Tổng thống Nga ‘đảo chính’ trật tự quyền lực thế giới!
Luật Nga có hiệu lực ở nước ngoài như Mỹ là còn lâu, nhưng trên lãnh thổ Nga, Luật quốc tế … trái với Luật Nga thì không hiệu lực.
Ngày 15 tháng 01 năm 2020, sớm hơn thường lệ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang.
Trong Thông điệp Liên bang có nhiều vấn đề về quốc tế và trong nước, nhưng có một vấn đề mà chúng ta ngạc nhiên bất ngờ nhất vì từ trước đến nay chưa một quốc gia nào mà trong Thông điệp Liên bang như Mỹ hay Trung Quốc…có những tuyên bố như của Tổng thống Nga Putin.
Tại nước Nga, Hiến pháp Nga trên Luật pháp quốc tế
Phát biểu trong Thông điệp Liên bang 2020, Tổng thống Nga đề cập tới năng lực quốc phòng hiện tại của Nga như sau:
“Tôi xin đảm bảo với tất cả các bạn rằng các bước đi của chúng ta nhằm tăng cường năng lực quốc phòng đã được hoàn thành”.
“Tôi xin được nhấn mạnh rằng, lần đầu tiên trong lịch sử vũ khí hạt nhân, kể cả thời Liên Xô lẫn đương đại, chúng ta không cố tìm cách đuổi theo bất cứ ai. Ngược lại, chúng ta đã sở hữu những loại vũ khí mà những cường quốc hàng đầu khác vẫn chưa tạo ra được”.
Rõ ràng, một khẳng định ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát đầy tự tin của Putin về năng lực quốc phòng Nga đã không cho ai bất kỳ cơ hội nào nghi ngờ – một sai lầm, đánh giá thấp Nga trong Thông điệp Liên bang lần thứ 14 được Putin đọc ngày 1/3/2018.
Đây chính là cơ sở để tại Thông điệp Liên bang lần thứ 16 này, Tổng thống Nga Putin yêu cầu thay đổi, bổ sung một số điều trong Hiến pháp Liên bang Nga. Theo đó, luật quốc tế chỉ có hiệu lực ở Nga khi nó không đi ngược lại Hiến pháp Nga. Putin nói:
Video đang HOT
“Những đòi hỏi của hiệp ước và luật pháp quốc tế, cũng như các quyết định của các tổ chức quốc tế, chỉ có thể có hiệu lực trên lãnh thổ Nga nếu không áp đặt giới hạn lên quyền và sự tự do của công dân Nga, không đi ngược lại hiến pháp Nga”.
Nếu đây là sự thật và chắc chắn sẽ thành sự thật thì có thể nói đây là một tuyên bố, một động thái của nước Nga “đảo chính” trật tự quyền lực của thế giới, đặc biệt, trật tự quyền lực đó đã xuất hiện và duy trì sau sự sụp đổ của Liên Xô đến nay.
Điều gì đã xảy ra? Như chúng ta biết, Luật là ý chí chính trị của giai cấp nắm quyền áp đặt lên toàn xã hội. Luật Quốc tế cũng vậy thôi, nó được tạo ra bởi một nhóm nước quyền lực nhằm phục vụ ý chí và lợi ích quốc gia của nước đó hay nhóm nước đó mà cụ thể ở đây là Mỹ và phương Tây.
Chúng ta thử kiểm tra lại xem có Luật quốc tế nào, các điều ước quốc tế nào được ra đời, soạn thảo từ những nước nhược tiểu không? Không có, vì Luật tạo ra do kẻ mạnh là nguyên tắc quyền lực thế giới.
Thực tế có nhiều quốc gia ký, tham gia Luật quốc tế nhưng có quốc gia không tham gia; nhiều điều luật quốc tế lại mâu thuẫn với hiến pháp, điều luật của quốc gia thành viên…Vì thế, tình trạng lấy điều luật quốc tế để đấu tranh, áp đặt các nước thành viên của nhóm nước lớn là luôn xảy ra.
Luật, điều ước quốc tế nào và các Tòa án giải quyết của quốc tế nào có quyền hành hơn Tổ chức LHQ và lớn nhất, quyền hành nhất là 5 quốc gia thường trực HĐBALHQ không? Hãy khách quan đánh giá Tổ chức LHQ trước nay phục vụ cho ai, ai có quyền điều khiển?
Bạn cho rằng LHQ là một tổ chức quan trọng của thế giới mà tiếng nói của họ là tiếng nói chung, có sức nặng…thì đây, Mỹ căm ghét Iran, trong khi trụ sở LHQ tại Mỹ, Mỹ không nhập cảnh cho Ngoại trưởng Iran thì tổ chức LHQ với Iran chỉ là sân giải trí…
Như vậy, việc Nga “đơn phương” loại bỏ những điều luật, điều ước quốc tế trái với Hiến pháp Nga, Luật Nga là hành động thách thức các “trùm quyền lực quốc tế”. Mỹ-NATO, phương Tây chẳng còn là gì với Nga thì tại sao Nga lại chấp nhận những điều ước, điều Luật do họ nhào nặn ra?
Điều ngạc nhiên khó lý giải là hiện nay những điều luật, điều ước quốc tế thì không có điều nào đi ngược lại quyền lợi của Mỹ – phương Tây cả. Những cái gì mà không lợi cho quốc gia là Mỹ rút, Mỹ phá bỏ để trở thành “kẻ ngoài luật”. Thử hỏi có ai dám như Mỹ không?
