không cần thiết, vô hình trung trở nên hình thức" - chị Thúy nêu quan điểm, đồng thời cho hay: Thời trước không có khái niệm "tập khai giảng" mà vẫn để lại ấn tượng khó phai.
Đúng 7 giờ sáng ngày 5/9, chị Thúy và các bạn nô nức đến trường để tham dự khai giảng năm học mới. "Ngày đó, chúng tôi được tham gia các trò chơi dân gian, được phép mất trật tự, ngó trái, nghiêng phải khi xếp hàng; thậm chí chúng tôi còn "túm năm, tụm ba" để nói chuyện phiếm" - chị Thúy bày tỏ.
Ủng hộ phương án tổ chức khai giảng ngắn gọn, ông Nguyễn Tuấn Tứ - nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa - cho rằng, ngày khai giảng phải thực sự là ngày hội của toàn dân đưa trẻ đến trường, trong đó học sinh là nhân vật trung tâm. Vì thế, việc tổ chức diễn tập khai giảng là không cần thiết. Ngày khai giảng càng tự nhiên càng tốt. Nếu nặng về nghi thức sẽ làm mất đi vẻ hồn nhiên của học trò.
"Tất nhiên, mọi hoạt động của học sinh vẫn được giáo viên, nhà trường quan sát và giám sát từ xa để không em nào "vượt rào" - ông Tứ trao đổi, đồng thời cho rằng: Bài phát biểu khai giảng không nên quá dài. Nội dung nên gửi đến học sinh, thầy, cô giáo và phụ huynh thông điệp giáo dục của nhà trường trong năm học mới, thậm chí bài phát biểu càng dí dỏm, trẻ trung gần với học sinh càng tốt.
Cho rằng, vẫn còn nhiều trường nặng nề về hình thức trong ngày khai giảng, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) - nhìn nhận: Đây là lý do vì sao một số trường yêu cầu học sinh tập dượt khai giảng. Việc các trường chuẩn bị chu đáo, cẩn thận là tốt nhưng không nên quá nặng về hình thức, dễ khiến học sinh nhàm chán, phụ huynh áp lực. Nhất là trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, việc tập đi tập lại nội dung chương trình của ngày khai giảng là không nên.
Khai giảng năm học 2022 - 2023 sẽ được tổ chức gọn nhẹ. Ảnh minh họa: TG
Thực sự là ngày hội
"Cũng có thể thông cảm cho các trường, vì họ muốn ngày khai giảng diễn ra "tròn trịa", hoành tráng, nhất là với những trường có quan hệ rộng và mời nhiều khách. Song cũng không nên quá cầu toàn, vì đã là ngày hội thì được phép "dung sai", học sinh phải được nô đùa, chạy nhảy" - TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh, đồng thời bày tỏ: Hãy đặt mình vào vị trí của học sinh, ngày khai giảng diễn ra trong thời tiết nắng nóng, các em phải tập trung ở sân trường để nghe những bài diễn văn dài đến hàng chục phút thì không thể vui nổi.
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, khai giảng phải là ngày hội của học sinh. Các em phải là nhân vật trung tâm với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hoặc các trò chơi, cuộc thi dành cho học sinh. Có như vậy, ngày khai giảng mới thật sự vui vẻ, ý nghĩa, tạo tâm lý vui tươi, phấn khởi và giúp học sinh có tâm thế tốt nhất để bước vào năm học mới.
Từng lên tiếng phản đối những nghi lễ rườm rà và bài phát biểu dài dòng trong ngày khai giảng, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - đặt vấn đề: Ngày khai giảng chẳng có gì mà phải tập trước? Khai giảng là ngày hội của học sinh. Đã là ngày hội thì không nhất thiết phải khuôn mẫu, cứng nhắc. Điều quan trọng là cần tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho thầy - trò.
Nhớ lại, năm 1996 Bộ GD&ĐT phối hợp với UNICEF khởi xướng ngày khai giảng là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ, ngày khai giảng của năm học 1996 - 1997 được cả xã hội hân hoan chào đón. Trên khắp nẻo đường từ nông thôn cho đến thành thị, phụ huynh nô nức đưa trẻ đến trường.
"Năm học đó, tôi tham dự khai giảng của một trường thuộc huyện Yên Lạc (Hòa Bình). Một không khí vui tươi, chộn rộn chưa từng có, phụ huynh hồ hởi dẫn con đến trường và cùng tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian thầy - trò.
Chúng tôi đến dự nhưng không phát biểu theo hình thức nghi lễ, thay vào đó là những trao đổi, trò chuyện thân mật và truyền cảm hứng cho thầy - trò để cùng quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học" - PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhớ lại và mong rằng, ngày khai giảng năm học 2022 - 2023 sẽ được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày khai giảng - Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.
TS Nguyễn Tùng Lâm nhìn nhận, những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT, các trường học đã có sự thay đổi trong cách tổ chức khai giảng. Lãnh đạo đến dự không phải để phát biểu, mà là chứng kiến và hòa mình vào không khí vui tươi của thầy - trò. Đây là một sự thay đổi lớn nhằm hướng đến học sinh.
Phụ huynh Trung Quốc đổ xô cho con đi du học và tìm đường định cư Đại dịch Covid càng khiến mong muốn của các phụ huynh tại Trung Quốc cho con du học nước ngoài tăng cao và vạch dần ra kế hoạch định cư cho cả gia đình. Theo đó, chính sách zero-Covid của Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp hạn chế biên giới chặt chẽ nhất trên thế giới. Vì vậy, nhiều phụ huynh...