Tổng thống Pháp cam kết sẽ trở thành ‘một người khác’
Nicolas Sarkozy hứa sẽ trở thành một “tổng thống khác” nếu tái đắc cử, và thừa nhận ông đã thường hành động vội vàng.
Ông Nicolas Sarkozy đang đứng trước nhiều thách thức trong cuộc bầu cử thổng thống Pháp nhiệm kỳ hai. Ảnh: REX FEATURES
Theo Telegraph, Tổng thống Sarkozy đang nỗ lực nhằm gia tăng khoảng cách với đối thủ thuộc đảng Xã hội Francois Hollande. Kết quả cuộc thăm dò mới đây của bác Le Figaro cho thấy, ông Sarkozy đang có được 28% tỷ lệ ủng hộ, chỉ hơn người xếp vị trí thứ hai là ông Hollande 1% trong vòng tranh cử tổng thống đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 22/4.
Video đang HOT
“Tôi sẽ trở thành một người khác. Tôi đã sẵn sàng trong cương vị một tổng thống vào 5 năm tới và chắc chắn sẽ không lặp lại các sai lầm trước đây”, ông Sarkozy hôm nay tuyên bố.
“Vấn đề ở chỗ tôi đã luôn nghĩ mình vẫn là một bộ trưởng.”
“Khi là một bộ trưởng, bạn cần có những phản ứng và hành động nhanh chóng, nhưng khi là một tổng thống, trước mỗi sự kiện, bạn luôn phải cẩn trọng, đôi khi nên bước chậm lại và nghĩ nhiều hơn.”
Uy tín của Tổng thống Sarkozy đã được gỡ gạc phần nào sau sự kiện vây bắt Mohamed Merah, một tay súng al-Qaeda, kẻ gây ra các vụ giết người tại Toulouse hôm thứ năm tuần trước.
Cương lĩnh tranh cử của ông Sarlozy chủ yếu tập trung vào việc giải quyết các vấn đề an ninh và nhập cư – vốn được cho là những điểm mạnh của ông. Để thu hút sự ủng hộ của những cử tri không thuộc đảng cánh hữu, ông Sarkozy mới đây đã cảnh báo, “làn sóng nhập cư vượt mức kiểm soát”, thứ có thể “nhấn chìm nước Pháp” sẽ xảy ra nếu một người thuộc đảng Xã hội lên cầm quyền.
Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang đe dọa Pháp, mối quan tâm chủ yếu của người dân nước này là vấn đề kinh tế, việc làm và sức mua. Do vậy, Tổng thống Sarkozy vẫn phải đối mặt với một trận chiến vô cùng khó khăn.
Từng bị chỉ trích là một nhà quản lý yếu kém, chính trị gia cánh hữu tuyên bố, nếu tái đắc cử, ông sẽ hướng sự quan tâm tới việc cải cách cơ cấu kinh tế. Ông cũng hứa sẽ không tăng thuế sau cuộc bầu cử. Một tin vui với nước Pháp nói chung và với ông Sakozy nói riêng, là nền kinh tế Pháp đã tăng trưởng hơn 1,7% so với năm ngoái.
Trong khi đó, chiến dịch của ông Hollande đang gặp trở ngại, trước những bước tiến nhanh chóng của ứng cử viên Jean-Luc Mélenchon, thuộc đảng Mặt trận Cánh tả. Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy, ông Mélenchon hiện nhận được 13% ủng hộ, xếp sau ứng cử viên Mặt trận Dân tộc Le Pen ba điểm và đứng trước chính trị gia trung lập Franois Bayrou.
Theo VNExpress
Bầu cử Tổng thống Pháp: Cuộc đua tranh quyết liệt
Ngày 17/3, tiếp theo các hoạt động quy mô lớn để vận động sự ủng hộ của cử tri Pháp trong cuộc đua giành chiếc ghế ông chủ Điện Elize, Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy đã có bài diễn thuyết chỉ trích mạnh nhất từ trước đến nay nhằm vào đối thủ Franois Hollande.
Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy. (nguồn: Getty Images)
Trước hàng nghìn người ủng hộ ở thành phố Lyon, ông Sarkozy chỉ trích ông Hollande không tôn trọng người dân, đánh cược tương lai của người dân và tiến hành chiến dịch tranh cử bằng những lời dối trá. Tổng thống Sarkozy cho rằng "đây không phải là lúc cho các thử nghiệm kinh tế liều lĩnh và các dự án viển vông."Giai đoạn đầu quan trọng của cuộc đua giành ghế Tổng thống Pháp đã kết thúc tối 16/3 với việc các ứng cử viên hoàn tất quy trình nộp danh sách 500 chữ ký ủng hộ của các chính khách, quan chức chính quyền theo luật định.
Mặc dù đã có 10 ứng cử viên hoàn tất quy trình nộp danh sách - điều kiện bắt buộc để bước vào cuộc đua, song trên thực tế, sàn đấu này chỉ dành cho 2 ứng cử viên hàng đầu là Tổng thống đương nhiệm Sarkozy thuộc đảng cánh hữu cầm quyền Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) và ông Hollande thuộc đảng cánh tả Xã hội (PS).
Các bài diễn thuyết tranh cử của ông Sarkozy trong tuần này chủ yếu tập trung vào các chính sách thuộc lĩnh vực đổi mới đô thị và chủ đề văn hóa, gia đình. Trong khi đó, bài diễn văn về châu Âu của ứng cử viên PS Hollande ngày 17/3 tại Pari, mặc dù được xem là rất quan trọng, song đã làm người dân thất vọng khi họ không nhận thấy sự đột biến hay nét mới nào mà chỉ là tổng hợp lại những gì ông đã nói từ những tháng trước.
Cho rằng châu Âu đang trải qua cơn khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử, ứng cử viên PS lặp lại ý tưởng liên quan đến "điều ước châu Âu về sự ổn định, quản trị và tăng trưởng" có thể thay thế cho Hiệp ước về kỷ luật ngân sách, đã được 25 trên 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) ký kết.
Ông Hollande đã từng khẳng định nhiều lần cho rằng nếu được bầu làm Tổng thống Pháp, ông sẽ yêu cầu thương lượng lại Hiệp ước về kỷ luật ngân sách của châu Âu đã được ký kết song chưa được phê chuẩn.
Đối mặt với lực lượng cánh hữu bảo thủ đang nắm quyền ở đa số các nước Tây Âu, ông Hollande đã huy động được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo cánh tả châu Âu có mặt trong cuộc gặp tại Paris ngày 17/3 như thủ lĩnh đảng SPD (Đức) Sigmar Gabriel; Chủ tịch Đảng Xã hội châu Âu Sergue Stanichev; Chủ tịch đảng Dân chủ Italy Pier Luigi Bersani; Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz.
Ngoài ra, sự tham gia của hai cựu Thủ tướng Pháp Laurent Fabius và Lionel Jospin, được cho là dấu hiệu của sự hòa giải, thống nhất trong nội bộ PS trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Pháp.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây ở Pháp, ứng cử viên Sarkozy đang có những bước tiến đuổi kịp ứng cử viên Hollande về số phiếu ủng hộ trong vòng một diễn ra vào ngày 24/4.
Hãng IFOP công bố kết quả thăm dò ngày 17/3 cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông Sarkozy đã tăng từ 33% trong tháng Hai lên 36% trong tháng Ba. Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ ông nhận được (65%) trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp diễn ra năm 2007.
Đối với vòng hai dự kiến diễn ra ngày 6/5, các cuộc thăm dò dư luận hiện vẫn nghiêng về chiến thắng của ông Hollande, cho dù khoảng cách dẫn điểm giữa hai ứng cử viên hàng đầu đang giảm dần. Kết quả thăm dò của Viện CSA cho thấy trong vòng hai, ông Hollande có khả năng giành 54% số phiếu bầu so với tỷ lệ 46% của ông Sarkozy./.
Theo TTXVN
Công nhân ngành thép đụng độ với cảnh sát tại Pháp Hôm 15.3, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã phải nhanh chóng rời khỏi một địa điểm ở thủ đô Paris diễn ra chương trình vận động tranh cử để tránh đám đông biểu tình. Ngay khi ông Sarkozy rời đi, một đám đông 200 công nhân của nhà máy thép Arcelor Mittal French đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối tình trạng...