Ukraine tiết lộ vũ khí có thể hạ tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
Sau cuộc tấ.n côn.g tên lửa lớn của Nga vào đêm 9/3, giới chức Ukraine tiết lộ loại vũ khí có thể bắ.n hạ các tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.
Binh sĩ Nga kiểm tra một máy bay MiG-31K mang theo tên lửa siêu vượt âm Kinzhal. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga/AFP
Theo tờ Newsweek, tổng cộng 81 tên lửa đã được phóng đi trong vụ tấ.n côn.g mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi là làn sóng không kích “quy mô lớn” trên toàn quốc dẫn đến cái chế.t của ít nhất 5 thường dân.
Cuộc tấ.n côn.g sử dụng 6 tên lửa Kinzhal, 28 tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-101 hoặc Kh-555, 20 tên lửa hành trình phóng từ biển Kalibr, 6 tên lửa hành trình chống hạm Kh-22, 2 tên lửa chống hạm Kh-31 và 6 tên lửa hành trình đất đối không dẫn đường Kh-59.
“Để đối phó với các hành động khủn.g b.ố ngày 2/3 do Kiev tổ chức ở vùng Bryansk, Lực lượng Vũ trang Nga đã tiến hành một cuộc tấ.n côn.g trả đũa quy mô lớn”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
Tên lửa Kinzhal, có nghĩa là “Dao găm” trong tiếng Nga, được quân đội Nga sử dụng trong tháng đầu tiên của cuộc xung đột, khi cuộc tấ.n côn.g vào một nhà kho quân sự ở miền tây Ukraine.
Sau cuộc không kích đêm 9/3, Trung tâm Stratcom, được thành lập thuộc Bộ Văn hóa và Chính sách Thông tin Ukraine, đã đăng trên Twitter rằng Ukraine hiện “không có phương tiện nào có thể chống lại tên lửa như vậy”.
Trung tâm này cho biết: “Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ có khả năng đán.h chặn tên lửa đạn đạo (Kinzhal). Đó là lý do tại sao hệ thống phòng không này phải đến Ukraine càng sớm càng tốt.”
Video đang HOT
Các quan chức Ukraine cũng cho biết hệ thống Patriot là hệ thống duy nhất có thể bảo vệ đất nước khỏi các tên lửa siêu vượt âm “Kinzhal” của Nga.
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã từng nhấn mạnh các hệ thống Patriot “chắc chắn” sẽ là mục tiêu của lực lượng Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi Patriot là “những hệ thống khá cũ kỹ” và tuyên bố sẽ tiê.u diệ.t chúng.
Trợ lý Bộ trưởng Lục quân Mỹ phụ trách Mua sắm, Hậu cần và Công nghệ Douglas Bush được cho là đã nói với Defense News hôm 8/3 rằng ông dự đoán các hệ thống Patriot sẽ đến Ukraine “rất sớm” và sẵn sàng hành động.
Các lực lượng Mỹ đã huấn luyện các binh sĩ Ukraine về cách vận hành hệ thống này. Theo ông Bush, việc cung cấp các hệ thống Patriot sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng tác chiến của Mỹ.
Trong một cuộc thảo luận bàn tròn với giới truyền thông vào ngày 25/1, ông Bush đã được hỏi về thời gian chuyển giao Patriot và thời gian đào tạo để người Ukraine thành thạo trong việc sử dụng hệ thống. “Với đủ động lực và khả năng tiếp cận họ 24/7, chúng tôi có thể đào tạo rất nhanh chóng. Quân đội Mỹ biết cách làm điều đó và chúng tôi đang làm ngay bây giờ”, ông Bush nhấn mạnh.
“Và, trong một số trường hợp, bạn biết đấy, với một chương trình huấn luyện đầy đủ, thì có thể chỉ cần đảm bảo 60% – là những thứ quan trọng mà họ (Ukraine) thực sự cần để đưa vào chiến đấu. Và họ đang hợp tác với chúng tôi, rút ngắn một số mốc thời gian đào tạo đó”, quan chức Mỹ nói thêm.
Jennifer Erickson, Phó giáo sư khoa học chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Boston, nói với tạp chí Newsweek rằng Mỹ thường nhận thấy đằng sau các hợp đồng bán vũ khí của mình là yêu cầu về khả năng sử dụng ngay lập tức trên chiến trường, đặc biệt là với các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến và các vũ khí công nghệ cao khác, “đòi hỏi sự ủng hộ chính trị”.
“Hệ thống Patriot đã được mua bởi các đồng minh thân cận khác của Mỹ, nhưng nó không phải là hệ thống có sẵn cho bất kỳ người mua nào”, ông Erickson nói. “Trong trường hợp gửi Patriot đến Ukraine, tôi nghĩ rằng có một nỗ lực để báo hiệu không chỉ là sự hỗ trợ chính trị, mà dựa trên việc đào tạo cần thiết và những kỳ vọng thay đổi đối với chính cuộc xung đột”.
Các binh sĩ đứng trước hệ thống tên lửa đất đối không Patriot trong một cuộc tập trận quân sự tại Sân bay Warsaw Babice, Ba Lan vào ngày 7/2/2023.
