Tổng thống Ukraine bác đề xuất của Pháp ngừng bắn trong thời gian tổ chức Olympic
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận định ngừng bắn trong thời gian diễn ra Olympic là “không khả thi”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc gặp ở Paris ngày 8/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky đã bác bỏ ý tưởng về một thỏa thuận ngừng bắn trong thời gian tổ chức Olympic Paris 2024, vài ngày sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thảo luận về vấn đề này với ông qua điện đàm.
Paris sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa hè từ ngày 26/7 đến ngày 11/8. Tổng thống Macron đề xuất ngừng bắn tất cả các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới trong thời gian đó, đặc biệt là xung đột Ukraine – Nga. Ông Macron bày tỏ đưa ra ý tưởng này hôm 14/5, khi hai nhà lãnh đạo thảo luận về việc Pháp chuyển giao vũ khí cho Ukraine.
Phát biểu trước các phóng viên ngày 17/5, Tổng thống Zelensky cho biết ông hoài nghi về đề xuất của Pháp: “Đối với tôi, đó có vẻ như là một câu chuyện không thể thực hiện được”.
Trong giai đoạn đầu của xung đột Nga-Ukraine, đã có một số nỗ lực nhằm tạm ngưng giao tranh vào những ngày cụ thể, ví dụ như các ngày lễ lớn của Chính thống giáo. Tuy nhiên, cả hai bên đều cáo buộc phía còn lại vi phạm thỏa thuận đó.
Video đang HOT
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov vào giữa tháng 4 đã nêu rõ: “Cả tổng thống và các quan chức quân đội của chúng tôi đều cho rằng Ukraine thường lợi dụng những ý tưởng và sáng kiến như vậy để tập hợp lại, tái vũ trang… Điều này chắc chắn khiến việc xem xét những sáng kiến đó trở nên khó khăn hơn nhiều”.
Theo truyền thống, Đại hội đồng Liên hợp quốc thường thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn toàn cầu trong mỗi kỳ Olympic. Những đề xuất đó không có cơ chế thực thi và thường bị các bên tham chiến phớt lờ.
Mỹ nói chưa thể dự đoán thời điểm diễn ra đàm phán hòa bình ở Ukraine
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Washington vẫn chưa sẵn sàng dự đoán thời điểm bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình giải quyết xung đột Ukraine.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo đài Sputnik (Nga), trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ, ông Sullivan nói: "Tôi sẽ không đặt thời gian biểu cho các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine, bởi chiến tranh là điều không thể dự đoán".
Ông Sullivan nói rằng các sự kiện đang diễn ra trên chiến trường sẽ có thể quyết định cách thức diễn ra cuộc đối thoại hòa bình ở Ukraine. Tuy nhiên, ông khẳng định cuối cùng cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev sẽ kết thúc trên bàn đàm phán.
Vị quan chức này lưu ý Washington có ý định giúp Kiev đạt được nhiều tiến bộ nhất có thể trên chiến trường để nước này giành vị thế thuận lợi nhất trên bàn đàm phán hòa bình trong tương lai.
Trước đó, hôm 2/6 Điều phối viên Truyền thông Chiến lược của Nhà Trắng John Kirby cho biết Mỹ ủng hộ sáng kiến của bất kỳ quốc gia nào nhằm thiết lập hòa bình ở Ukraine, nhưng phản đối lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.
"Chúng tôi sẽ hỗ trợ nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào nếu họ giúp tìm ra con đường dẫn đến một nền hòa bình lâu dài, phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Nhưng chúng tôi không thể và sẽ không ủng hộ những lời kêu gọi ngừng bắn chỉ đơn giản là đóng băng các đường phân giới địa chính trị hiện có", ông Kirby nói.
Theo ông Kirby, việc đưa ra thỏa thuận ngừng bắn như vậy sẽ giúp Nga có thời gian nghỉ ngơi, tái vũ trang và chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm năng mới.
Nga và Ukraine đã tiến hành một số cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột, nhưng các cuộc hòa đàm đã bị đình trệ kể từ cuối tháng 3 năm ngoái. Điện Kremlin cho biết Nga không nhận thấy triển vọng cho giải pháp chính trị nào do tình hình Ukraine đang rất phức tạp.
Hồi tháng 5, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết Moskva thấy không có ích gì khi tiến hành đàm phán về tình hình ở Ukraine và các vấn đề xung quanh ở thời điểm hiện tại.
Nêu điều kiện đàm phán, Điện Kremlin muốn Kiev công nhận chủ quyền của Nga đối với bản đảo Crimea đã sáp nhập nước này vào năm 2014, đồng thời công nhận việc sáp nhập các tỉnh Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia của Ukraine hồi tháng 10/2022.
Về phần mình, Ukraine đã bác bỏ những yêu cầu trên. Bình luận triển vọng hòa đàm chấm dứt xung đột, Ukraine cho rằng trước tiên Nga phải đáp ứng những điều kiện của Kiev. Các điều kiện này gồm rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine, chịu trách nhiệm trước tòa án quốc tế, bồi thường thiệt hại và cuối cùng là Ukraine có được cam kết an ninh của các bên.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Kiev không nhận thấy có bất kỳ hoàn cảnh nào để trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Zelensky nói rằng ông sẽ không gặp Tổng thống Putin cho đến khi Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine.
Các nước phương Tây đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm tên lửa phòng không, hệ thống phóng rocket đa nòng, xe tăng, pháo tự hành và súng phòng không kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hơn một năm trước.
Moskva đã cảnh báo rằng việc chuyển giao vũ khí không đóng góp vào một giải pháp hòa bình và làm leo thang xung đột hơn nữa, có nguy cơ kéo toàn bộ NATO tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
Ukraine tiết lộ vũ khí có thể hạ tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga Sau cuộc tấn công tên lửa lớn của Nga vào đêm 9/3, giới chức Ukraine tiết lộ loại vũ khí có thể bắn hạ các tên lửa siêu vượt âm Kinzhal. Binh sĩ Nga kiểm tra một máy bay MiG-31K mang theo tên lửa siêu vượt âm Kinzhal. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga/AFP Theo tờ Newsweek, tổng cộng 81 tên lửa đã được...