Tổng thống Mỹ ký dự luật trừng phạt Nga
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 18/12 đã ký ban hành một luật nhằm áp đặt những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nhằm vào Nga song loại trừ việc tiến hành những bước đi bổ sung vào thời điểm này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đặt bút ký ban hành luật “Hành động ủng hộ tự do tại Ukraine”. Ảnh: RT.
Tổng thống Obama cho biết ông đã ký ban hành luật “Hành động ủng hộ tự do tại Ukraine” nhưng chính quyền của ông không có ý định áp đặt những lệnh trừng phạt mới nhằm vào Moskva theo dự luật trên ngay trong lúc này.
Trong một tuyên bố, ông Obama nói: “Việc ký văn bản pháp luật này không có nghĩa phát đi tín hiệu về một sự thay đổi trong chính sách trừng phạt của chính quyền Mỹ mà chúng tôi đã xác định một cách thận trọng theo những diễn biến trên thực địa và phối hợp với các đồng minh và đối tác của chúng tôi”.
Luật “Hành động ủng hộ tự do tại Ukraine” đã được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua hồi tuần trước, theo đó cho phép chính phủ của Tổng thống Obama áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào các công ty năng lượng và quốc phòng của Nga để trừng phạt đối với sự tiếp tục can dự của Moskva vào cuộc nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Luật này cũng cho phép ông Obama cung cấp viện trợ quân sự trị giá 350 triệu USD cho Ukraine, với các vũ khí chống tăng và thiết giáp có trong danh mục.
Pháp: Có thể giảm nhẹ trừng phạt
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 18/12 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) có thể giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đối với Nga nếu Moskva đưa ra những cam kết nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Video đang HOT
Phát biểu tại Brussels (Bỉ) khi tới tham dự hội nghị cấp cao EU, ông Hollande nói: “Tôi cho rằng nếu hiện nay Nga phát đi những tín hiệu như chúng tôi mong đợi, thì không cần phải đưa ra những lệnh trừng phạt mới nữa. Ngược lại, về phần chúng tôi cũng sẽ cân nhắc để làm thế nào có thể bắt đầu giảm nhẹ bớt (lệnh trừng phạt)”.
Trong diễn biến liên quan, các thủy thủ Nga đang rời khỏi một cảng của Pháp ở ven Đại Tây Dương nhưng không đi cùng với tàu chiến do Pháp chế tạo mà họ dự định đưa về nước. Hồi tháng trước, Pháp đã đình chỉ việc chuyển giao tàu chiến cho Nga theo hợp đồng đã ký giữa hai nước “cho đến khi có thông báo tiếp theo” vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo TN
Báo tin tức
Trung Quốc xây kênh đào xuyên châu lục, "xâm thực" sân sau của Mỹ
Tờ AFP nhận định, các công ty Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào khu vực Trung Mỹ vơi những kế hoạch đầy tham vọng như kênh đào xuyên Trung Mỹ ở Nicaragua nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương hay đập thủy điện ở Hondurat, nơi trước giờ chỉ là sân sau của Mỹ.
Kênh đào Nicaragua làm "mồi nhử" kinh tế
Kênh đào của Trung Quốc được đánh giá là sẽ cạnh tranh trực tiếp với kênh đào Panama do Mỹ xây dựng, khẳng định &'sức mạnh toàn cầu' của Trung Quốc. Dự án có ngân sách lên đến 50 tỷ USD, do một công ty Hong Kong chủ thầu và dự tính sẽ tiến hành khởi công vào 22/12.
Dự án này trước đó đã chịu nhiều ý kiến phản đối từ chính người dân Nicaragua. Nhiều người lo sợ rằng dự án này sẽ khiến đất đai của họ bị chiếm đoạt và gây ra thảm họa môi trường khôn lường.
Sơ đồ thực hiện kênh đào Nicaragua
Những khẩu hiệu đòi "tống cổ Trung Quốc" đã được hàng ngàn người nông dân và các nhà hoạt động đưa, kêu gọi biểu tình rầm rộ hôm 10-12 vừa qua ở thủ đô Managua (Nicaragua).
