Tổng thống Mỹ thăm Hàn Quốc và Nhật Bản vào tháng tới
Ngày 27/4, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Hàn Quốc và Nhật Bản từ ngày 20-24/5 tới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Hàn Quốc và Nhật Bản từ ngày 20-24/5 tới. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của ông Biden đến khu vực Đông Bắc Á kể từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái.
Trong một tuyên bố, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Biden sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản để thúc đẩy cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở cũng như đối với quan hệ liên minh của Washington với Seoul và Tokyo.
Tại các cuộc hội đàm song phương với Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Tổng thống Biden dự kiến sẽ thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác an ninh, kinh tế và các lĩnh vực khác nhằm mang lại “những kết quả thực chất”.
Video đang HOT
Trong khuôn khổ chuyến công du, Tổng thống Biden cũng sẽ tham dự hội nghị với các nhà lãnh đạo Nhóm Đối thoại An ninh “Bộ tứ” gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ. Hội nghị thượng đỉnh Nhóm “Bộ tứ” được cho là sự kiện thể hiện quan hệ ngày càng sâu sắc giữa 4 nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Các nước lớn đồng loạt 'xả' kho dầu dự trữ, riêng Mỹ 50 triệu thùng
Ngày 23-11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh mở kho dự trữ chiến lược, "xả" 50 triệu thùng dầu cùng lúc với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh.
Đường ống dẫn dầu thô tại kho dự trữ chiến lược ở Freeport, bang Texas (Mỹ) - Ảnh: REUTERS
Theo thông cáo của Nhà Trắng, đây là một chiến dịch phối hợp đa quốc gia nhằm kìm lại giá dầu thô đang tăng vọt trên toàn cầu dẫn tới nhiều hệ lụy với các nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết đây là lần đầu tiên Mỹ và các nước phối hợp xả kho dầu dự trữ cùng lúc nhằm bình ổn giá nhiên liệu thế giới.
Theo truyền thông Ấn Độ, nước này sẽ xuất khoảng 5 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ để phối hợp với Mỹ và các nước tiêu thụ nhiều nhiên liệu khác. Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ xuất bao nhiêu dầu khỏi kho dự trữ chiến lược quốc gia.
Động thái diễn ra sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đối tác kiên quyết không tăng sản lượng dầu thô khai thác mỗi ngày cho đến hết ngày 2-12. Hiện các nước này chỉ duy trì mức tăng 400.000 thùng/ngày trong bối cảnh giá dầu liên tiếp chạm các mốc kỷ lục.
Giá nhiên liệu cao và lạm phát đã đe dọa uy tín của các nhà lãnh đạo, ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm trong nước của họ, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Biden.
Thông báo của Nhà Trắng xuất hiện trong bối cảnh người Mỹ chuẩn bị cho các chuyến du lịch đường dài bằng xe cá nhân. Giá nhiên liệu trung bình tại các trạm xăng là 3,41 USD/gallon, mức cao nhất kể từ năm 2014, theo số liệu mới từ Hiệp hội ôtô Mỹ.
Các kho dự trữ chiến lược của Mỹ thường được giữ dưới lòng đất ở bang Texas và Louisiana. Đây là nguồn cung cấp dầu khẩn cấp lớn nhất trên thế giới, theo Hãng thông tấn AFP.
Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank mô tả việc Mỹ xuất 50 triệu thùng là "khá đáng kể" và nhiều hơn dự kiến. "Câu hỏi đặt ra là thời gian xuất kho và OPEC cùng đối tác sẽ phản ứng như thế nào", ông Fritsch nêu quan điểm.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết các đợt "xả" kho sẽ bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 12 và có thể kéo dài thêm để ổn định thị trường.
"Tổng thống sẵn sàng hành động thêm nếu cần và sử dụng toàn quyền của mình, phối hợp với phần còn lại của thế giới, để duy trì nguồn cung đầy đủ cho đến khi chúng ta thoát khỏi đại dịch", AFP trích lời vị này cam đoan.
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ khu vực đặt căn cứ tàu ngầm Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết Bình Nhưỡng vừa phóng đi ít nhất một tên lửa đạn đạo gần địa điểm Triều Tiên đặt đội tàu ngầm. Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: Yonhap). Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho hay, Triều Tiên ngày 19/10 đã phóng ít nhất một tên lửa đạn đạo vào...