Tổng thống Pháp cảnh báo châu Âu nên chuẩn bị cho chiến tranh
Hôm qua (giờ VN), trả lời phỏng vấn trên Đài TF1 và France 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng châu Âu nên chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh nếu muốn hòa bình.
Nhà lãnh đạo Pháp gọi nước Nga là “đối thủ”, phe sẽ không ngừng lại trong trường hợp đánh bại quân đội Ukraine. Ông Macron thúc giục châu Âu không nên “yếu đuối” mà hãy làm mọi điều có thể để ngăn chặn Moscow giành thắng lợi trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Đức, Pháp, Ba Lan tìm cách dẹp bất hòa, liên minh giúp Ukraine có vũ khí tầm xa
“Nếu Nga chiến thắng, uy tín của châu Âu sẽ bị giảm xuống mức zero”, ông Macron cảnh báo và cho rằng những gì diễn ra ở Ukraine “có vai trò sống còn đối với châu Âu và nước Pháp”, đồng thời gọi những người tìm cách vận động để hạn chế viện trợ cho Ukraine là những kẻ “chọn lấy sự thất bại”.
Tổng thống Macron cũng cho biết Paris có thể vận dụng mọi phương án cần thiết để ủng hộ Kyiv. Tuy nhiên, ông bác bỏ khả năng Pháp trở thành bên “tấn công” trong xung đột Ukraine.
Tổng thống Macron trả lời phỏng vấn trên truyền hình Pháp. Ảnh AFP
Trong thông điệp sau buổi phỏng vấn, ông Macron cho rằng trong trường hợp Nga giành chiến thắng ở Ukraine, Moscow nhiều khả năng sẽ có động thái đối với các nước láng giềng như Moldova, Romania và Ba Lan.
Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tiếp Tổng thống Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tham gia hội nghị tại Berlin bàn về giải pháp cho Ukraine. Về nhận xét của nhà lãnh đạo Pháp đối với khả năng NATO đưa quân đến Ukraine, Giám đốc Sergei Naryshkin của Cơ quan Tình báo đối ngoại Liên bang Nga gọi đó là “giấc mơ điên rồ và bị hoang tưởng”.
Khi Tổng thống Pháp xông lên cầm cờ
Trong những ngày vừa qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gây bất ngờ và ngỡ ngàng không nhỏ khi thể hiện đặc biệt nổi bật về đối địch quyết liệt với Nga.
Ông Macron là người đầu tiên ở phía NATO đề cập việc không loại trừ khả năng đưa quân đến tham chiến ở Ukraine, tức là chiến tranh trực tiếp với Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Paris hồi tháng 2.2024. Ảnh REUTERS
Sau Anh và Đức, nước Pháp là nước thứ 3 ký kết với Ukraine hiệp ước an ninh với nội dung chính là Paris hậu thuẫn Kyiv về mọi phương diện để Ukraine chỉ thắng chứ không thua. Sau đó, Pháp lần lượt ký hiệp ước an ninh với Armenia và Moldova. Đây là hai quốc gia vốn ở trong tầm ảnh hưởng truyền thống của Nga nhưng hiện tại đã thiên lệch hẳn về phía EU và phương Tây. Armenia đã ngưng trệ sự tham gia một liên minh an ninh tập thể với Nga và một số nước khác, mới đây lại còn đã công khai đề cập lần đầu tiên đến ý định gia nhập EU. Moldova vừa tăng cường dựa vào EU và phương Tây vừa có những toan tính mới với vùng lãnh thổ ly khai Transnistria vốn thân Nga.
Cảm nhận chung là ông Macron đang chủ ý xông lên phất cờ dẫn dắt các nước châu Âu đối địch Moscow để Nga thất bại về mọi phương diện ở cựu lục địa. Nếu cả EU và NATO hay khối phương Tây không làm được điều ấy như đã bộc lộ, mà giờ ông Macron và Pháp lại làm được thì chẳng phải Paris sẽ có được vai trò chính trị thế giới và châu lục đặc biệt nổi trội và trở thành thủ lĩnh của châu Âu hay sao! Xem ra, ông Macron rất tự tin và cho rằng chỉ có Pháp trên cương vị là một cường quốc hạt nhân mới có thể đối thủ của nước Nga có vũ khí hạt nhân ở châu Âu. Ông Macron đang dùng cách mới để hiện thực hóa tham vọng lớn.
Mỹ nói gì về khả năng NATO đưa quân đến Ukraine?
Chiến công kỳ diệu của điệp viên Pino Lella Là gián điệp của phe Đồng Minh, cũng là người tham gia vào việc bảo vệ tuyến đường sắt ngầm hộ tống người Do Thái gốc Ý trong Thế chiến II, Giuseppe Lella tự coi mình là kẻ hèn nhát cho đến khi một tác giả người Mỹ thuyết phục ông mạnh dạn chia sẻ đời mình. Cuốn tiểu thuyết hé lộ sự...