Tổng thống Trump cân nhắc kích hoạt đạo luật đặc biệt đối phó Covid-19
Chính quyền Trump đang xem xét viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để đẩy mạnh sản xuất khẩu trang và quần áo bảo hộ trong nước nhằm chống dịch Covid-19, Reuters dẫn lời 2 quan chức Mỹ cho hay.
Đạo luật Sản xuất Quốc phòng được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1950, trao quyền cho Tổng thống mở rộng sản xuất vật liệu hoặc sản phẩm thiết yếu vì an ninh quốc gia và các lý do khác.
Nếu đạo luật này được áp dụng, nó sẽ đánh dấu sự leo thang trong phản ứng của chính quyền Mỹ đối với dịch viêm phổi cấp.
Hồi trong tuần, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ ( HHS) Alex Azar cho biết Mỹ cần một kho dự trữ khoảng 300 triệu khẩu trang N95 cho nhân viên y tế để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 trong khi Mỹ hiện tại chỉ có sẵn một phần trong số đó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc họp liên ngành hôm 26/2, các quan chức HHS và Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) thảo luận về khả năng viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để sản xuất các thiết bị bảo hộ ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19, theo một quan chức của DHS .
Tại phiên điều trần trước Quốc hội cùng ngày, ông Azar cho biết Trung Quốc kiểm soát rất nhiều nguyên liệu thô cũng như năng lực sản xuất khẩu trang.
“Rất ít những thứ như vậy được sản xuất tại Mỹ. Vì vậy, năng lực sản xuất trong nước gặp rất nhiều khó khăn”, quan chức DHS cho hay.
Một quan chức Nhà Trắng xác nhận chính quyền đang cân nhắc sử dụng luật pháp để thúc đẩy sản xuất đồ bảo hộ.
“Về cơ bản, nó cho phép bạn định hướng những việc cần phải hoàn thành“, ông này nói.
Mỹ hiện ghi nhận 60 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có 3 người hồi hương từ Trung Quốc, 15 trường hợp ở Mỹ và 42 hành khách trở về Mỹ từ du thuyền Diamond Princess.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 26/2, Tổng thống Trump khẳng định nguy cơ dịch Covid-19 lây lan ở Mỹ vẫn ở mức thấp.
“Bởi vì tất cả những gì chúng tôi đã làm, rủi ro cho người dân Mỹ vẫn đang ở mức rất thấp“, ông Trump nói, nhưng khẳng định Mỹ chuẩn bị sẵn kịch bản trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
Video: Nữ y tá nhảy chúc mừng bệnh nhân Covid-19 xuất viện
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Ba 'ông lớn' bất ngờ kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp với Iran
Anh, Pháp và Đức vừa bất ngờ kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp thỏa thuận hạt nhân quốc tế ký năm 2015 với Iran, bước đi lớn nhất của ba nước châu Âu kể từ khi Tehran giảm dần việc tuân thủ thỏa thuận.
Theo Reuters, các đồng minh châu Âu của Washington đã cố gắng duy trì thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran, có tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) kể từ khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận năm 2018. Trong khuôn khổ JCPOA, các lệnh cấm vận quốc tế chống Iran được dỡ bỏ để đổi lấy việc Tehran chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân.
Tuy nhiên, sau khi xé bỏ thỏa thuận, chính quyền Trump đã tái áp đặt các biện pháp trừng phạt, bóp nghẹt nền kinh tế Iran. Tehran đáp trả bằng cách dần dần từ bỏ việc tuân thủ nhiều giới hạn ấn định trong JCPOA. Trong tháng Một này, chính phủ Iran thông báo sẽ bỏ giới hạn về làm giàu uranium theo thỏa thuận đã ký với các cường quốc từ năm 2015.
Báo RT dẫn tuyên bố chung ngày 14/1 của Anh, Pháp và Đức cho hay: "Trước các hành động của Iran, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác là hôm nay lên tiếng về các quan ngại của mình rằng Iran đang không tuân thủ các cam kết theo JCPOA. Chúng tôi sẽ đưa vấn đề này lên Ủy ban chung theo Cơ chế giải quyết tranh chấp như đã nêu trong đoạn 36 của thỏa thuận JCPOA".
Tuyên bố chung của ba nước châu Âu khẳng định, họ không thực hiện chiến dịch gây áp lực với Iran mà chỉ muốn đưa quốc gia Hồi giáo trở lại tuân thủ đầy đủ các cam kết ấn định trong thỏa thuận hạt nhân quốc tế.
Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết, Anh, Pháp và Đức sẽ thông báo cho Liên minh châu Âu (EU) về động thái mới nhất của họ cuối ngày 14/1. Theo cơ chế đã nêu trong JCPOA, EU sau đó sẽ thông báo cho các nước khác cũng ký kết thỏa thuận là Nga, Trung Quốc và cả Iran biết. Sau bước này, các bên sẽ có 15 ngày để giải quyết các bất đồng và hạn chót này có thể kéo dài nếu họ đạt sự đồng thuận.
Việc kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp, vốn chỉ thực hiện được khi một hoặc nhiều nước ký kết nghi ngờ có sự không tuân thủ thỏa thuận, rốt cuộc có thể dẫn tới việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cân nhắc có tái áp đặt các lệnh cấm vận Tehran hay không.
Tuần trước, văn phòng báo chí của Điện Elysee cho hay, London, Paris và Berlin vẫn tuân thủ JCPOA và kêu gọi Tehran hủy bỏ mọi hành động không tuân thủ thỏa thuận. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây lại bày tỏ rằng, giải pháp cho tương lai là nhất trí một thỏa thuận quốc tế mới theo đề xuất của Tổng thống Mỹ Trump.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet.vn
Triều Tiên kêu gọi dân 'vượt rào' Truyền thông Triều Tiên đang đe dọa khả năng đối đầu Mỹ khi hạn chót đàm phán hạt nhân với Bình Nhưỡng trôi qua mà không có thỏa thuận. Những ý tưởng lạc quan rằng hai năm thương thảo giữa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dẫn tới một kỉ nguyên mới lại một...