Tổng thư ký NATO: Anh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công lãnh thổ Nga
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố Anh chưa từng áp đặt hạn chế đối quân đội Ukraine về việc sử dụng tên lửa Storm Shadow, điều này có nghĩa Kiev có thể tự do sử dụng vũ khí này để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), ông Stoltenberg cho hay mặc dù Kiev không có quyền chính thức tấn công các mục tiêu xa phía sau tiền tuyến bằng vũ khí do Mỹ sản xuất, nhưng một số quốc gia NATO khác chưa từng áp đặt bất kỳ hạn chế nào.
“Đây là vấn đề duy trì luật pháp quốc tế và quyền tự vệ của Ukraine: Nga đã tấn công, Ukraine đang tự vệ và điều đó bao gồm cả việc tấn công các mục tiêu hợp pháp bên trong nước Nga”, Tổng thư ký NATO tuyên bố hôm 31/5 trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) tại Prague.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng NATO coi các cuộc tấn công sâu vào Nga là hợp pháp, nhắc lại lập trường của khối rằng Moskva đã “vi phạm luật pháp quốc tế” vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các cuôc tấn công này chỉ nhằm vào các cơ sở quân sự trên lãnh thổ Nga – như các căn cứ pháo binh và tên lửa, đặc biệt là những nơi mà Nga tiến hành các cuộc tấn công của riêng nhằm vào Ukraine.
Tuyên bố của ông Stoltenberg được đưa ra trong bối c ảnh Ukraine liên tục kêu gọi các nước phương Tây dỡ bỏ hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí của họ để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng đã đưa ra những tuyên bố tương tự ủng hộ điều này.
Trong khi đó, Moskva đã nhiều lần cáo buộc Kiev sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất để tấn công dân thường, thay vì các mục tiêu quân sự. Hồi đầu tháng 5, quan chức Bộ Ngoại giao Nga Sergey Belyaev tuyên bố rằng vũ khí do Anh cung cấp đang được quân đội Ukraine tích cực sử dụng trong các cuộc tấn công khủng bố vào cơ sở hạ tầng dân sự và dân thường ở Donbass, cũng như các khu vực khác của Nga.
Nga từ lâu vẫn khẳng định rằng việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev chỉ kéo dài chiến tranh và việc cho phép các cuộc tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga sẽ khiến xung đột leo thang. Đầu tuần này, Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây sản xuất có thể dẫn đến “hậu quả nghiêm trọng”, bao gồm cả xung đột toàn cầu.
NATO lên kế hoạch cho Ukraine, đề phòng ông Trump quay lại Nhà Trắng
Hôm 3.4, tại Brussels (Bỉ), các ngoại trưởng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tranh luận về đề xuất lập quỹ 100 tỉ euro trong vòng 5 năm cho Ukraine, nhằm đảm bảo nguồn viện trợ vũ khí về dài hạn cho Kyiv.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (bìa phải) tại cuộc họp ngoại trưởng NATO ở Brussels hôm 3.4. Ảnh AFP
Tại cuộc họp, Reuters dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh "nhu cầu của Ukraine đang cấp bách", cảnh báo rằng bất kỳ sự trì hoãn nào về viện trợ cũng sẽ gây ra hậu quả thực tế trên chiến trường.
Giới chức cho biết ông Stoltenberg đưa ra phương án lập quỹ 100 tỉ euro cho chương trình cung cấp vũ khí để Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu với Nga trong 5 năm.
Kế hoạch trên nhận được sự ủng hộ của Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic. Tuy nhiên, những thành viên khác của khối vẫn đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh đề xuất, chẳng hạn như nếu thành lập thì lấy nguồn tài chính từ đâu.
Pháp có đồng minh ủng hộ 'mơ hồ chiến lược' đối với Nga
Về khả năng này, phát biểu trước cuộc họp, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna cho hay nước ông đề xuất mỗi thành viên NATO góp 0,25% GDP/năm để hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Ngoại trưởng Bỉ Hadja Lahbib cho hay cuộc họp xoay quanh vấn đề đóng góp của các thành viên tùy vào quy mô nền kinh tế và cảnh báo rằng "thật nguy hiểm khi đưa ra những lời hứa mà chúng ta không thể hoàn thành".
Còn Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ủng hộ việc thiết lập cơ chế dài hạn để ủng hộ Ukraine, nhưng cho rằng không nên đưa ra những con số mơ hồ.
Nếu thực hiện theo kế hoạch của Tổng thư ký Stoltenberg, NATO sẽ thành lập cơ quan kiểm soát quy trình phối hợp viện trợ vũ khí cho Kyiv, thay cho cơ chế hiện do Mỹ dẫn đầu.
Giới chức NATO cho rằng kế hoạch trên có thể đảm bảo nguồn vũ khí đến Ukraine trong trường hợp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể quay về Nhà Trắng nếu đắc cử vào tháng 11.
Động thái trên đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của NATO, đến nay vẫn từ chối gửi vũ khí cho Ukraine theo tổ chức vì lo ngại có thể kéo NATO đến gần hơn nguy cơ nổ ra cuộc xung đột với Nga.
Phương Tây chia rẽ về lệnh cấm Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga Theo tờ Izvestia ngày 29/5, Liên minh châu Âu (EU) đang bị chia rẽ về việc liệu Ukraine có được phép sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga hay không. Các nước châu Âu đang chia rẽ về việc sử dụng vũ khí do họ cung cấp cho Ukraine để...