Tổng thống Nga nêu điều kiện ngừng bắn và đàm phán với Ukraine
Ngày 16/6, các hãng tin của Nga dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Vladimir Putin không loại trừ khả năng đàm phán với Ukraine, nhưng yêu cầu phải đảm bảo độ tin cậy của bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg vào ngày 7/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo người phát ngôn Peskov, Tổng thống Putin nêu rõ Moskva sẽ ngay lập tức ngừng bắn và sẵn sàng đàm phán với Ukraine sau khi Kiev rút quân khỏi lãnh thổ thuộc các khu vực mới của Nga. Nhà lãnh đạo Putin cũng lưu ý đến sự hiện diện của các cơ quan có thẩm quyền hợp pháp trong các cuộc đàm phán với Ukraine.
Người phát ngôn Peskov cho biết thêm rằng sáng kiến hòa bình của Tổng thống Putin nhằm giải quyết cuộc xung đột Ukraine không phải là tối hậu thư mà là phản ứng với tình hình hiện tại trên chiến trường.
Moskva cho rằng nếu đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của cá nhân, một chính trị gia sẽ cân nhắc đề xuất như vậy. Ông Peskov nói thêm, các thỏa thuận là kết quả của các cuộc đàm phán phức tạp, cân bằng lợi ích và xem xét thực tế trên thực địa.
Video đang HOT
Người phát ngôn Điện Kremlin cũng nhấn mạnh sự cần thiết của một hệ thống đảm bảo an ninh trong tất cả các vấn đề khác. Thêm vào đó, ông khẳng định Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không phải người phù hợp để ký các thỏa thuận bằng văn bản về vấn đề Ukraine, vì “điều này về mặt pháp lý là bất hợp pháp”.
Điểm danh những quân đội 'yếu nhất' châu Âu
Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy nhu cầu mua vũ khí ngày càng tăng ở châu Âu, chi tiêu quốc phòng vẫn chưa được thực hiện trên khắp lục địa, với một số quốc gia là mắt xích yếu khi Moskva tiếp tục gia tăng áp lực.
Một số quốc gia nhỏ ở châu Âu có nguồn lực hạn chế để tăng cường sức mạnh quân sự. Ảnh: AFP/TTXVN
Ba thông số quan trọng để xếp hạng các quân đội yếu nhất ở châu Âu, trong đó 50% được tính vào sức mạnh của bộ binh, bao gồm nhân lực, lực lượng xe tăng và xe chiến đấu bọc thép của họ; 30% được tính về sức mạnh không quân và hải quân, trong khi 20% còn lại được thể hiện bằng quy mô nền kinh tế và chi tiêu quốc phòng của họ vào năm 2023 (Iceland không nằm trong danh sách vì nước này không có quân đội thường trực).
Dữ liệu liên quan đến thiết bị quân sự được lấy từ Chỉ số Sức mạnh Toàn cầu 2024, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cung cấp về những số liệu mới liên quan đến quy mô nền kinh tế của các quốc gia và chi tiêu quốc phòng của họ vào năm 2023. Dưới đây là danh sách các lực lượng vũ trang yếu nhất ở châu Âu:
Thứ nhất: Latvia, nước này có GDP (2023) 46,67 tỷ USD; chi tiêu quốc phòng (2023): 1,04 tỷ USD; quân số: 17.250, xe tăng: 0; xe chiến đấu bọc thép: 1.544; Máy bay quân sự: 7; tài sản hải quân: 18.
Latvia đã chi 2,27% GDP cho quốc phòng vào năm ngoái và là một trong 11 quốc gia thành viên NATO đáp ứng mục tiêu chi tiêu 2% của khối. Mặc dù vậy, nước này là một mắt xích yếu khi nói đến sức mạnh quân sự. Đất nước này không có xe tăng và có một phi đội máy bay quân sự và tài sản hải quân cực kỳ nhỏ. Về nhân lực, Latvia có hơn 17.000 nhân viên tại ngũ.
Thứ hai: Slovenia, nước này có GDP (2023): 68,39 tỷ USD; chi tiêu quốc phòng (2023): 907,5 triệu USD; nhân lực: 7.300; xe tăng: 55, xe chiến đấu bọc thép: 1.502; máy bay quân sự: 38; tài sản Hải quân: 2
Slovenia có một trong những quân đội yếu nhất ở châu Âu, với nhân lực chỉ có 7.300 quân tại ngũ, trong khi hải quân nước này chỉ có hai tàu tuần tra. Nước này có số lượng xe chiến đấu bọc thép khá lớn nhưng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu quân sự của Slovenia.
Thứ ba: Bắc Macedonia có GDP (2023): 15,8 tỷ USD; chi tiêu quốc phòng (2023): 266,6 triệu USD; Nhân lực: 9.000; Xe tăng: 23; Xe chiến đấu bọc thép: 2.156; Máy bay quân sự: 20; Tài sản Hải quân: 0.
Tiếp theo trong danh sách quân đội yếu nhất ở châu Âu là Bắc Macedonia, quốc gia đã gia nhập NATO vào tháng 3/2020. Nước này đã chi 266 triệu USD ít ỏi cho chi tiêu quốc phòng vào năm ngoái, chiếm khoảng 1,7% GDP. Bắc Macedonia chỉ có 9.000 quân, 20 máy bay quân sự và không có khí tài hải quân, theo Chỉ số Sức mạnh Toàn cầu. Lĩnh vực duy nhất có sức mạnh quân sự dễ nhận biết của đất nước là đội xe chiến đấu bọc thép lớn.
Thứ tư: Bosnia và Herzegovina có GDP (2023): 26,94 tỷ USD; Chi tiêu quốc phòng (2023): 216,7 triệu USD; Nhân lực: 12.770; Xe tăng: 91; Xe chiến đấu bọc thép: 450; Máy bay quân sự: 24; Tài sản Hải quân: 0
Lực lượng vũ trang Bosnia và Herzegovina nằm trong số những lực lượng yếu nhất thế giới, đặc biệt là về sức mạnh hải quân. Đội xe bọc thép và máy bay quân sự của nước này cũng vẫn còn nhỏ.
Tuy nhiên, vẫn có một số hy vọng rằng tăng trưởng kinh tế ổn định trong vài năm qua, cùng với sự hỗ trợ quân sự từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Saudi Arabia và Mỹ có thể giúp nước này thoát khỏi danh tiếng là một mắt xích yếu kém về quân sự ở châu Âu.
Thứ năm: Albania có GDP (2023): 23,03 tỷ USD; Chi tiêu quốc phòng (2023): 397,6 triệu USD; Nhân lực: 6.600; Xe tăng: 40; Xe chiến đấu bọc thép: 976; Máy bay quân sự: 19; Tài sản hải quân: 19
Albania đứng ở vị trí thứ năm trong danh sách với lực lượng quân sự cực kỳ nhỏ gồm 6.600 quân nhân tại ngũ. Hơn nữa, tất cả 19 máy bay quân sự của nước này đều là trực thăng tấn công, trong khi lực lượng hải quân của Albania chủ yếu là tàu tuần tra. Albania phải đối mặt với mối đe dọa thống trị dai dẳng từ các nước hùng mạnh trong khu vực lân cận do quy mô nhỏ và quân đội yếu kém.
Politico: Ukraine kêu gọi Tổng thống Biden bỏ lệnh cấm dùng vũ khí Mỹ tấn công lãnh thổ Nga Các quan chức Ukraine đang nỗ lực đề nghị chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công bên trong Nga. Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Politico ngày 14/5, các quan chức...