Đã đến lúc Nga đủ sức mạnh để làm Luật và Luật đầu tiên mà họ đã ra là Luật hàng hải Biển Bắc. Theo đó mọi tàu đi qua phải báo trước 45 ngày và phải có Hoa tiêu Nga trên đó. Nga đủu khả năng bảo vệ an ninh, an toàn cho các tàu thương mại nên không cần tàu quân sự của nước ngoài xuất hiện, nếu không tuân theo thì hãy…ôm phao cứu sinh.
Hệ quả
Đến đây một câu hỏi mở ra là, nếu như quốc gia nào cũng như Nga thì các bộ Luật quốc tế, các điều ước quốc tế…phải được soạn thảo lại một cách công bằng, dân chủ của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới mà cách tổ chức, thực thi như trong một quốc gia? Khó lắm, luật của kẻ mạnh đang chi phối, ngự trị trên toàn thế giới.
Rồi, phải chăng Nga tuyên bố như vậy trong khi Mỹ thì không?
Mỹ không tuyên bố như vậy bởi với Mỹ, điều đó nó đã tồn tại mặc nhiên, vì Mỹ đã, đang bá chủ Thế giới từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay. Nên nhớ rằng, Luật của Mỹ áp dụng ra bên ngoài thế giới còn nghiêm minh hơn luật Quốc tế. Rất nhiều quốc gia, kể cả Nga và châu Âu bị ăn đòn trừng phạt, bị thực thi là từ Luật của Hoa Kỳ.
Tuy bây giờ Luật Nga chưa có giá trị thực thi tại nước ngoài như Luật của Mỹ, nhưng qua điều khoản thay đổi Hiến pháp Nga lần này thì ít nhất phán quyết của Tòa án nhân quyền Châu Âu với Nga bây giờ là “ném vào gió”. Tòa án nhân quyền châu Âu được liên kết với Hội đồng châu Âu, có 47 quốc gia thành viên bao gồm Nga. Nó đã nhiều lần phán xét ủng hộ những kẻ đầu sỏ nổi loạn lưu vong và phe đối lập Nga được phương Tây hỗ trợ…
Tóm lại, đừng đem Luật Nhân quyền, dân chủ kiểu Mỹ hay kiểu Phương Tây ra để cãi nhau với Nga. Những luật này…bắt đầu từ đây, điều nào không phù hợp với Hiến pháp Nga thì dẹp, cũng như Hoa Kỳ thôi, những điều của Luật Biển năm 1982 đừng đem ra áp đặt cho họ, Hoa Kỳ không ký Luật này.
Hoa Kỳ làm được thì Nga cũng làm được…
Lê Ngọc Thống
Theo baodatviet.vn
Putin kêu gọi sửa loạt điều khoản về vị trí Tổng thống trong Hiến pháp Nga
Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi sửa Hiến pháp Nga để phù hợp với tình hình hiện tại, song không muốn thay đổi nội dung mỗi tổng thống chỉ được nắm quyền lực hai nhiệm kỳ liên tục.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang 2020. Ảnh: Sputnik
Đúng 12h trưa 15-1 (giờ Moscow, tức 16h giờ Hà Nội), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp Liên bang năm 2020, trong đó xác định các vấn đề cần ưu tiên thực hiện của nước Nga và đề ra những nhiệm vụ tương ứng.
Theo tin từ Điện Kremlin, Thông điệp Liên bang 2020 được ông Putin trình bày tại Trung tâm triển lãm quốc gia Manezh ở thủ đô Moscow với sự tham dự của 1.300 quan khách cùng 900 phóng viên Nga và quốc tế.
Trong thông điệp lần này, Tổng thống Putin đã kêu gọi sửa Hiến pháp Nga, trong đó đề nghị bổ sung điều khoản một ứng viên chỉ có thể trở thành Tổng thống Nga trong tương lai khi đã sinh sống ở Nga ít nhất 25 năm và chưa từng mang quốc tịch nào khác.
Yêu cầu tương tự được áp dụng với vị trí Thủ tướng Nga và những chức vụ quan trọng khác trong chính quyền Nga.
Đáng chú ý, ông Putin nhấn mạnh ông sẽ không tìm kiếm cơ hội sửa Hiến pháp để làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa, ủng hộ quy định một người chỉ được làm Tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp.
"Nga phải là một nước cộng hòa Tổng thống mạnh mẽ", ông Putin nói và cho rằng Hiến pháp hiện thời của Nga đã vận hành được 1/4 thế kỷ và cần thay đổi để phù hợp, trong đó cần bổ sung một số quyền hạn cho Tổng thống và thống đốc các vùng, song cũng đề cao vai trò của Quốc hội trong thành lập chính phủ.
Ông Putin theo đó đề nghị, Tổng thống không được từ chối đề cử Thủ tướng và các bộ trưởng do Quốc hội đệ trình, song có quyền bãi nhiệm Thủ tướng và thành viên nội các trong trường hợp cần thiết.
Thiện Minh
Theo cand.com.vn
Tổng thống Putin nhấn mạnh yêu cầu nâng cao thu nhập của người dân Nga Ông Putin nói: "Hiện nay, dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, cần phải tạo ra các điều kiện dành cho một sự nâng cao đáng kể trong thu nhập của các công dân." Ông Putin muốn nâng cao mức thu nhập của người dân. (Nguồn: forbes) Theo TASS, ngày 15/1, trong thông điệp liên bang lần thứ 16, Tổng...