Tướng Mỹ nghỉ hưu Mark Hertling từng nhận xét vào cuối năm 2022 rằng: “Những hệ thống này (Patriot) không thể chỉ cần nâng lên và di chuyển xung quanh chiến trường. Bạn phải đặt chúng ở một nơi nào đó để bảo vệ mục tiêu chiến lược nhất của bạn, như một thành phố, như Kiev. Nếu ai đó nghĩ rằng đây sẽ là một hệ thống trải rộng trên biên giới dài 800km giữa Ukraine và Nga, thì đơn giản là họ không biết hệ thống vận hành như thế nào.”
Các quan chức quốc phòng đồng thời cho biết rằng quá trình đào tạo sẽ “kéo dài vài tháng.” Họ không nói rõ có bao nhiêu người Ukraine sẽ được đào tạo hoặc ở đâu.
Tên lửa Kinzhal là tên lửa siêu vượt âm (tốc độ gấp nhiều lần tốc độ âm thanh), có khả năng mang theo đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân nặng tới 480 kg, với phạm vi hoạt động lên đến 2.000 km, tốc độ tối đa 3430 m/giây. Tên lửa này là phiên bản cải tiến từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander của quân đội Nga – loại tên lửa được thiết kế để phóng từ các bệ phóng trên xe tải.
Điểm khác biệt giữa Kinzhal và Iskander là Kinzhal được phóng từ máy bay chiến đấu ở độ cao lớn thay vì từ mặt đất nên sẽ tốn nhiều nhiên liệu hơn. Nhưng chúng tương đối giống nhau về cơ chế hoạt động và đều khó bị hệ thống phòng không đán.h chặn do có quỹ đạo bay phức tạp.
Kinzhal có thể triển khai từ các tiêm kích MiG-31K và MiG-31I. Đây cũng là một trong 6 vũ khí “thế hệ tiếp theo” mà Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ trong bản Thông điệp Liên bang hồi tháng 3/2018.
Tên lửa siêu vượt âm (hypersonic missile) là loại vũ khí tầm xa, có khả năng cơ động cao, có thể đạt tốc độ ít nhất là 1700 m/giây – gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Với tốc độ này, các hệ thống phòng không truyền thống về cơ bản trở nên vô dụng bởi vì vào thời điểm radar mặt đất phát hiện ra các tên lửa thì chúng đã tiến gần đến mục tiêu.
Bình Nhưỡng: Nếu bắ.n hạ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, Mỹ phải hứng hậu quả
Triều Tiên tuyên bố bất kỳ động thái nào nhằm đán.h chặn và bắ.n hạ tên lửa do nước này thử nghiệm sẽ được coi là "lời tuyên chiến".
Hôm 7/3, bà Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nói rằng Mỹ có kế hoạch bắ.n hạ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Bình Nhưỡng nếu vũ khí này hướng tới Thái Bình Dương.
Theo bà Kim Yo-jong, Bình Nhưỡng sẽ coi hành động quân sự của Mỹ ngăn cản các vụ thử vũ khí chiến lược của nước này là lời tuyên chiến.
Hình ảnh tên lửa đạn đạo của quân đội Triều Tiên. (Ảnh: KCNA)
"Đó được coi là một lời tuyên chiến chống lại Triều Tiên, nếu diễn ra hành động đán.h chặn với các cuộc thử nghiệm vũ khí chiến lược của chúng tôi. Thái Bình Dương không thuộc quyền thống trị của Mỹ hay Nhật Bản", bà Kim Yo-jong nói.
Tuyên bố gay gắt từ Triều Tiên được đưa ra khi Mỹ và Hàn Quốc khôi phục và tăng quy mô các cuộc tập trận quân sự chung sau số vụ thử tên lửa kỷ lục của Bình Nhưỡng vào năm ngoái.
Theo đó, hôm 6/3, Mỹ triển khai máy bay né.m bo.m B-52 cho một cuộc tập trận chung với các máy bay chiến đấu của Hàn Quốc. Đây là động thái được cho nhằm phô trương lực lượng trước các mối đ.e dọ.a tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Theo bà Kim Yo-jong, Triều Tiên sẵn sàng thực hiện các hành động mạnh mẽ, đáp trả cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc.
"Chúng tôi luôn theo dõi các động thái quân sự của lực lượng Mỹ và quân đội Hàn Quốc và luôn sẵn sàng thực hiện hành động phù hợp, nhanh chóng và mạnh mẽ", bà Kim Yo-jong cho hay.
Việc triển khai các khí tài quân sự hiện đại của Mỹ đến tập trận cùng quân đội Hàn Quốc thời gian gần đây diễn ra trong bối cảnh dấy lên những lo ngại rằng Triều Tiên có thể thực hiện các hành động khiêu khích, nhằm đáp trả cuộc tập trận chung "Lá Chắn Tự do" (Freedom Shield- FS ) giữa Mỹ và Hàn Quốc, dự kiến diễn ra từ ngày 13-23/3.
Nga ngăn chặn xung đột leo thang ở Nagorno - Karabakh Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 6/3, Bộ Quốc phòng Nga cho hay lực lượng gìn giữ hoà bình của nước này đã ngăn chặn một cuộc đụng độ vào cuối tuần qua ở Nagorno - Karabakh, nơi đang diễn ra cuộc tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan, khiến 5 người thiệ.t mạn.g. Binh sĩ Nga tham gia lực lượng giám...