Tổng thư ký LHQ nêu quan ngại mới về xung đột Ukraine
Ngày 4.11, quân đội Ukraine thông báo đã bắ.n hạ 50 trong tổng số 80 máy bay không người lái (UAV) do Nga phóng đến trong đêm, theo Reuters.
Bên cạnh đó, 27 chiếc UAV khác được cho là đã rơi tại nhiều vùng do chịu ảnh hưởng từ tác chiến điện tử Ukraine. Tại thủ đô Kyiv, mảnh vỡ UAV rơi xuống gây cháy một công viên nhưng chưa có thông tin thiệt hại về người. Cuối ngày 3.11, một vụ tấ.n côn.g bằng bom dẫn đường tại TP.Kharkiv khiến ít nhất 15 người bị thương, nhiều tòa nhà bị thiệt hại. Nga chưa bình luận gì về những vụ việc trên.
Một vụ nổ tại Kyiv hôm 3.11. ẢNH: REUTERS
Trong chuyến thăm Kyiv hôm qua, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho rằng Ukraine cần được hỗ trợ để có thể vượt qua mùa đông thứ 3 từ khi xung đột bùng phát. Nhà ngoại giao cho biết Đức gần đây gia tăng mức hỗ trợ năng lượng khẩn cấp cho Ukraine thêm 170 triệu euro trong bối cảnh các nhà máy sưởi và đường dây điện bị hư hại vì chiến sự. Bà Baerbock tuyên bố Nga sẽ phải trả hàng tỉ euro để bồi thường thiệt hại cho Ukraine nhưng cho đến lúc đó, nhóm G7 sẽ hỗ trợ Ukraine bằng khoản vay 50 tỉ USD.
Trong diễn biến liên quan, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 3.11 bày tỏ quan ngại về thông tin binh sĩ CHDCND Triều Tiên được đưa đến Nga và có khả năng được triển khai đến vùng xung đột. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuần trước nói binh sĩ Triều Tiên đã đến Nga và có thể được triển khai chống Ukraine “trong vài ngày tới”. Ông Guterres gọi đó là bước leo thang rất nguy hiểm và kêu gọi làm mọi thứ để tránh quốc tế hóa cuộc xung đột, theo AFP. Moscow chưa lập tức bình luận về tuyên bố này nhưng đến nay không bác bỏ thông tin binh sĩ Triều Tiên đã đến Nga.
Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine
Ngày 29/9, Bộ Quốc phòng Đan Mạch tuyên bố nước này sẽ giải ngân 1,3 tỷ kroner (194 triệu USD) để hỗ trợ Ukraine củng cố kho vũ khí vốn đang chịu áp lực lớn do cuộc xung đột ở nước này.
Binh sĩ Ukraine tham gia huấn luyện trên pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard do Đức sản xuất tại Kiev, ngày 26/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.
Ngoài việc tài trợ vũ khí cho Ukraine, Đan Mạch, quốc gia vốn ủng hộ Ukraine kể từ khi cuộc xung đột giữa nước này và Nga bắt đầu nổ ra hồi năm 2022, cũng đã thông báo việc thành lập trung tâm phòng thủ chung tại Kiev nhằm hỗ trợ phát triển các mối quan hệ đối tác mới.
Đầu năm nay, Đan Mạch đã ký thỏa thuận về đảm bảo an ninh kéo dài 10 năm với Ukraine, sau những thỏa thuận tương tự của Đức, Anh và Pháp.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu trên các phương tiện truyền thông của nước này cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố nước này cam kết tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, bà Annalena Baerbock cho biết Chính phủ Đức không ủng hộ đề xuất cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine.
Đức là nhà tài trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, sau Mỹ. Hiện Đức đã phải đối mặt với những lời ch.ỉ tríc.h vì liên tục không đạt được mục tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là chi 2% GDP cho quốc phòng. Nguồn dự trữ của lực lượng vũ trang Đức, vốn đã thiếu hụt do bị hạn chế đầu tư trong nhiều thập kỷ, lại càng cạn kiệt do cung cấp vũ khí cho Kiev.
Trung Quốc và Đức sẵn sàng thúc đẩy hợp tác nhiều mặt Ngày 18/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Đức để xây dựng thêm sự đồng thuận cũng như hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của mỗi bên. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trong cuộc họp báo ở...