Jaume Gine, một chuyên gia về Trung Quốc người Tây Ban Nha, e ngại về tính khả thi của dự án. Tương tự như người Mỹ từng xây dựng kênh đào Panama,Trung Quốc đang muốn xây dựng kênh đào tại Nicaragua để thể hiện "quyền lực siêu cường". Tuy nhiên, việc xây dựng lại mang ý nghĩa "hình ảnh" hơn là lợi ích thiết thực.
Ngược lại, theo James Bosworth, một nhà tư vấn chiến lược Nam Mỹ, dự án này sẽ tạo ra những nguồn lợi về kinh tế và đem lại lợi nhuận cho những nhà đầu tư. Không chỉ có kênh đào, dự án tổng thể còn bao gồm nhiều đề xuất khác về cơ sở hạ tầng như cảng, đường xá, khu du lịch và một sân bay. Tuy nhiên Bosworth cũng đánh giá dự án táo bạo này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật và sự tẩy chay của người dân địa phương.
Dự án sẽ gia tăng sự hiện diện của Trung Quốc ở Nicaragua và chính thức đưa các công ty của Bắc Kinh cạnh tranh ngang hàng với các công ty của Mỹ hay Canada trong khu vực châu Mỹ Latinh.
"Xâm thực" chính trị Mỹ La-tinh
Một vấn đề khác cũng được đưa ra tranh luận không kém đó chính là những mục đích chính trị của Trung Quốc khi đầu tư tiền tỷ vào khu vực sân sau của Mỹ.
Sự có mặt mọi nơi của Trung Quốc ở Trung Mỹ đã được khẳng định qua rất nhiều dự án đầu tư lần này. Panama hiện nay là điểm đầu ư chủ lực của Trung Quốc ở khu vực này. Tuy nhiên Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 2,5% lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Panama, thậm chí còn thấp hơn cả Costa Rica và Guatemala.
Ngoài khoản đầu tư vào kênh đào, các khoản đầu tư khác đều khá nhỏ lẻ. Nhưng chúng giúp cho các nhà đầu tư Trung Quốc dần dần tiếp cận thị trường "xa lạ" này. Trung Quốc đang từng bước định hình vị thế của mình ở khu vực Trung Mỹ và Caribbean.
Mục tiêu chính của Trung Quốc tại Mỹ La-tinh là năng lượng, viễn thông và cơ sở hạ tầng. Ở Costa Rica, Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đang dự định xây dựng nhà máy lọc dầu với kinh phí đầu tư lên đến 1,3 tỷ USD. Ở Honduras, công ty Sinohydro (Thủy điện Trung Quốc) muốn xây dựng đập thủy điện với kinh phí 350 triệu USD.
Người dân Nicaragua phản đối dự án kênh đào của Trung Quốc
Hiện nay, cả hai dự án này đều đang bị đình chỉ do những phản đối gay gắt của người dân trong khu vực. Tuy nhiên, khả năng dự án tiếp tục được khởi động lại là rất cao. Các nhà đầu tư Trung Quốc còn không ngần ngại đưa ra kế hoạch về một đường sắt nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương với ngân sách 20 triệu USD cũng nhằm cạnh tranh với kênh đào Panama.
Rõ ràng những lợi ích chính trị thông qua những dự án khổng lồ ngay tại sân sau của Mỹ là điều không cần phải bàn cãi. Theo ông Gine chuyên gia về Trung Quốc ở trường ASADE Tây Ban Nha, những dự án này sẽ cho phép Trung Quốc củng cố vị thế địa chính trị của mình trên toàn thế giới.
Theo Thanh Ngọc
Pháp luật TPHCM
Ukraina ra khỏi khối SNG? Hôm nay, quốc hội Ukraina sẽ thảo luận khả năng nước này ra khỏi khối các quốc gia độc lập (SGN). Sau hơn 20 năm tồn tại, Cộng đồng các nước thuộc Liên Xô cũ lại đứng trước thách thức mới. Ukraina đổ lỗi xung đột ở miền đông nước này cho Nga. Đây là nguyên nhân khiến Ukraina muốn rút khỏi SNG...