Tổng thống Putin đã có quyết định về việc dự hội nghị G20 ở Ấn Độ
Phát ngôn viên Điện Kremlin hôm nay 25.8 thông báo quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc có nên trực tiếp tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ trong tháng tới hay không.
Cụ thể, ông Peskov cho hay Tổng thống Putin không có kế hoạch trực tiếp tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo G20 vào tháng tới tại Ấn Độ. Ông Peskov cho hay hình thức tham gia chính xác của nhà lãnh đạo Nga vẫn chưa được quyết định, theo Đài RT.
Trước đó, Đài NBC News ngày 10.8 dẫn một nguồn tin từ Điện Kremlin cho hay Tổng thống Putin đang cân nhắc xem có nên trực tiếp tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, dự kiến diễn ra tại New Delhi từ ngày 9-10.9, hay không.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự một cuộc họp tại Moscow ngày 24.8. Ảnh Reuters
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tới New Delhi từ ngày 7-10.9 để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20. Tại hội nghị, Tổng thống Biden và các đối tác G20 dự kiến thảo luận về một loạt nỗ lực chung nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu, bao gồm chuyển đổi năng lượng sạch và chống biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động kinh tế và xã hội từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, theo thông báo của Nhà Trắng.
Trong tuần này, Tổng thống Putin đã tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo BRICS ở Johannesburg qua hình thức trực tuyến, sau khi từ chối tới Nam Phi.
Nước chủ nhà đã mời Tổng thống Putin, dù việc ông có thể đến sẽ đặt Nam Phi vào tình thế khó khăn do các cam kết của nước này với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Theo cam kết với ICC, chính phủ Nam Phi có nghĩa vụ cố gắng bắt giữ ông Putin nếu ông đặt chân lên lãnh thổ Nam Phi.
Không giống như Nam Phi, Ấn Độ chưa ký Quy chế Rome, hiệp ước pháp lý nhấn mạnh thẩm quyền của ICC, theo RT. Điều này có nghĩa nếu ông Putin đến Ấn Độ thì New Delhi sẽ không có trách nhiệm phải cố gắng bắt giữ nhà lãnh đạo Nga.
Năm ngoái, phái đoàn Nga tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia do Ngoại trưởng Sergei Lavrov dẫn đầu. Vào năm 2020 và 2021, Tổng thống Putin đã tham gia các hội nghị thượng đỉnh G20 thông hình thức trực tuyến và vào năm 2019, ông đã trực tiếp dự hội nghị tại Nhật Bản.
Tổng thống Biden, Phó tổng thống Harris sẽ tới châu Á vào tháng 9
Nhà Trắng ngày 22.8 thông báo chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Joe Biden và Phó tổng thống Kamala Harris trong tháng tới.
Tổng thống Biden sẽ tới New Delhi (Ấn Độ) từ ngày 7-10.9 để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20. Tại hội nghị, Tổng thống Biden và các đối tác G20 dự kiến thảo luận về một loạt nỗ lực chung nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu, bao gồm chuyển đổi năng lượng sạch và chống biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động kinh tế và xã hội từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Cũng tại hội nghị G20, Tổng thống Biden dự kiến bàn về việc tăng cường năng lực của các ngân hàng phát triển đa phương, trong đó có Ngân hàng Thế giới, để chống đói nghèo tốt hơn, theo thông báo được đăng trên trang web của Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh Reuters
Ngoài ra, từ ngày 4-7.9, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ tới Jakarta (Indonesia) để tham dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á, và gặp gỡ các nhà lãnh đạo từ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Phó tổng thống Harris và các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ xem xét sự mở rộng chưa từng có trong quan hệ Mỹ - ASEAN và bà sẽ tái khẳng định cam kết lâu dài của Mỹ đối với Đông Nam Á và vai trò trung tâm của ASEAN, theo thông báo của Nhà Trắng.
Trong các hội nghị nói trên và các cam kết bổ sung của mình, Phó tổng thống Harris sẽ thúc đẩy các sáng kiến nhằm đẩy mạnh sự thịnh vượng và an ninh chung, bằng cách thúc đẩy công việc của các bên liên quan về khủng hoảng khí hậu, an ninh hàng hải, cơ sở hạ tầng, tăng trưởng kinh tế, nỗ lực duy trì và củng cố các quy tắc và chuẩn mực quốc tế trong khu vực.
Khi được hỏi về suy đoán rằng sự vắng mặt của ông Biden tại hội nghị ASEAN sẽ đặt ra câu hỏi về cam kết của Mỹ đối với một khu vực đang phải đối mặt với ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 22.8 lập luận rằng sự tham gia của Mỹ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã được thể hiện rõ ràng kể từ năm 2021, theo Reuters.
Tổng thống Putin: Nga vào top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga đã lọt top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bất chấp các dự báo bi quan được đưa ra bởi các chuyên gia phương Tây. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: CNBC "Dù có những dự báo bi quan được đưa ra, chủ yếu là bởi chuyên gia phương Tây, Nga cuối năm...