Tổng thống Ukraine cam kết đòi lại Crimea từ Nga
Tổng thống Ukraine Zelenskyy cam kết làm hết sức có thể để lấy lại bán đảo Crimea do Nga sáp nhập và kêu gọi đồng minh ủng hộ.
Phát biểu hôm 23/8 tại Diễn đàn Crimea, hội nghị thượng đỉnh ở Kiev nhằm thu hút sự chú ý của quốc tế về việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết Ukraine sẽ dùng “tất cả biện pháp chính trị, pháp lý và ngoại giao” để theo đuổi mục tiêu giành lại bán đảo này.
“Cá nhân tôi sẽ làm mọi thứ có thể để lấy lại Crimea, để bán đảo trở thành một phần của Ukraine và châu Âu”, Zelenskyy nói, thêm rằng Kiev cần “hỗ trợ hiệu quả ở cấp độ quốc tế” về vấn đề này.
Tổng thống Ukraine Zelenskyy phát biểu tại diễn đàn quốc tế ở Kiev hôm 23/8. Ảnh: Văn phòng Báo chí Tổng thống Ukraine .
Video đang HOT
Các quan chức hàng đầu từ 46 quốc gia và khối đã tham gia hội nghị thượng đỉnh, bao gồm Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ. Đại diện từ tất cả 30 quốc gia thành viên NATO cũng góp mặt.
Các quan chức hàng đầu của phương Tây bày tỏ thông điệp ủng hộ Ukraine. “Ukraine sẽ không bao giờ đơn độc trong vấn đề Crimea thuộc Ukraine”, Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel nói. “Thật không may, Nga tiếp tục hành động theo những cách làm nhân lên tác động tiêu cực. Việc tiếp tục quân sự hóa bán đảo ảnh hưởng nặng nề đến tình hình an ninh ở khu vực Biển Đen”.
Zelenskyy cáo buộc Nga đã biến Crimea thành “căn cứ quân sự” và “chỗ đứng để tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực Biển Đen”. Theo ông, Moskva đã tăng gấp ba lần sự hiện diện quân sự ở Crimea.
Những bên tham gia diễn đàn ký tuyên bố chung, trong đó Zelenskyy nêu rõ không công nhận việc Nga “sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea” và cam kết xem xét áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt chính trị, ngoại giao đối với Moskva trong trường hợp có thêm hành động gây hấn.
Nga lên án diễn đàn này, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov mô tả đây là “sự kiện chống Nga”. Peskov cũng chỉ trích phát ngôn gần đây của Thủ tướng Đức Angela Merkel về xung đột đang diễn ra ở các vùng Donetsk và Lugansk của Ukraine.
Peskov bác bỏ quyết liệt tuyên bố của bà Merkel trước đó một ngày rằng Nga “can dự sâu” cuộc xung đột. “Nga không có bất kỳ mối liên hệ nào với các bên trong cuộc xung đột”, ông nói, chỉ ra rằng Nga không bị liệt kê là bên tham gia xung đột trong kế hoạch hòa bình do Đức và Pháp đàm phán.
Nga thử tên lửa gần nơi NATO diễn tập
Tên lửa S-400 Nga huấn luyện phòng không tại bán đảo Crimea cùng thời điểm cuộc diễn tập Sea Breeze 2021 của NATO diễn ra tại Ukraine.
"Nhiều máy bay chiến đấu thuộc Hạm đội Biển Đen và Quân khu miền Nam đã huấn luyện với các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 và Pantsir trong đợt kiểm tra sẵn sàng chiến đấu tại bán đảo Crimea", phát ngôn viên Hạm đội Biển Đen Alexei Rulyov cho biết hôm 29/6.
Quân đội Nga đã huy động nhiều tiêm kích Su-27 và Su-30SM, cường kích Su-24, trực thăng Mi-8 và Ka-27 đóng vai quân xanh, đối đầu với các đơn vị phòng không tại khu vực.
Một trận địa tên lửa S-400 tại Crimea. Ảnh: Sputnik .
Động thái diễn ra chỉ một ngày sau khi diễn tập hải quân Sea Breeze 2021 khởi động tại lãnh thổ miền nam Ukraine và một phần Biển Đen, với sự góp mặt của 32 tàu chiến, 40 máy bay và khoảng 5.000 binh sĩ từ Ukraine, Mỹ và các nước NATO. Tàu khu trục Mỹ USS Ross đã cập cảng Odessa tại Ukraine để tham gia đợt diễn tập này.
Sea Breeze 2021 kéo dài hai tuần sẽ giúp cải thiện khả năng hiệp đồng giữa không quân, hải quân và lục quân các nước tham gia. Kịch bản diễn tập xoay quanh nguy cơ bùng phát khủng hoảng do các nhóm vũ trang trên lãnh thổ Ukraine, đòi hỏi các nước liên quân triển khai lực lượng ổn định tình hình.
Căng thẳng gần đây leo thang giữa NATO và Nga trên Biển Đen. Tàu tuần tra của biên phòng Nga tuần trước nổ nhiều loạt pháo cảnh cáo khu trục hạm HMS Defender của Anh sau khi nó tiến vào vùng biển 12 hải lý phía nam bán đảo Crimea. Bộ Quốc phòng Hà Lan hôm nay cáo buộc tiêm kích Nga chế áp điện tử và mô phỏng đòn tấn công nhằm vào hộ vệ hạm Evertsen trên Biển Đen, trong khi Moskva bác bỏ và khẳng định chiến đấu cơ nước này hành động để ngăn tàu chiến Hà Lan xâm phạm biên giới.
Sea Breeze là đợt diễn tập hải quân thường niên được NATO tổ chức trên Biển Đen từ năm 1997. Sự kiện năm ngoái có sự góp mặt của hơn 20 chiến hạm, nhiều máy bay cùng khoảng 2.000 binh sĩ Ukraine, Mỹ, Bugaria, Gruzia, Na Uy, Romania, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
NATO liên tục mở rộng hiện diện sang phía đông bằng các cuộc tập trận và điều lực lượng sát biên giới Nga từ năm 2014, trong bối cảnh quan hệ song phương xấu đi. Moskva nhiều lần phản đối, cho rằng hành động này làm suy yếu ổn định khu vực và dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới, cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng.
Nga cảnh báo Anh, Mỹ 'đừng liều mạng' Nga kêu gọi Anh và Mỹ hành động có lý trí và không liều lĩnh, thay vì "bị Ukraine dắt mũi" sau vụ tàu HMS Defender áp sát Crimea. "Chúng tôi kêu gọi Lầu Năm Góc và lãnh đạo lực lượng hải quân Anh, những người đang điều tàu chiến đến Biển Đen, đừng liều mạng và bị dắt mũi bởi các đô...